ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 1
MÔN: ĐỊA LÝ 7
Câu 1: Loại gió hoạt động chủ yếu ở môi trường đới nóng?
A. Tín Phong B. Gió đông cực
C. Gió tây ôn đới D. Gió biển
Câu 2: Đâu là vị trí của môi trường đới nóng?
A. Nằm từ 2 chí tuyến đến 2 vòng cực
B. Nằm từ 2 vòng cực đến 2 cực
C. Nằm ngay cực
D. Nằm giữa 2 đường chí tuyến
Câu 3: Việt Nam thuộc môi trường khí hậu nào?
A. Môi trường nhiệt đới gió mùa B. Môi trường xích đạo ẩm
C. Môi trường hoang mạc D. Môi trường nhiệt đới
Câu 4: Lượng mưa trung bình của môi trường xích đạo ẩm là bao nhiêu?
A. 1000 đến 1500mm B. 1500 đến 2000mm
C. 2000 đến 2500mm D. 1500 đến 2500mm
Câu 5: Đâu là vị trí của môi trường xích đạo ẩm?
A. 50B đến 50Đ B. 50B đến 50N
C. 50B đến 50T C. 50B đến 100N
Câu 6: Đới nóng có mấy kiểu môi trường?
A. 5 kiểu môi trường B. 4 kiểu môi trường
C. 3 kiểu môi trường D. 2 kiểu môi trường
Câu 7: Loại gió thổi từ biển vào đất liền là loại gió gì?
A. Tín Phong B. Gió mùa mùa đông
C. Gió mùa mùa hạ D. Gió đông cực
Câu 8: Nhiệt độ trung bình năm của môi trường nhiệt đới gió mùa là bao nhiêu?
A. Không đến 200C B. Trên 200C
C. Không đến 100C D. Trên 100C
Câu 9: Khí hậu nhiệt đới gió mùa có điển hình ở khu vực nào?
A. Nam Á và Đông Nam Á B. Nam Á và Đông Á
C. Nam Á và Bắc Á D. Nam Á và Tây Á
Câu 10: Đặc điểm khí hậu nào sau đây đúng với đới ôn hòa?
A. Nóng, mưa nhiều B. Mang tính trung gian
B. Lạnh, khô D. Nóng, khô
Câu 11: Môi trường đới ôn hòa nằm ở đâu?
A. Nằm từ 2 chí tuyến đến 2 vòng cực
B. Nằm từ 2 vòng cực đến 2 cực
C. Nằm ngay cực
D. Nằm giữa 2 đường chí tuyến
Câu 12: Đới ôn hòa đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm nào sau đây?
A. Ô nhiễm đất B. Ô nhiễm tiếng ồn
C. Ô nhiễm không khí D. Ô nhiễm rừng
Câu 13: Việc làm nào sau đây gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?
A. Do núi lửa phun trào B. Do động đất
C. Do rò rỉ chất phóng xạ D. Do xả nước thải sinh hoạt
Câu 14: Để khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí, đới ôn hòa đã đưa ra biện pháp nào?
A. Tham gia Liên minh Châu Âu B. Tham gia WHO
C. Tham gia WTO D. Ký nghị định thư Ki-ô-tô
Câu 15: Việc làm nào sau đây góp phần bảo vệ nguồn nước?
A. Xả nước thải chưa qua xử lí B. Vứt xác động vật chết xuống nước
C. Vứt rác bừa bãi D. Xử lí nước thải trước khi thải ra môi trường
Câu 16: Con vật nào sau đây thích nghi được với môi trường hoang mạc?
A. Lạc đà B. Chim cánh cụt
C. Gấu bắc cực D. Kỳ lân biển
Câu 17: Đặc điểm nào sau đây giúp thực vật thích nghi được khi tồn tại ở hoang mạc?
A. Lông dày B. Lá biến thành gai
C. Mỡ dày D. Ngủ đông
Câu 18: Khí hậu của hoang mạc được đánh giá như thế nào?
A. Nóng B. Khô
C. Khắc nghiệt D. Lạnh
Câu 19: Xa-ha-ra được mệnh danh là hoang mạc?
A. Có diện tích vừa phải B. Nhỏ nhất Thế giới
C. Lớn nhất châu Phi D. Lớn nhất Thế giới
Câu 20: Loài thực vật nào sau đây tồn tại được ở hoang mạc?
A. Lúa B. Bông C. Ca cao D. Xương rồng
Câu 21: Môi trường đới lạnh nằm ở vị trí nào?
A. Nằm từ 2 chí tuyến đến 2 vòng cực
B. Nằm từ 2 vòng cực đến 2 cực
C. Nằm ngay cực
D. Nằm giữa 2 đường chí tuyến
Câu 22: Nhiệt độ trung bình năm của đới lạnh là bao nhiêu?
A. Dưới -100C B. Trên -100C C. -200C D. 100C
Câu 23: Thực vật ở đới lạnh chỉ phát triển được vào mùa nào?
A. Mùa xuân B. Mùa đông C. Mùa hạ D. Mùa thu
Câu 24: Băng tan sẽ gây ra hậu quả gì?
A. Cung cấp thêm nước B. Gây hạn hán
C. Mực nước biển dâng cao D. Gây mưa nhiều
Câu 25: Đâu không phải là đặc điểm để thích nghi với giá rét của động vật vùng đới lạnh?
A. Lông dày. B. Mỡ dày.
C. Lông không thấm nước. D. Da thô cứng.
Câu 26: Khí hậu miền núi sẽ thay đổi theo mấy yếu tố?
A. 1 yếu tố B. 2 yếu tố C. 3 yếu tố D. 4 yếu tố
Câu 27: Thảm thực vật đặc trưng của miền đới lạnh là:
A. Rừng rậm nhiệt đới. B. Xa van, cây bụi.
C. Rêu, địa y. D. Rừng lá kim.
Câu 28: Vùng núi là nơi sinh sống của ai?
A. Dân tộc ít người B. Dân tộc kinh
C. Chủ yếu là người châu Âu D. Tùy sự lựa chọn của mỗi dân tộc
Câu 29: Mẫu nhà đặc trưng của dân tộc miền núi là?
A. Nhà sàn B. Nhà lầu C. Nhà cấp 4 D. Nhà 3 gian
Câu 30: Trên Thế giới có mấy châu lục?
A. 6 châu lục B. 5 châu lục C. 4 châu lục D. 3 châu lục
Câu 31: Việt Nam thuộc lục địa nào trong các lục địa sau?
A. Lục địa Phi B. Lục địa Nam Mỹ
C. Lục địa Bắc Mỹ D. Lục địa Á – Âu
Câu 32: Dựa vào tiêu chí nào để phân loại các quốc gia thành 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển?
A. Tỉ lệ tử vong của trẻ em B. Tỉ lệ trẻ em được sinh ra
C. Thu nhập bình quân đầu người D. Chỉ số phát triển con người (HDI)
Câu 33: Lục địa và châu lục có điểm gì giống nhau?
A. Đều có sự tồn tại của con người B. Đều có sự tồn tại của thực vật
C. Đều có sự tồn tại của động vật D. Đều có biển và đại dương bao quanh
Câu 34: Trên Thế giới có mấy lục địa?
A. 3 lục địa B. 4 lục địa C. 5 lục địa D. 6 lục địa
Câu 35: Các lục địa và các châu lục được mấy đại dương bao bọc?
A. 4 đại dương B. 5 đại dương C. 6 đại dương D. 7 đại dương
Câu 36: Ngành kinh tế nào ở châu Phi được đánh giá là chậm phát triển?
A. Nông nghiệp trồng trọt B. Nông nghiệp chăn nuôi
C. Ngành dịch vụ D. Ngành công nghiệp
Câu 37: Nhiệt độ trung bình năm của châu Phi là bao nhiêu?
A. Trên 200C B. Trên 300C C. Dưới 200C D. Dưới 400C
Câu 38: Phần lớn lãnh thổ của châu Phi thuộc môi trường nào?
A. Môi trường hoang mạc B. Môi trường đới nóng
C. Môi trường đới ôn hòa D. Môi trường đới lạnh
Câu 39: Ngành công nghiệp nào ở châu Phi giữ vai trò quan trọng nhất?
A. Luyện kim màu B. Sản xuất ôtô
C. Khai khoáng D. Hóa chất
Câu 40: Nhóm cây trồng nào sau đây chiếm tỉ trọng cao ở châu Phi?
A. Tùy năm mà có cây thích hợp B. Cây ăn quả
C. Cây lương thực D. Cây công nghiệp
Câu 41: Quốc gia nào ở châu Phi có nền công nghiệp phát triển toàn diện nhất?
A. Ai Cập B. Ni-giê-ri-a C. Ê-ti-ô-pi-a D. CH Nam Phi
Câu 42: Dân số châu Phi tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì?
A. Xuất hiện nhà ổ chuột B. Có nhiều lao động
C. Tốc độ đô thị hóa chậm D. Xuất hiện nhiều thành phố
Câu 43: Nhìn chung ngành chăn nuôi của châu Phi như thế nào?
A. Rất phát triển B. Phát triển bình thường
C. Kém phát triển D. Phát triển chậm
Câu 44: Động vật nào sau đây có thể sinh sống ở đới lạnh?
A. Gấu trắng B. Gấu đen C. Lạc đà D. Cá sấu
Câu 45: Năm 2000, có bao nhiêu phần trăm dân số châu Phi sống ở có thành thị?
A. 33% B. 34% C. 35% D. 36%
Câu 46: Nguồn nước đới ôn hòa bị ô nhiễm đã gây ra hậu quả gì?
A. Hiện tượng lũ lụt B. Hiện tượng hạn hán
C. Thủy triều đỏ D. Thủy triều
Câu 47: Người dân ở châu Phi đang phải đối mặt với khó khăn nào sau đây?
A. Lũ lụt B. Hạn hán C. Bão D. Nạn đói
Câu 48: Xung đột tộc người ở châu Phi diễn ra như thế nào?
A. Không thường xuyên B. Ngày nào cũng có
C. Triền miên D. Năm nhiều năm ít
Câu 49: Châu Phi được chia thành mấy khu vực?
A. 2 khu vực B. 3 khu vực C. 4 khu vực D. 5 khu vực
Câu 50: Loài động vật nào sau đây không sinh sống được ở đới lạnh?
A. Lạc đà B. Kỳ lân biển C. Gấu trắng D. Cáo tuyết
a
D