Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cảnh vật, khung cảnh bình dị, đạm bạc mà thanh cao hòa nhập với đời sống thiên nhiên
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Nhịp thơ: 1/3/1/2 gợi tả khung cảnh sinh hoạt của tác giả trong từng mùa, cách sống nhàn là hòa với tự nhiên
+ Mỗi mùa một thức: thu- trúc, đông- giá, xuân- hồ sen, hạ- ao
+ Mọi sinh hoạt đều gắn liền với cuộc sống ở quê chất phác, đạm bạc mà thanh cao
+ Tác giả thấy hứng thú, vui vẻ khi hòa nhịp với thiên nhiên
→ Sự thanh thản, ung dung trong cuộc sống nhàn ấy tỏa sáng nhân cách của bậc trí nhân
- Cảnh thú cảnh sống nhàn ẩn dật mang triết lí của nho sĩ: trong lúc loạn lạc, người có nhân cách thanh cao là người xa lánh cuộc bon chen tầm thường để tìm đến nơi yên tĩnh
Sự vui thú sống hòa mình với thiên nhiên, vũ trụ và giữ được nhân cách thanh cao, trong sạch.
Đại cáo bình Ngô được coi là áng “thiên cổ hùng văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Trong đó, cốt lõi là phần đầu tác phẩm với lý tưởng nhân nghĩa được thể hiện rõ ràng:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Nhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo của Đại cáo bình Ngô, là mục tiêu chiến đấu vô cùng cao cả và thiêng liêng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Mở đầu bài cáo tác giả nêu luận đề chính nghĩa. Việc nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở đây là “yên dân” và “trừ bạo”. “Yên dân” chính là giúp dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, như vậy dân có yên thì nước mới ổn định, mới phát triển được. Tác giả đưa vào “yên dân” như để khẳng định đạo lý “lấy dân làm gốc” là quy luật tất yếu trong mọi thời đại là tài sản, là sức mạnh, sinh khí của một quốc gia.
Không những thế, nhân nghĩa còn gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc:
Như nước Đại Việt ta từ trước
- Hình tượng thiên nhiên trong hai câu luận đã góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận người con gái:
+ Biện pháp đảo ngữ kết hợp với các động từ mạnh “xiên”, “đâm” kết hợp với bổ ngữ thể hiện sự ngang ngạnh, bướng bỉnh của nhà thơ.
+ Hình ảnh: rêu (mềm yếu), đá (thấp bé) không cam chịu số phận, bằng mọi cách cố vươn lên những cản trở (mặt đất, chân mây) để chứng tỏ mình
→ Tạo nên những hình ảnh miêu tả sinh động, căng đầy sức sống trong những tình huống bi thảm nhất để thể hiện rõ nhất tâm trạng của nhà thơ: gắng gượng vươn lên
Nghệ thuật đối "Mây giăng ải Bắc" và "ngày xế non Nam" có tác dụng:
- Diễn tả không gian cao rộng, mênh mông được mở rộng khắp tứ phía.
- Gợi tả không gian ảm đạm, tàn lụi dần.
- Cho thấy nỗi niềm trông ngóng của nhà thơ và kín đáo thể hiện sự trách móc thái độ hờ hững của Chúa Xuân.
- Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.