K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 6 2020

Các khu rừng nguyên sinh đang ngày một bị xâm chiếm và chịu nhiều tác động do con người. Với thực trạng ngày càng bị tác động của con người trước các hoạt động kinh tế có thể khiến các khu rừng nguyên sinh tàn phá hoàn toàn trên thế giới.

Hiện nay, những khu rừng nguyên sinh chỉ được bảo vệ nghiêm ngặt khi chỉ còn diện tích từ 20 – 300 ha. Do đó, theo nhiều nhà thực vật học thì vào những năm 2020 rừng nguyên sinh có thể biến mất hoàn toàn nếu không có các chính sách bảo vệ nghiêm ngặt.

vì thế nên nó được chuyển thành vườn quốc gia

Câu2

Các khu rừng nguyên sinh đang ngày một bị xâm chiếm và chịu nhiều tác động do con người. Với thực trạng ngày càng bị tác động của con người trước các hoạt động kinh tế có thể khiến các khu rừng nguyên sinh tàn phá hoàn toàn trên thế giới.

Hiện nay, những khu rừng nguyên sinh chỉ được bảo vệ nghiêm ngặt khi chỉ còn diện tích từ 20 – 300 ha. Do đó, theo nhiều nhà thực vật học thì vào những năm 2020 rừng nguyên sinh có thể biến mất hoàn toàn nếu không có các chính sách bảo vệ nghiêm 

câu3 Đối với giao thông vận tải:
+ Hình dạng lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nhiều loại hình vận tải theo chiều Bắc -Nam (đường bộ, đường biển, đường hàng không... ).
+ Mặt khác giao thông vận tải nước ta cũng gặp không ít trở ngại, khó khăn, nguy hiểm do hình dạng địa hình lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, nằm sát biển. Các tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai. Đặc biệt là tuyến giao thông bắc - nam thường bị bão, lụt, nước biển phá hỏng gây ách tắc giao thông.

Câu 1. Các loài động vật nào sau đây đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng?A. Báo, gấu, vượn đen.B. Tê giác, trâu rừng.C. Tê giác, sếu đầu đỏD. Voọc đen, sếu cổ trụi.Câu 2. Nguồn tài nguyên nước ta phong phú, đa dạng và có khả năng:A. Phục hồi và phát triển.B. Phục hồi và phát triển nhanhC. Tái tạo nhưng ít có giá trị về kinh tế.D. Giảm sút và không thể phục hồi.Câu 3. Để nguồn...
Đọc tiếp

Câu 1. Các loài động vật nào sau đây đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng?

A. Báo, gấu, vượn đen.

B. Tê giác, trâu rừng.

C. Tê giác, sếu đầu đỏ

D. Voọc đen, sếu cổ trụi.

Câu 2. Nguồn tài nguyên nước ta phong phú, đa dạng và có khả năng:

A. Phục hồi và phát triển.

B. Phục hồi và phát triển nhanh

C. Tái tạo nhưng ít có giá trị về kinh tế.

D. Giảm sút và không thể phục hồi.

Câu 3. Để nguồn tài nguyên sinh vật nước ta khỏi bị suy giảm, cần phải:

A. Bảo vệ môi trường sinh thai, trồng rừng, khai thác hợp lí

B. Giữ gìn và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, trồng rừng, khai thác hợp lí đi đôi với bảo tồn, đa dạng sinh học.

C. Bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn

D. cả A và C

Câu 4. Nhóm cây cho tinh dầu nhựa là:

A. Nhân trần, vạn tuế.

B. Giang, trúc, tre

C. Xuyên khung, ngũ gia bì.

D. Hồi, sơn, quế.

Câu 5. Nhóm cây nào làm nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp?

A. Tràm, hạt dẻ.

B. Nhân trần, ngải cứu, tam thất.

C. Mây, trúc, giang.

D. Vạn tuế, phong lan.

Câu 6. Dựa vào sự hiểu biết, hãy nêu rõ khu bảo tồn thiên nhiên nào ở nước ta là nơi tập trung nhiều loài chim khác nhau (147 loài) trong đó có 13 loài chim quí hiếm của thế giới?

A. Nam Cát Tiên (Đồng Nai).

B. Bạch Mã (Thừa Thiên Huế)

C. Tràm Chim (Đồng Tháp).

D. Bến En (Thanh Hóa).

Câu 7. Tỉ lệ che phủ rừng ở nước ta chỉ đạt:

A. 33 - 35%

B. 15 - 25%

C. 30 - 33%

D. 25 - 30%

Câu 8. Nguyên nhân nào làm suy giảm tài nguyên sinh vật nước ta?

A. Quản lý và bảo vệ kém, khai thác quá mức, con người khai thác

B. Chiến tranh hủy diệt, quản lý và bảo vệ kém, khai thác quá mức, đốt rừng làm nương rẫy.

C. Quản lý và bảo vệ kém, chiến tranh, con người khai thác quá mức.

D. Khai thác quá mức, chiến tranh, biến đổi khí hậu, lâm tặc, quản lý và bảo vệ kém.

Câu 9 .Hệ sinh thái nông nghiệp phát triển chủ yếu ở vùng nào?

A. Trung du miền núi.

B. Đồng bằng.

C. Cao nguyên.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 10 . Rừng kín thường xanh thuộc hệ sinh thái nhiệt đới gió mùa, đó là rừng:

A. Ba Bể.

B. Cúc Phương.

C. Hoàng Liên Sơn

D. Tràm Chim

Câu 11. Ở nước ta, môi trường sống thuận lợi nên có nhiều luồng sinh vật di cư tới từ:

A. Ma-lai-xia, Ấn Độ, Úc.

B. Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào

C. Hi-ma-lay-a. Trung Quốc, Mi-an-ma

D. Ma-lai-xia, Ấn Độ.,Trung Quốc.

Câu 12. Sinh vật Việt Nam phong phú và đa dạng thể hiện ở mặt nào?

A. Thành phần loài, sự đa dạng của các loài động vật và thực vật

B. Nước ta có trên 14600 loài động vật và thực vật.

C. Công dụng các sản phẩm sinh học, thành phần loài, gen di truyền kiểu hệ sinh thái.

D.VN có nhiều hệ sinh thai phân bố khắp cả nước, đặc biệt là vung ven biển.

Câu 13. Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở nước ta là vườn quốc gia:

A. Bạch Mã (Thừa Thiên-Huế).

B. Ba Bể (Cao Bằng).

C. Ba Vì (Hà Tây).

D. Cúc Phương (Ninh Bình).

Câu 14. Nhân tố nào tạo nên sự phong phú về thành phần sinh vật ở nước ta?

A. Thổ nhưỡng, khí hậu và các thành phần khác.

B. Thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường

C. Đất, sinh vật, khí hậu và tác động của con người

D. Đá mẹ , sinh vật, khí hậu và nước.

Câu 15. Rừng ôn đới phát triển ở vùng nào của nước ta?

A. Hoàng Liên Sơn.

B. Tây Nguyên.

C. Việt Bắc.

D. Trường Sơn Bắc

Câu 16 . Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố ở vùng nào?

A. Vùng đất bãi triều cửa song, bãi bồi ven biển, ven hải đảo

B. Bãi bồi ven biển, cửa sông, hải đảo

C.Ven biển, ven đảo, cửa sông

D. Ven hải đảo, cửa sông, thềm lục địa

Câu 17. Vường quốc gia Bến En thuộc tỉnh nào?

A . Thanh Hóa

B. Nghệ An

C. Quảng Bình

D. Thừa Thiên Huế

Câu 18. Vườn quốc gia nào sau đây có diện tích 22000 ha?

A. Ba Bể

B. Tràm Chim

C. Cúc Phương

D. Bạch Mã

Câu 19. Có bao nhiêu loài sinh vật được đưa vào sách đổ Việt Nam?

A. Có 364 loài động vật và 340 loài thực vật quý hiếm

B. Có 365 loài động vật và 350 loài thực vật quý hiếm

C. Có 366 loài động vật và 350 loài thực vật quý hiếm

D. Có 365 loài động vật và 360 loài thực vật quý hiếm

Câu 20. Hệ sinh thai nào đang ngay càng mở rộng lấn át các hệ sinh thai tự nhiên?

A. Hệ sinh thai rừng ngập mặn

B. Hệ sinh thai rừng nhiệt đới

C. Các khu bảo tồn thiên nhiên

D. Hệ sinh thai nông nghiệp

1
30 tháng 4 2020

Mình nghĩ là: c) Tê giác, sếu đầu đỏ

7 tháng 12 2018

1 :  Khu vực chí tuyến nóng nhất, Nam Á nằm trong khu vực này => mùa hè khí áp ở đây rất thấp => thu hút gió từ Ấn Độ Dương ở phía Nam vào, gió này mang theo nhiều hơi nước. Địa hình khu vực Nam Á biến đổi rõ rệt theo chiều Bắc-Nam khiến lượng ẩm theo gió từ đại dương vào phân bố không đều => dẫn đến sự phân bố mưa không đồng đều ở khu vực này .

2 : a) Giống nhau:

  • Đều là hai sông lớn của Trung Quốc, bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng ở phía tây chảy về phía đông rồi đổ ra biển.
  • Ở hạ lưu đều bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ.
  • Nguồn cung cấp nước đều do băng tuyết tan và mưa gió vào mùa hạ.
  • Hai sông đều có lũ lớn vào cuối mùa hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân.

b) Khác nhau:

  • Sông Trường Giang: Có độ dài lớn hơn sông Hoàng Hà, đố nước ra biển Hoa Đông, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Trung.
  • Sông Hoàng Hà: Ngắn hơn và đổ nước ra biển Hoàng Hải, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Bắc. Sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, trước đây vào mùa hạ hay có lũ lụt gây thiệt hại cho mùa màng và nhân dân
7 tháng 12 2018

Câu 4 : vào đường link sau đọc và tự làm ( mik cx ko bik lm ) Bài 9 : Khu vực Tây Nam Á | Học trực tuyến

Câu 5 : vào link sau đọc và tự làm ( mik cx ko bik lm ) Nước đang phát triển – Wikipedia tiếng Việt

Hk tốt !!

Ko chắc !!!

25 tháng 3 2019

lên Google mà hỏi nha bạn

Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ tây vịnh Bắc Bộ tại khu vựcbiển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố HạLong, thành phố Cẩm Phả và một phần huyện đảo Vân Đồn của tỉnhQuảng Ninh.Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tươngđồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh BáiTử Long phía Đông...
Đọc tiếp

Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực
biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ
Long, thành phố Cẩm Phả và một phần huyện đảo Vân Đồn của tỉnh
Quảng Ninh.

Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương
đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái
Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long
giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo lớn
nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của vịnh có diện tích 335
km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của
vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất
khác nhau; và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm
với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến
trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Sự kết hợp của môi trường,
khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của
đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm
nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái. 17
loài thực vật đặc hữu và khoảng 60 loài động vật đặc hữu đã được phát
hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại vịnh.

2
24 tháng 4 2020

mọi người ơi chữa hộ mình xem hay chưa nhé !

27 tháng 4 2020

rat hay

17 tháng 5 2020

Đồi núi:

-Các thế mạnh:

+Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

+Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.

-Các mặt hạn chế:

Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

17 tháng 5 2020

đồi núi :

-Các thế mạnh:

+Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

+Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.

-Các mặt hạn chế:

Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

*Ryeo*

6 tháng 10 2020

em thưa cô OwO

Thuận lợi

- Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú :

+ Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn, đáng chú ý nhất là than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc ...

+ Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng, các nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt...) rất dồi dào. Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm.

Khó khăn

- Thiên nhiên châu Á cũng gây nhiều khó khăn cho con người:

Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.

Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt... thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của.



 

6 tháng 10 2020

- thuận lợi :

 +) có nguồn tài nguyên, khoáng sản phong phú, than đá, dầu mỏ,...

+) các tài nguyên khác : đất, nước,khí hậu,sinh vật đa dạng, rồi rào

-khó khăn:

+) địa hình núi cao hiểm trở, hoang mạc khô cằn rộng lớn

+) khí hậu khắc nghiệt, có nhiều thiên tai, bão lũ, động đất,...

Câu 1a. Từ năm 1858 đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn đã kí với  chính phủ Pháp những hiệp ước nào? Nêu nội dung chủ yếu của các hiệp ước đó.Tên Hiệp ước Nội dung chủ yếuHiệp ước Nhâm Tuất (1862)   :Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba...
Đọc tiếp

Câu 1

a. Từ năm 1858 đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn đã kí với  chính phủ Pháp những hiệp ước nào? Nêu nội dung chủ yếu của các hiệp ước đó.Tên Hiệp ước Nội dung chủ yếu

Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)   :Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo...; bồi thường cho Pháp 288 vạn lạng bạc; Pháp sẽ "trả lại" thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.

Hiệp ước Giáp Tuất (1874)  :Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình chính thức thừa nhận sáu tính Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

Hiệp ước Hác-măng (1883) :Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm. Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.

Hiệp ước Pa-tơ-nôt (1884)   :Nội dung cơ bản giống với Hiệp ước Hác-măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.

b. Nhân dân ta có thái độ như thế nào khi triều đình nhà Nguyễn kí những hiệp ước trên?

- Nhân dân ta đã phản đối mạnh mẽ việc triều đình nhà Nguyễn kí các hiệp ước đầu hàng, "quyết đánh cả Triều lẫn Tây"...

- Nhân dân không tuân thủ lệnh của triều đình, tiếp tục đẩy mạnh kháng chiến chống thực dân Pháp..

 

2
18 tháng 5 2019

b, Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp:

- Phong trào kháng chiến chống Pháp trong nhân dân các được đẩy mạnh hơn.
- Quan lại triều đình ờ các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh => Là cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình đẩy mạnh hoạt động

26 tháng 7 2021

b, Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp:

- Phong trào kháng chiến chống Pháp trong nhân dân các được đẩy mạnh hơn.
- Quan lại triều đình ờ các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh => Là cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình đẩy mạnh hoạt động