Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1. Việt Nam gắn liền với châu lục và đại dương nào sau đây ?
A. Á - Âu và Thái Bình Dương.
B. Á và Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
C. Á và Thái Bình Dương.
D. Á - Âu và Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
Câu 2. Việt Nam có chung biên giới vừa trên đất liền vừa trên biển với quốc gia:
A. Trung Quốc.
B. Cam-pu-chia.
C. Cả 2 đều sai.
D. cả 2 đều đúng.
Câu 3. Nước ta hiện đang hợp tác một cách tích cực và toàn diện với các nước trong tổ chức :
A. EEC.
B. ASEAN.
C. OPEC.
D. FIFA.
Câu 4. Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của nước ta do Đảng phát động bắt đầu triển khai năm :
A. 1978.
B. 1986.
C. 1990.
D. 1996.
Câu 5. Lũng Cú, điểm cực Bắc nước ta thuộc tỉnh:
A. Cao Bằng.
B. Lào Cai.
C. Hà Giang.
D. Tuyên Quang.
tham khảo :
* Những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á hợp tác phát triển kinh tế:
- Vị trí gần nhau, hầu hết các nước Đông Nam đều tiếp giáp với biển, rất thuận lợi cho giao lưu, liên kết với nhau bằng giao thông đường biển.
- Phát triển đi lên từ nông nghiệp với nền văn minh lúa nước, truyền thống văn hóa, sản xuất có nhiều nét tương đồng ⟹ giao lưu hợp tác về văn hóa.
- Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau.
* Biểu hiện sự hợp tác của các nước ASEAN :
- Tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI;
- Nước phát triển hơn giúp các nước chậm phát triển đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, đưa công nghệ mới vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong khu vực và để xuất khẩu;
- Tăng cường trao đổi hảng hóa giữa các nước;
- Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ qua các nước;
- Phối hợp khai thác, bảo vệ lưu vực sông Mê Công.
1
- Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng.
- Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ.
- Một số mỏ có trữ lượng lớn như:
+ Vùng mỏ Đông Bắc với các mỏ sắt, ti tan (Thái Nguyên), than (Quảng Ninh).
+ Vùng mỏ Bắc Trung Bộ với các mỏ crôm (Thanh Hoá), thiếc, đá quý (Nghệ An), sắt (Hà Tĩnh).
2
Trên đất liền, đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm tới 85%, núi cao trên 2000m chiếm 1%
a) Thuận lợi
Quan hệ với các nước ASEAN, chúng ta có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, cụ thể như:
- Về quan hệ mậu dịch:
+ Tốc độ tăng trưởng trong buôn bán với các nước ASEAN đạt khá cao: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng 26,8%/năm (gần 30%).
+ Tỉ trọng hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.
+ Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.
+ Mặt hàng nhập khẩu chính là: nguyên liệu sản xuất như: xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.
- Về hợp tác phát triển kinh tế: Dự án phát triển hành lang Đông - Tây tại lưu vực sông Mê Công tạo điều kiện để khai thác tài nguyên và nhân công tại những vùng còn nhiều khó khăn của một số nước trong khu vực, giúp những vùng này phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói nghèo.
b) Khó khăn
- Do chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế nên năng suất lao động của nước ta còn thấp, chất lượng hàng hóa sản xuất chưa cao, giá bán hàng cao khó cạnh tranh với hàng các nước khác sản xuất.
- Các nước Đông Nam Á có nhiều mặt hàng giống nhau càng dễ xảy ra cạnh tranh trong xuất khẩu.
- Sự khác biệt trong thể chế chính trị dẫn đến cách giải quyết các mối quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau nhiều khi gây khó khăn không cần thiết như: chúng ta có nhiều thủ tục hành chính khi giải quyết các hợp đồng, các giấy cấp phép hoạt động.
- Việc không cùng chung ngôn ngữ cũng gây những khó khăn lớn khi Việt Nam mở rộng giao lưu với các nước,...
Câu 1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày,tháng nào?
A. 7/8 B.8/8 C. 19/8 D. 3/8
Câu 2. Khoáng sản nào có trữ lượng lớn và giá trị ở vùng biển nước ta?
A. Muối B. Dầu mỏ | C. Sắt D. Titan |
Câu 3. Ý nào sau đây đúng nhất nói về tác động của vị trí và hình dạng lãnh thổ đến khí hậu nước ta?
A. Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc nên có nền nhiệt độ cao.
B. Nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Tín phong và gió mùa châu Á nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.
C. Vị trí và hình dạng lãnh thổ đã quy định khí hậu nước ta có tính nhiệt đới, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển và có sự phân hóa đa dạng.
D. Lãnh thổ kéo dài từ Bắc xuống Nam, hẹp từ Đông sang Tây làm cho khí hậu nước ta có sự phân hóa sâu sắc.
Câu 4. Chọn các phương án sau đây để điền vào chỗ …….. sao cho hợp lí.
Phần đất liền của nước ta kéo dài theo chiều từ Bắc xuống Nam tới …. km, tương đương 15º vĩ tuyến.
A. 1600 B. 1650 | C. 3260 D. 4600 |
Câu 5. Quần đảo Trường Sa của nước ta nằm ở 120ºĐ thì nằm ở múi giờ số mấy? (Biết mỗi múi giờ cách nhau 15 kinh tuyến)
A. 6 B. 7 | C. 8 D. 9 |
Câu 6. Tại sao địa hình nước ta lại tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau?
A. Do được nâng lên ở giai đoạn Tiền Cambri.
B. Do được nâng lên ở giai đoạn Cổ sinh.
C. Do được nâng lên ở giai đoạn Trung sinh.
D. Do được nâng lên ở giai đoạn Tân kiến tạo.
Câu 7. Nước ta nằm ở khu vực nội chí tuyến đã làm cho thiên nhiên nước ta có đặc điểm
A. nóng, nắng quanh năm. B. khô, mát quanh năm. | C. nóng, ẩm quanh năm. D. lạnh, ẩm quanh năm. |
Câu 8. Vị trí địa lí nước ta thuận lợi cho phát triển
A. nền nông nghiệp nhiệt đới.
B. nền nông nghiệp ôn đới.
C. nền nông nghiệp cận nhiệt.
D. nền nông nghiệp phân hóa theo vùng miền
Câu 9. Tại sao nước ta có nhiều dạng địa hình cacxtơ?
A. Nắng nóng, mưa ít, nhiều đá granit.
B. Có nhiều đồi núi, chia cắt phức tạp.
C. Lượng mưa, độ ẩm lớn và nhiều núi đá vôi.
D. Chịu ảnh hưởng của vận động Tân kiến tạo.
Câu 10. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí tự nhiên của nước ta?
A.Vị trí nội trí tuyến.
B.Nằm hoàn toàn trong đất liền.
C.Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
D.Nằm ở vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
Câu 11. Năm 2013 dân số khu vực Đông Nam Á là 612 triệu người và dân số Việt Nam là 85,2 triệu người (2007). Vậy, dân số của Việt Nam chiếm
A. 1,48% dấn số Đông Nam Á B. 13,9% dân số Đông Nam Á | C. 148% dân số Đông Nam Á D. 148,8% dân số Đông Nam Á |
Câu 12. Các cao nguyên tiêu biểu ở tiểu Tây Nguyên là:
A. Kon Tum, Đăk Lăk B. Đồng Văn, Sín Chải | C. Mộc Châu, Đồng Văn D. Tà Phình, Tam Đảo |
Câu 13. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm nào?
A. 1965 B. 1967 C. 1995 D. 1997
Câu 14. Khoáng sản nào không có trữ lượng lớn và giá trị ở vùng biển nước ta?
A. Muối B. Sắt | C. Dầu mỏ D. Titan |
a) Em có thể vẽ biểu đồ Đường
b) Nhận xét và giải thích về xu hướng biến động diện tích rừng Việt Nam:
- Từ năm 1943 đến năm 1995, diện tích rừng của Việt Nam giảm mạnh từ 14,3 triệu ha xuống còn 9,3 triệu ha. Đây là kết quả của việc khai thác rừng trái phép, chặt phá rừng để lấy đất làm ruộng, xây dựng đô thị, công trình giao thông, v.v.
- Từ năm 1995 đến năm 2003, diện tích rừng của Việt Nam tăng trở lại từ 9,3 triệu ha lên 12,1 triệu ha. Đây là kết quả của việc triển khai các chính sách bảo vệ rừng, phát triển rừng trồng, tăng cường quản lý và kiểm soát khai thác rừng.
- Từ năm 2003 đến năm 2005, diện tích rừng của Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ từ 12,1 triệu ha lên 12,7 triệu ha. Đây là kết quả của việc tiếp tục triển khai các chính sách bảo vệ rừng, phát triển rừng trồng, tăng cường quản lý và kiểm soát khai thác rừng.
Tổng quan, diện tích rừng của Việt Nam đã giảm mạnh trong giai đoạn 1943-1995, nhưng đã có sự tăng trưởng trở lại trong giai đoạn 1995-2005. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức trong việc bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là trong bối cảnh thay đổi khí hậu và sự gia tăng của nhu cầu phát triển kinh tế.
Câu 3. Nước ta hiện đang hợp tác một cách tích cực và toàn diện với các nước trong tổ chức : A. EEC. B. ASEAN. C. OPEC. D. FIFA.