Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biểu đồ thể hiện cơ cấu các nhóm đất chính của nước ta
Nhận xét và giải thích
- Do nước ta có diện tích đồi núi lớn (chiếm ¾ diện tích), lại có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện cho quá trình feralit diễn ra mạnh trên vùng đồi núi thấp nên nhóm đất feralit đồi núi thấp chiếm tỉ trọng cao nhất (65%).
- Đồi núi nước ta chủ yếu đồi núi thấp, núi cao chiếm tỉ lệ nhỏ nên đất mùn núi cáo chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu (11%).
- Đất phù sa chiếm tỉ trọng thứ 2 trong cơ cấu (24%) do nước ta có các đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển rộng lớn.
a) Biểu đồ
Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Nhật Bản và Việt Nam năm 2001 (%)
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
- Trong cơ cấu GDP của Nhật Bản năm 2001, chiếm tỉ trọng cao nhất là dịch vụ (66,4%), tiếp đến là công nghiệp (32,1%) và thấp nhất là nông nghiệp (1,5%).
- Trong cơ cấu GDP của Việt Nam năm 2001, chiếm tỉ trọng cao nhất cũng là khu vực dịch vụ (38,6%), tiếp đến là công nghiệp (37,8%) và thấp nhất là nông nghiệp (23,6%). Tuy nhiên, sự chênh lệch tỉ trọng GDP giữa ba khu vực không quá lớn.
- So với Nhật Bản, Việt Nam có tỉ trọng GDP ngành nông nghiệp, công nghiệp cao hơn còn dịch vụ thì thấp hơn.
* Giải thích
- Nhật Bản là nước phát triển, đã trải qua quá trình công nghiệp hóa và đang chuyển sang giai đoạn hậu công nghiệp với sự phát triển mạnh của nền kinh tế tri thức, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ nên có tỉ trọng GDP ở khu vực dịch vụ cao nhất, sau đó là công nghiệp. Nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp trong GDP là do phần lớn diện tích lãnh thổ Nhật Bản là đồi núi (hơn 80%), đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với số dân đông và sự phát triển của xã hội nên nhu cầu xây dựng rất lớn đã làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp.
- Việt Nam là nước đang phát triển, đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự phát triển của các đô thị cùng với dân số đông, mức sống được nâng cao nên nhu cầu dịch vụ lớn. Chính vì thế mà tỉ trọng đóng góp ở khu vực này cao nhất, tiếp đó là công nghiệp. Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, thu hút đông đảo lao động tham gia nên tỉ trọng đóng góp ở ngành này còn tương đối cao.
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (theo giá thực tế) phân theo khu vực kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010
b) Nhận xét
- Về cơ cấu:
+ Năm 1990, khu vực nông - lâm - thủy sản chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là khu vực dịch vụ và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng (dẫn chứng).
+ Các năm 2000, 2005, 2010, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực nông - lâm - thủy sản (dẫn chứng).
- Về sự chuyển dịch cơ cấu:
Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (theo giá thực tế) phân theo khu vực kinh tế của Việt Nam có sự thay đổi theo hướng:
+ Tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản giảm liên tục từ 38,7% (năm 1990) xuống còn 18,9% (năm 2010), giảm 19,8%.
+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng liên tục từ 22,7% (năm 1990) lên 38,2% (năm 2010), tăng 15,5%.
+ Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng liên tục từ 38,6% (năm 1990) lên 42,9% (năm 2010), tăng 4,3%.
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc qua các năm
- Tính qui mô ( r 1985 , r 1995 , r 2004 ) :
r 1985 = 1 , 0 đvbk
r 1995 = 697 , 6 239 , 0 = 1 , 7 đvbk
r 2004 = 1649 , 3 239 , 0 = 2 , 6 đvbk
- Vẽ:
Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc, năm 1985, năm 1995 và năm 2004
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
Giai đoạn 1985 - 2004:
- Về quy mô:
+ Tổng giá trị GDP của Trung Quốc tăng liên tục từ 239,0 tỉ USD (năm 1985) lên 1649,3 tỉ USD (năm 2004), tăng 1410,3 tỉ USD (tăng gấp 6,9 lần).
+ Giá trị GDP của các khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đều tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau:
• Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao nhất (tăng gấp 8,7 lần), tiếp đến là khu vực dịch vụ (tăng gấp 7,6 lần). Đây cũng là hai khu vực có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng giá trị GDP của Trung Quốc.
+ Công nghiệp và xây dựng có giá trị GDP cao nhất, tiếp đến là dịch vụ và thấp nhất là nông - lâm - ngư nghiệp (dẫn chứng).
+ Sự tăng trưởng GDP của các khu vực kinh tế không đều qua các giai đoạn (dãn chứng).
Về cơ cấu:
+ Trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc trong giai đoạn 1985 - 2004, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực công nghiệp - xây dựng, tiếp đến là khu vực dịch vụ và thấp nhất là khu vực nông - lâm - ngư nghiệp.
+ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự thay đổi theo hướng:
Tỉ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 28,4% (năm 1985) xuống còn 14,5% (năm 2004), giảm 13,9%.
Tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 40,3% (năm 1985) lên 50,9% (năm 2004), tăng 10,6%.
Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng, nhưng còn chậm từ 31,3% (năm 1985) lên 34,6% (năm 2004), tăng 3,3%.
* Giải thích
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với xu thế của thế giới là do:
- Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng giá trị tổng GDP của Trung Quốc.
- Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, chính sách đổi mới và kết quả của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển mạnh của các ngành công nghiệp và dịch vụ tạo ra giá trị lớn dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
+ Tính cơ cấu:
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ấn Độ năm 1990 và năm 2010
+ Tính bán kính hình tròn ( r 1990 , r 2010 ) :
r 1990 = 1 , 0 đvbk
r 2010 = 1711 327 = 2 , 3 đvbk
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế của Ấn Độ năm 1990 và năm 2010 (%)
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
+ Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ấn Độ năm 1990, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ (44,5%), tiếp đến là khu vực nông - lâm – thủy sản (29,0%) và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng (26,5% ).
+ Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ân Độ năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ (54,4%), tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng (27,6%) và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực nông – lâm – thủy sản (18,0%).
- Sự chuyển dịch cơ cấu:
Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ấn Độ có sự thay đổi theo hướng:
+ Tỉ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản giảm từ 29,0% (năm 1990) xuống còn 18,0% (năm 2010), giảm 11,0%.
+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 26,5% (năm 1990) lên 27,6% (năm 2010), tăng 1,1%.
+ Tỉ trong khu vực dịch vụ tăng từ 44,5% (năm 1990) lên 54,4% (năm 2010), tăng 9,9%.
* Giải thích
- Sự chuyển dịch theo xu hướng chung của thế giới, do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, chính sách Đổi mới của Ấn Độ.
- Do giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước nên tỉ trọng tăng, còn giá trị nông – lâm - thủy sản có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trường tổng sản phẩm trong nước nên tỉ trọng giảm.
- Do Ấn Độ đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ấn Độ đã trở thành nước công nghiệp mới. Do có dân số đông, mức sống được nâng cao nên như cầu tiêu dùng lớn, các ngành dịch vụ phát triển mạnh, đa dạng và đặc biệt trong những năm gần đây, Ấn Độ đã và đang đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ cần nhiều tri thức.