K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2017

Câu 4 : hoc24.vn ( nhấn vào đây)

Câu 5 :

* Vai trò của nghành dịch vụ là :

Dịch vụ là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người

Nhờ có các hoạt động vận tải , thương mại mà các nhành kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp được cung cấp nguyên liệu , vật tư sản xuất , đồng thời sản phẩm của các nghành này đều được tiêu thụ . Các hoạt động dịch vụ cũng tạo ra mối liên hệ giwuax các nghành sản xuất , giữa các vùng trong và ngoài nước . Các nghành dịch vụ tạo điều kiện việc làm cho các nguồn lao động rẻ , nhằm nâng cao , cải thiện đời sống

* Kể tên các ngành dịch vụ ở nước ta ( làm như vậy khỏi cần đánh máy :P)

14 tháng 10 2017

Câu 1 :

+Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du hơn 30 dân tộc

- Ở vùng thấp: người Tây, Nùng tập trung nhiều ở tả ngạn sông Hồng. Người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Mã.

- Người Dao sống chủ yếu trên các sườn núi từ độ cao 700 đến 1000 m.

- Ngườ Mông sống trên các vùng núi cao.

* Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc, cư trú thành vùng khá rõ rệt

- Người Ê – đê ở Đắk Lắk

- Người Gia – rai ở Kon Tum và Gia Lại

- Người Mông, Cơ – ho ở Lâm Đồng...

* Duyên hải cực nam Trung Bộ có người Chăm (Ninh Thuận, Bình Thuận)

* Nam Bộ có người Khơ – me, người Chăm

* Người Hoa sống chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh

+ Hiện nay, công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, những chính sách mới đã làm cho bức tranh phân bố các dân tộc trên lãnh thổ nước ta có nhiều thay đổi.

Câu 2 :

+ Quần cư nông thôn

Ở nông thôn, người dân thường sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô dân số khác nhau. Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tuỳ theo dân tộc và địa bàn cư trú như làng, ấp… Do hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc vào đất đai mà các điểm dân cư nông thôn thường được phân bô trải rộng theo lãnh thổ.

+ Quần cư thành thị

Các đô thị, nhất là các đô thị lớn cùa nước ta có mật độ dân số rất cao. Ở nhiều đô thị, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến, ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Nhìn chung, các đô thị của nước ta đều có nhiều chức năng.

Câu 1:Đặc điểm quần cư nông thôn và quần cư đô thị ở nước ta?Câu 2:Tỷ lệ lao động qua đào tạo và chưa đào tạo ở nước ta?Câu 3:Sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta:Công ngiệp điện,dệt may,khai thác nhiên liệu,chế biến lương thực-thực phẩmCâu 4:Trình bày những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ đối với sự phát triển...
Đọc tiếp

Câu 1:Đặc điểm quần cư nông thôn và quần cư đô thị ở nước ta?

Câu 2:Tỷ lệ lao động qua đào tạo và chưa đào tạo ở nước ta?

Câu 3:Sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta:Công ngiệp điện,dệt may,khai thác nhiên liệu,chế biến lương thực-thực phẩm

Câu 4:Trình bày những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ đối với sự phát triển kinh tế?

Câu 5:Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông-lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

Câu 6:Trình bày những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng sông Hồng đối với sự phát triển kinh tế?

Câu 7:Nêu tầm quan trọng của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng?

Câu 8:Tại sao nói Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất cả nước?

Câu 9:Giải thích tại sao ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm là ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp nước ta?

câu 10:So sánh tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung bộ năm 2014 và giải thích vì sao có sự chênh lệch như vậy?

9
27 tháng 12 2020

Câu 1:Đặc điểm quần cư nông thôn và quần cư đô thị ở nước ta?

a) Quần cư nông thôn

- Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số khác nhau. Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tùy theo dân tộc và địa bàn cư trú như làng, ấp (người Kinh), bản (người Tày, Thái, Mường,...), buôn, plây (các dân tộc Trường Sơn, Tây Nguyên), phum, sóc (người Khơ-me).

- Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc vào đất đai nên các điểm dân cư nông thôn thường được phân bố trải rộng theo lãnh thổ.

- Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, diện mạo làng quê đang có nhiều thay đổi. Tỉ lệ người không làm nông nghiệp ở nông thôn ngày càng tăng.

b) Quần cư thành thị

- Các đô thị, nhất là các đô thị lớn của nước ta có mật độ dân số rất cao. Ở nhiều siêu đô thị, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến. Ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Ngoài ra còn có kiểu nhà biệt thự, nhà vườn,...

- Các đô thị của nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, có chức năng chính là hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Các thành phố là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật quan trọng.

27 tháng 12 2020

Câu 2:Tỷ lệ lao động qua đào tạo và chưa đào tạo ở nước ta?

tỷ lệ lao động qua đào tạo quá thấp (21,9% năm 2018), tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật cao và cơ cấu trình độ lao động còn bất hợp lý.

28 tháng 10 2023

Đặc điểm và sự phân bố các dân tộc ở Việt Nam:

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc khác nhau. Tuy nhiên, dân tộc Kinh chiếm phần lớn dân số, chiếm khoảng 85-90% dân số tổng cộng. Các dân tộc thiểu số khác bao gồm: Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng, H'Mông, Dao, và nhiều dân tộc khác. Đặc điểm của các dân tộc này bao gồm văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ, và trang phục riêng biệt. Các dân tộc thiểu số thường tập trung ở vùng núi và miền núi hẻo lánh, trong khi dân tộc Kinh phân bố rộng rãi trên toàn quốc, chủ yếu ở vùng đồng bằng và các thành phố lớn.

28 tháng 10 2023

Đặc điểm về tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam và sự phân bố dân cư:

- Tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam đã trải qua các giai đoạn khác nhau. Trong thập kỷ gần đây, tỷ lệ tăng dân số đã giảm đi do các chính sách hạn chế sự sinh sản. Tuy nhiên, dân số vẫn đang tiếp tục tăng, và Việt Nam là một trong các quốc gia có dân số trẻ đông và gia tăng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á.

- Sự phân bố dân cư ở Việt Nam có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Miền Bắc và miền Trung thường có dân số thưa thớt hơn so với miền Nam. Các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dân số đông đúc hơn so với các vùng quê. Sự chênh lệch này đặc biệt rõ rệt trong việc phát triển kinh tế, với các khu vực đô thị phát triển mạnh mẽ, trong khi vùng nông thôn vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.

23 tháng 10 2023

Câu 1. Em tham khảo tài liệu sách giáo khoa Địa lí 9, bài 11, trang 40-41 hoặc khoá học Địa lí 9 trên web OLM nhé.

Câu 2. Đặc điểm nổi bật của cơ cấu dân số nước ta:

- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, có xu hướng biến đổi sang già hoá nhanh.

- Tỉ số giới tính có sự biến đổi nhanh chóng. Hiện nay, giới nam nhiều hơn giới nữ.

Câu 3. Dân cư nước ta phân bố không đồng đều:

- Dân cư tập trung đông ở đồng bằng và ven biển do điều kiện thuận lợi về tự nhiên, giàu tài nguyên, kinh tế phát triển.

- Dân cư thưa thớt ở trung du và miền núi.

Câu 4. Câu này phải có bảng số liệu mới vẽ, nhận xét và giải thích biểu đồ được nhé.

Câu 5. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta được thể hiện qua:

- Theo ngành kinh tế.

- Theo thành phần kinh tế.

- Theo lãnh thổ.

20 tháng 12 2021

C. Tỉ lệ lao động không cao song chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP

13 tháng 3 2018

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế nước ta năm 2001 và năm 2009

 

( Đơn vị: %)

- Tính bán kính đưởng tròn  r 2001 ,   r 2009 +   r 2001 = 1   đ v b k +   r 2009 = 47743 , 6 38562 , 2 = 1 , 11   đ v b k

- Vẽ:

 

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta năm 2001 và năm 2009

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Trong cơ cấu lao động theo ngành của nước ta ở cả hai năm 2001 và 2009, chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tiếp đến là dịch vụ và thấp nhất là công nghiệp và xây dựng (dẫn chứng).

- Giai đoạn 2001 - 2009,  lao động phân theo các ngành kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng:

+ Tỉ trọng lao động ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm khá nhanh, từ 63,5% xuống còn 51,9%, giảm 11,6%.

+ Tỉ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng tăng đáng kể, từ 14,3% lên 21,6%, tăng 7,3%.

+ Tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ tăng chậm, từ 22,2% lên 26,5%, tăng 4,7%.

- Đây là sự chuyển dịch tiến bộ, phù hợp với xu thế chung, tuy nhiên sự chuyển biến này còn diễn ra chậm.

* Giải thích

- Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Do nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã kéo theo sự chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế.

18 tháng 11 2017

Đặc điểm nguồn lao động

- Nước ta có nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh

- Lực lượng lao động còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn

Sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta

- Số lao động có việc làm ngày càng tăng

- Tỉ lệ lao động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp có xu hướng giảm nhưng vẫn còn rất cao

- Cơ cấu sử dụng lao động đang có sự thay đổi: Tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp, dịch vụ tăng

23 tháng 10 2021

Bạn tham khảo!

Câu: Em hãy phân tích ảnh hưởng của tài nguyên đất đai đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.

Tài nguyên đất đai
– Vai trò vô cùng quan trọng vì nó là tư liệu sản xuất của nông nghiệp, thiếu đến sẽ không có ngành kinh tế này
– Nước ta có tổng diện tích đất canh tác khoảng 20 triệu ha. Gồm các loại đất như:
+ Đất phù sa: ở các đồng bằng và chủ yếu để sản xuất lúa nước và một số cây công nghiệp ngắn ngày. diện tích khoảng 3 triệu ha
+ Đất Feralit có diện tích khoảng 16 triệu ha với nhiều loại khác nhau tập trung phân bố ở các vùng trung du, vùng núi và cao nguyên. Chủ yếu thích hợp với các loại cây công nghiệp
-> Đây là những thuận lợi rất lớn cho nông nghiệp ở nước ta
– Khó khăn là hiện tượng sói mòn đất và đốt nương làm rẫy gây thoái hóa đất

Câu: Em hãy giải thích vì sao hiên nay sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta đang diễn ra theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa??

Sự chuyển dịch nền kinh tế nước ta thể hiện ở 3 mặt:

+ Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỷ trọng nông lâm-ngư nghiệp; tăng tỷ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.

+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Chia 7 vùng kinh tế, 3 khu vực kinh tế trọng điểm nhiều khu công nghiệp, nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.

+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ chủ yếu khu vực nhà nước và tập thể chuyển sang kinh tế nhiều thành phần. Gồm 5 thành phần kinh tế: Nhà nước, tập thể, tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài.