K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Dấu ngoặc kép trong những câu sau có tác dụng gì?

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:

“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa Sẽ có cây, có cửa, có nhà Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến”

A. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

B. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.

C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

D. Đánh dấu hành động của nhân vật.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản: Học thầy, học bạn:

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Biểu cảm

Câu 3. Y Phương sinh năm bao nhiêu?

A. 1946

B. 1946

C. 1947

D. 1948

Câu 4. Ý “học thầy” trong văn bản Học thầy, học bạn liên quan đến câu tục ngữ nào dưới đây?

A. Uống nước nhớ nguồn

B. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

C. Có chí thì nên

D. Không thầy đố mày làm nên

Câu 5. Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?

A. Gia vị

B. Gia tăng

C. Gia sản

D. Tham gia

Câu 6. Con là… in trong tập thơ nào?

A. Những cánh buồm

B. Mây và sóng

C. Biển cả

D. Đàn then

Câu 7. Từ nào không phải là từ Hán Việt?

A. Xã tắc

B. đất nước

C. Sơn thủy

D. Giang sơn

Câu 8. Đâu là câu hỏi của đứa con dành cho người cha của mình?

A. Bóng con tròn chắc nịch. - Sau trận mưa đêm rả rích - Cát càng mịn, biển càng trong - Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng.

B. Cha ơi! - Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời - Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?

C. Hai cha con bước đi trên cát - Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh - Bóng cha dài lênh khênh

D. Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa - Sẽ có cây, có cửa, có nhà, - Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.

Câu 9. Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” liên quan đến truyền thống nào của dân tộc ta?

A. Tôn sư trọng đạo

B. Cần cù, sáng tạo

C. Kiên cường, bất khuất

D. Cần kiệm, liêm chính

Câu 10. Hình ảnh “mây và sóng” trong bài thơ biểu tượng cho điều gì?

A. Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống.

B. Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên

C. Tặng vật trời đất

D. Những gì không có thực trong đời

Câu 11. Trong văn bản, khi con là nỗi buồn được ví to bằng gì?

A. Trời.

B. Hạt vừng.

C. Đất.

D. Sợi tóc.

Câu 12. Nhân vật chính trong Những cánh buồm là ai?

A. Cha

B. Con

C. Cha và con

D. Biển cả

Câu 13. Con là… là văn bản thuộc thể loại gì?

A. Truyện ngắn

B. Tiểu thuyết

C. Thơ

D. Kịch

Câu 14 Dòng nào sau đây nhận định không đúng về nhân vật em bé trong bài Mây và sóng?

A. Yếu đuối, không thích các trò chơi

B. Ham chơi, tinh nghịch

C. Hóm hỉnh, sáng tạo

D. Hồn nhiên, yêu thương mẹ tha thiết

Câu 15. Cảnh vật thiên nhiên trong Những cánh buồm hiện lên như thế nào?

A. Ảm đạm

B. U ám

C. Tươi sáng

D. Xám xịt

Câu 16. Câu thơ “Con là nỗi buồn của cha” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Điệp từ.

D. Hoán dụ.

Câu 17. Từ email, video, internet có phải là từ mượn từ ngôn ngữ nào?

A. Tiếng Hán.

B. Tiếng Anh.

C. Tiếng Nhật

D. Tiếng Hàn Quốc.

Câu 18. Bàn về nhân vật Thánh Gióng là văn bản thuộc thể loại gì?

A. Truyện ngắn

B. Tiểu thuyết

C. Hồi kí

D. Văn bản nghị luận

Câu 19. Nghĩa của từ “tân binh” là gì?

A. Người lính mới

B. Binh khí mới

C. Con người mới

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 20. Đáp án nào nói đúng nhất mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ: “Học thầy không tày học bạn” và “Không thầy đố mày làm nên”

A. Phản bác ý kiến của nhau

B. Đối chọi nhau

C. Bổ sung cho nhau

D. Gần gũi, tương tự nhau

Câu 21. Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ ngữ không được hiểu theo nghĩa thông thường?

A. Cái dáng "to con" của anh người hầu làm cả đám con nít đang chơi cuối phố cười ầm cả lên.

B. Cái An nhỏ nhẹ nói với chị Liên: "Em thắp đèn lên chị nhé?"

C. "Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8" là cả một bầu trời tri thức của học sinh muốn được khám phá.

D. Tác phẩm "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao là một kiệt tác nghệ thuật của nền văn học nước nhà.

 

Câu 22. Chị sẽ gọi em bằng tên do tác giả nào sáng tác?

A. Mác Vích-to Han-xen

B. Giắc Can-phiu

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 23. Truyện Thánh Gióng là tác phẩm nói về đề tài gì?

A. Người trí thức

B. Người nông dân

C. Vẻ đẹp đất nước

D. Chống giặc ngoại xâm

Câu 24. Từ “Chảy” trong câu “Ánh nắng chảy đầy vai” trong văn bản: Những cánh buồm được hiểu theo nghĩa nào?

A. Nghĩa chuyển.

B. Nghĩa gốc.

Câu 25. Khi sử dụng từ mượn Hán Việt cần chú ý điều gì?

A. Không nên mượn từ 1 cách tùy tiện.

B. Không được mượn từ.

C. Mượn từ càng nhiều càng tốt.

D. Sử dụng từ mượn thay thế từ thuần Việ

4
27 tháng 3 2022

tách ra

27 tháng 3 2022

tối đa 10 câu thôi nha bn

Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có...
Đọc tiếp
Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy". "Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy". Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta". "Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta". (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009) Câu 1. Câu chuyện trên có những nhân vật chính nào? A. Ốc sên con và ốc sên mẹ B. Ốc sên con và giun đất C. Ốc sên mẹ và chị sâu róm D. Chị sâu róm và giun đất Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Tự sự kết hợp miêu tả Câu 3. Từ nào trong câu: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta.” là không từ ghép? A. Bầu trời B. Lòng đất C. Bảo vệ D. Che chở Câu 4. Từ nào trong câu: “Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” là động từ A. Chúng ta B. Có C. Cái D. Bình Câu 5. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư Câu 6. Biện pháp tu từ cơ bản được sử dụng trong văn bản trên là gì? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Điệp ngữ Câu 7. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên? A. Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự vật. B. Nhấn mạnh vào sự vật được nói đến. C. Làm cho sự vật được đầy đủ, trọn vẹn hơn. D. Làm cho sự vật sinh động, trở nên gần gũi với con người hơn. Câu 8. Em hãy chỉ ra tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản? A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật B. Chỉ lời nói được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Trích dẫn lời của tờ báo D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật Câu 9. Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương? A. Vì Óc sên không được chui vào lòng đất. B. Vì Ốc sên con sắp phải xa mẹ. C. Vì không được bầu trời bảo vệ như chị sâu, không được lòng đất che chở như em giun đất mà phải luôn tự mình đeo chiếc bình vừa nặng vừa cứng trên lưng. D. Vì Ốc sên không được hóa thành bướm bay lên bầu trời. Câu 10. Cụm từ nào dưới đây là cụm danh từ? A. Cái bình vừa nặng vừa cứng B. Chui xuống đất C. Dựa vào chính bản thân chúng ta D. Có cái bình II. Tự luận Câu 1. Em có đồng ý với lời động viên an ủi của Ốc sên mẹ không? Vì sao? Câu 2. Xác định một cụm danh từ trong văn bản trên và phân tích cấu tạo Câu 3. Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì?
1
10 tháng 12 2021

Viết tách ra hộ cái

11 tháng 10 2021

TL

Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ (có cây, có cửa, có nhà), nhằm khẳng định niềm tự hào, niềm tin và khát vọng của cha về một miền đất xa xôi, trù phú của đất nước.

HT

11 tháng 10 2021

sử dụng điệp ngữ "có" nha em

HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp liều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường....
Đọc tiếp
HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp liều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường. Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền Thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên. Cô bé nhặt tay nải lên. Miệng túi không hiểu sao lại mở. Cô bé thoáng thấy bên trong có những thỏi vàng lấp lánh. Cô mừng rỡ reo lên: “ Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!”. Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm. Cô bé đoán đây là tay nải của bà cụ. Cô bé nghĩ: “Tội nghiệp cho bà cụ, mất chiếc tay nải này chắc buồn và tiếc lắm. Mình không nên lấy của cụ”. Nghĩ vậy, cô bé bèn rảo bước nhanh đuổi theo bà cụ, vừa đi vửa gọi : - Bà ơi, có phải chiếc tay nải này là của bà để quên không? Bà lão cười hiền hậu: - Khen cho con hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con. Thế là người mẹ được chữa khỏi bệnh. Mẹ con họ lại sống hạnh phúc bên nhau. Dựa theo nội dung bài học, hãy khoanh vào câu trả lời đúng: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2. Hai mẹ con cô bé sống trong hoàn cảnh như thế nào? A. Giàu có, sung sướng B. Nghèo khó, vất vả C. Bình thường, không giàu có cũng không thiếu thốn D. Hạnh phúc Câu 3. Khi mẹ bị bệnh năng, cô bé đã làm gì? A. Ngày đêm chăm sóc mẹ. B. Đi tìm thầy thuốc giỏi chữa bệnh cho mẹ. C. Nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ D. Tất cả những việc làm trên. Câu 4: Ai đã chữa bệnh cho cô bé? A. Thầy thuốc giỏi B. Bà tiên C. Bà lão tốt bụng D. Thầy lang Câu 5. Vì sao bà tiên lại nói: “Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà?” A. Vì cô bé trả lại tay nải cho bà. B. Vì cô hết lòng chăm sóc mẹ ốm, tìm người chữa chạy cho mẹ và lại không tham của rơi. C. Vì cô bé ngoan ngoãn, không tham của rơi. D. Vì cô bé hiếu thảo. Câu 6. Ý nghĩa câu chuyện là gì? A. Khuyên người ta nên thật thà. B. Khuyên người ta nên quan tâm chăm sóc cha, mẹ. C. Ca ngợi cô bé hiếu thảo và thật thà D. Ca ngợi cô bé là người tốt bụng Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu: Cô mừng rỡ reo lên: “ Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!” có tác dụng gì? A. Trích dẫn lời của tờ báo B. Chỉ lời nói được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật Câu 8. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư Câu 9. Trong câu: “Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn.” có mấy từ láy? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 10. Trong câu “Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm.” có mấy cụm danh từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (1 điểm ) Xác định một cụm danh từ trong văn bản trên và phân tích cấu tạo Câu 2. (1 điểm) Xác định một cụm động từ trong văn bản trên và đặt câu với cụm động từ đó. Câu 3. (3 điểm) Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì? Em hãy viết một đoạn văn 3 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật cô bé trong câu chuyện.
2
10 tháng 12 2021

I . TRẮC NGHIỆM 

Câu 1 : C

Câu 2 : D

Câu 3 : A

Câu 4 : C

Câu 5 : A

Câu 6 : B

Câu 7 : A

Câu 8 : D

Câu 9 : C

Câu 10 : B

II . TỰ LUẬN 

Câu 1 : Chiếc tay nải 

Câu 2 : chữa bệnh . Bác sĩ đang chữa bệnh

Câu 3 : Hãy luôn giúp đỡ người xung quanh , họ sẽ trả ơn bạn và ai cũng sẽ yêu quý bạn .

Bài làm :

Cô bé có lòng tốt , biết giúp một bà tiên , khi chiếc tay nải bị rơi . Cô đã nhặt lên đưa cho bà cụ . Đó là lòng tốt của những người tốt như cô bé . Hãy nhớ rằng : Luôn luôn giúp đỡ người xung quanh , họ sẽ trả ơn bạn và ai cũng sẽ yêu quý bạn

5 tháng 11

Đụ nhau

Câu 1: Văn bản nào sau đây cùng thể loại với truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?A. Thánh Gióng C. Em bé thông minhB. Thạch Sanh D. Ếch ngồi đáy giếngCâu 2: Dòng nào sau đây là đặc điểm riêng của thể loại truyền thuyết?A. là loại truyện dân gian C. nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sửB. có yếu tố tưởng tượng, kì ảo D. có yếu tố gây cườiCâu 3: “Đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm...
Đọc tiếp

Câu 1: Văn bản nào sau đây cùng thể loại với truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?

A. Thánh Gióng C. Em bé thông minh

B. Thạch Sanh D. Ếch ngồi đáy giếng

Câu 2: Dòng nào sau đây là đặc điểm riêng của thể loại truyền thuyết?

A. là loại truyện dân gian C. nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử

B. có yếu tố tưởng tượng, kì ảo D. có yếu tố gây cười

Câu 3: “Đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian” là ý nghĩa của truyện nào sau đây?

A. Thạch Sanh C. Ếch ngồi đáy giếng

B. Em bé thông minh D. Thầy bói xem voi

Câu 4: “Cụ tổ bên ngoại của Trừng, người họ Phạm, huý là Bân, có nghề y gia truyền, giữ chức Thái

y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương”. Câu văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

A. tự sự C. biểu cảm

B. miêu tả D. nghị luận

Câu 5: Dòng nào sau đây chứa toàn từ mượn tiếng Hán?

A. kĩ sư, giáo viên, bác sĩ C. phẩu thuật,ẩm thực, ki-lô-gam

B. ô tô, phi cơ, tivi D. cầu hôn, trẻ em, phụ nữ

Câu 6: Câu nào sau đây mắc phải lỗi dùng từ không đúng nghĩa?

A. Nhà thơ Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ tiêu biểu của Việt Nam.

B. Ngày mai lớp em đi thăm quan Vũng Tàu.

C. Một số bạn còn bàng quang với lớp học.

D. Em không nên nói năng tự tiện.

Câu 7: Từ nào sau đây là danh từ chỉ khái niệm?

A. học sinh C. xe đạp

B. lũ lụt D. chỉ từ

Câu 8: Câu thơ nào sau đây có từ viết chưa đúng quy tắc viết hoa?

A. Ai đi Nam bộ C. Ai vô Phan Rang, Phan Thiết

B. Ai về thăm bưng biền Đồng Tháp D. Ai lên Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc

Câu 9: “Ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo đi ở cho một nhà phú ông.” Câu văn trên có mấy cụm danh

từ?

A. 1 C. 3

B. 2 D. 4

Câu 10: Từ nào sau đây là động từ tình thái?

A. buồn C. đau

B. chạy D. định

Câu 11: Đề bài nào sau đây yêu cầu kể chuyện tưởng tượng ?

A. Kể lại một truyện cố tích bằng lời văn của em.

B. Kể về những đổi mới ở quê em.

C. Kể chuyện hai mươi năm sau em trở về thăm trường.

D. Kể về người bạn em quý mến nhất.

Câu 12: Trong bài văn tự sự, người viết thường sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

A. tự sự, miêu tả, biểu cảm C. thuyết minh, biểu cảm, nghị luận

B. miêu tả, biểu cảm, nghị luận D. nghị luận, miêu tả, thuyết minh

BẠN NÀO LÀM ĐÚNG MÌNH SẼ TÍCH NHA !!!

1
31 tháng 12 2019

1-A

2-C

3-B

4-A

5-C

6-C

7-B

8-A

9-B

10-D

11-C

12-A

I. VĂN BẢN:Câu 1: Liệt kê các truyện truyền thuyết, cổ tích mà em đã được học? Viết đoạn văn cảm nhận về một nhân vật (tự chọn) mà em yêu thích nhất?Câu 2: Đọc truyện Ếch ngồi đáy giếng và cho biết:a. Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai phong như một vị chúa tể? b. Từ cái chết của ếch đã khuyên nhủ chúng ta bài học gì trong cuộc sống? Câu...
Đọc tiếp

I. VĂN BẢN:

Câu 1: Liệt kê các truyện truyền thuyết, cổ tích mà em đã được học? Viết đoạn văn cảm nhận về một nhân vật (tự chọn) mà em yêu thích nhất?

Câu 2: Đọc truyện Ếch ngồi đáy giếng và cho biết:

a. Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai phong như một vị chúa tể? b. Từ cái chết của ếch đã khuyên nhủ chúng ta bài học gì trong cuộc sống? Câu 3: Tóm tắt văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” và cho biết: a. Truyện có những nhân vật nào?

b. Y đức của Thái y lệnh được bộc lộ qua tình huống nào?

c. Trong những hành động của ông, điều gì làm em cảm phục nhất và suy nghĩ nhiều nhất? Vì sao?

II. TIẾNG VIỆT:

Câu 1: Hãy giải thích nghĩa của từ

a. ghẻ lạnh, kinh ngạc, nao núng

b. Nghĩa của những từ trên được giải thích bằng cách nào?

Câu 2: Trong các từ sau đây từ nào là từ thuần việt, từ nào là từ mượn?

ông, bà, cô, cậu, khôi ngô, tỉnh, huyện, phố, sách, vở, táo, lê, ghi đông, phanh, sút, gôn, giang sơn, thuỷ cung, tập quán, cai quản, pê đan, thái tử, gia tài, sính lễ, tráng sĩ.

Câu 3: Tìm số từ, lượng từ có trong đoạn trích dưới đây: Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phaỉ cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.

III. TẬP LÀM VĂN: Viết đoạn văn (từ 10 -15 dòng) miêu tả quang cảnh thiên nhiên nơi em đang sống.

3
16 tháng 3 2020

I-Văn bản

Câu 1

a) -TRUYỀN THUYẾT: Con rồng cháu tiên, Banh chưng bánh dày,thánh Gióng,Sơn tinh thủy tinh, sự tích hồ Gươm

-Cổ Tích:Sọ Dừa, Thạch Sanh, em bé thông minh, cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng

b)  Thánh Gióng là người anh hùng được nhân dân tôn thờ, trân trọng và yêu quý. Gióng bất tử và là biểu tượng của đất nước văn lang. gióng không màng đến của cải vật chất và danh vọng. Giặc tan, Gióng bay thẳng về trời. thánh gióng là hình ảnh đẹp đẽ va kì lạ. thánh Gióng được thần thánh hóa nhằm thể hiện tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm và ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân ta. Gióng đến từ nhân dân,được nhân dân nuôi dưỡng và vì nhaan dân mà đánh giặc.Thánh Gióng là hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, là truyện cổ tràn đầy tư tưởng yêu nước - tấm lòng căm thù giặc, ý chí quyết thắng, không truvện cố tích nào so sánh kịp. Bên cạnh đó, qua hình ảnh Thánh Gióng, chúng ta cũng có thể cảm nhận rõ được tư tưởng và văn hóa tryền thống của dân tộc ta từ thủa xa xưa.

Câu 2

a)

- Vì nó sống lâu năm dưới đáy giếng nhìn thế giới bên ngoài qua miêngj giếng nên nó tưởng bầu trời bằng chiếc vung

- xung quanh toàn những con vật nhỏ bé hơn nó

-Khi nó kêu, tiếng kêu vang động khiến mọi vật xung quanh sợ nó

=>Hoàn cảnh sống nhỏ bé, hạn chế, không được tiếp xúc với bên ngoài nên khiến ếch ngạo mạn chủ quan

b) - môi trường sống hạn hẹp , tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới bên ngoài

- sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết

-  từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo và sẽ phải trả cái giá đắt

Câu 3 Tóm tắt: 

 Ông Phạm Bân có nghề gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự Trần Anh Vương, ông đem của cải mua thuốc thang, trữ thóc để chữa cho người nghèo nên mọi người ai cũng quý trọng ông. Một hôm có người dân nghèo tới xin ông chữa gấp, đang lúc đó thì sứ thần Trần Anh Vương triệu ông vào khám cho quý nhân bị sốt, nhưng ông đã từ chối và đi chữa cho người đàn bà nguy kịch. Sau đó, ông tới gặp vương bày tỏ lòng thành, vương từ quở trách sang khen ngợi ông “là bậc lương y”. Về sau, con cháy ông đều làm quan lương y, được người đời ngợi khen.

a) truyện có: Thái y Phạm Bân, Vua trần Anh Vương, Người dân nghèo, quan trung sứ

b)+ Đem hết của cải, mua các loại thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, chữa trị, cho cơm cháo cho người khổ

     + Dựng nhà cho người đói khát, bệnh tật, cứu sống nhiều người.

     + Chữa bệnh cho người bị nặng hơn, không ngại bị Trần Anh Vương quở trách.

     + Được Trần Anh Vương ngợi khen tấm lòng lương y

→ Thái y dốc hết lòng để cứu người, không sợ quyền y, địa vị. Y đức ngời sáng của người thầy thuốc được mọi người ngưỡng mộ, trọng vọng

c)- Trong những hành động của ông, điều làm em cảm phục nhất là Thái y nhận đi chữa bệnh cho người dân thường nhưng nguy kịch trước rồi mới đi chữa bệnh cho vua mà không sợ quở trách

II- TIẾNG VIỆT

-ghẻ lạnh( Động từ):tỏ ra lạnh nhạt đối với người lẽ ra là thân thiết, gần gũi

-kinh ngạc( động từ):hết sức ngạc nhiên, sửng sốt trước điều hoàn toàn không ngờ

- nao núng( động từ) bắt đầu thay lung lay không còn vững vàng tinh thần

b)Nghĩa của từ được giải thích bằng cách: đưa ra khái niệm và đưa ra từ đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa.

Câu 2

Từ thuần Việt: ông, bà ,cô , cậu, phố, sách, vở, táo, lê

từ mươn: các từ còn lại

Câu 3

số từ: mười tám, một

lượng từ: các, những, mấy vạn

III- TLV

 

17 tháng 3 2020

cảm ơn bạn nhiều

23 tháng 10 2021

b.

 

c.

Trong cuộc sống, con người dễ nản chí khi gặp khó khăn thất bại. Bởi vậy, ông cha ta ngàn xưa đã khuyên nhủ ta phải cố gắng học tập và không ngừng vươn lên, phải kiên trì, nhẫn nại mới đạt được thành công. Và câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã được ông cha ta truyền lại cho chúng ta từ bao đời nay. Đó là bí quyết để thành công trong cuộc sống.Câu tục ngữ này có 2 vế: “Có...
Đọc tiếp

Trong cuộc sống, con người dễ nản chí khi gặp khó khăn thất bại. Bởi vậy, ông cha ta ngàn xưa đã khuyên nhủ ta phải cố gắng học tập và không ngừng vươn lên, phải kiên trì, nhẫn nại mới đạt được thành công. Và câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã được ông cha ta truyền lại cho chúng ta từ bao đời nay. Đó là bí quyết để thành công trong cuộc sống.

Câu tục ngữ này có 2 vế: “Có chí” tức là có ý chí quyết tâm, bền lòng. “Thì nên” là đạt đc kết wả thành công. Cả câu như muốn nói rằng có ý chí, nghị lực, hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, sự kiên trì sẽ gặt hái đc nhìu thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ ko làm đc gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn.

Thực tế trong cuộc sống cho ta biết đc rất nhìu điều. Chẵng hạn như Thầy Nguyễn Ngọc Ký, từ nhỏ đã bị liệt cả 2 tay, nhưng vì lòng ham học và có ý chí, nghị lực vươn lên, Thầy đã tập viết chữ bằng chân. Nhờ sự cố gắng, kiên trì, bền bỉ mà giờ đây Thầy đã là tấm gương sáng để học trò noi theo. Hoặc như là Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, phải nhờ ánh sáng của đom đóm làm đèn mà học. Nhờ sự chịu khó, kiên trì như thế mà ông đã đỗ đạt làm quan lớn giúp ích cho nhân dân. Như vậy, kiên trì, nhẫn nại là đức tính cần có của mỗi con người. Trong cuộc sống, ai mà chẵng có ước mơ, hoài bão, nhưng ước mơ sẽ vẫn mãi là ước mơ nếu ta ko kiên trì theo đuổi. Nhẫn nại luôn là động lực, là sức mạnh giúp con người vượt wa khó khăn và tiến lên phía trước.

Trái ngược với người “Có chí thì nên” là kẻ “thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Những kẻ ấy thường bi quan, ko có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc là đùn đẩy, có suy nghĩ là ko làm đc và từ đó từ bỏ tất cả mọi thứ. Sống cho qua ngày, sống 1 cách vô nghĩa, vô dụng thì ko bao giờ chạm đến thành công. Thử hỏi, trong 1 xã hội đầy rẫy những kẻ như thế thì xã hội đó đâu còn phát triển, còn đâu mà đi lên?

Tóm lại, “có chí thì nên”, mọi người chúng ta phải biết rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ý chí của mình ngay từ lúc nhỏ, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Vì có như zậy nó mới trở thành nét sống đẹp trong mỗi con người.

0