K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2019

Biện pháp điệp "có" kết hợp với liệt kê có vị phù sa, có hương sen thơm, có lời mẹ hát.

Qua đó miêu tả hương vị của hạt gạo làng ta, có sự chắt chiu của hương vị đồng quê, của sự chăm chút từ con người.

-> Hạt gạo quý giá, thiêng liêng.

30 tháng 1 2023

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, bài thơ, dẫn vào đoạn thơ.

Mẫu:

Em vừa được học một bài thơ rất hay, ý nghĩa vô cùng. Đó là ...

Nhà thơ Trần Đăng Khoa là một cây bút tài tình, kể về những bài thơ mà ông sáng tác chúng ta không thể nào không thể kể đến ....

Thân bài:

- Nội dung bài thơ là gì? (bạn coi trong tập cho đầy đủ nhé)

- Nội dung đoạn thơ:

+ Nói đến sự thân thuộc, sự gắn bó của hạt gạo với làng tác giả.

+ Thể hiện hạt gạo gắn liền với những gì ý nghĩa.

- Phân tích:

+ BPTT điệp ngữ trong đoạn thơ: "Có".

=> Nhấn mạnh những gì mà hạt gạo chứa đựng, tình cảm sâu nặng của tác giả.

+ Hạt gạo nuôi lớn nhà thơ.

+ Hạt gạo có những mùi hương thơm tuyệt diệu.

+ Hạt gạo gắn liền với những lời mẹ hát cho nhà thơ, chứa đựng từng cực khổ mẹ chịu và kể những câu hát ngọt ngào.

=> Hạt gạo mang một ý nghĩa vô cùng lớn với tác giả.

- Đánh giá, tổng quát:

+ Đoạn thơ là những dòng tình cảm chân thật của tác giả.

Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề.

30 tháng 1 2023

Tớ cảm ơn ạ

 

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:Hạt gạo làng taCó vị phù saCủa sông Kinh ThầyCó hương sen thơmTrong hồ nước đầyCó lời mẹ hátNgọt bùi đắng cay…Hạt gạo làng taCó bão tháng bảyCó mưa tháng baGiọt mồ hôi saNhững trưa tháng sáuNước như ai nấuChết cả cá cờCua ngoi lên bờMẹ em xuống cấy…(Trích Hạt gạo làng ta, Trần Đăng Khoa) Câu 1: (1.0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ?Câu 2:...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay…

Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…

(Trích Hạt gạo làng ta, Trần Đăng Khoa)

 

Câu 1: (1.0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ?

Câu 2: (1.0 điểm) Nêu nội dung của đoạn thơ?

Câu 3: (1.0 điểm) Em hiểu câu thơ “Có lời mẹ hát. Ngọt bùi đắng cay” như thế nào?

Câu 4: (1.0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ được sử dụng trong khổ thơ:

Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…

Câu 5: (1.0 điểm) Từ nội dung, ý nghĩa của đoạn thơ, em cảm nhận được gì về phẩm chất của người nông dân Việt Nam?

1
14 tháng 3 2022

1. PTBĐ: biểu cảm.

2. ND: ca ngợi giá trị của hạt gạo và công lao người lao động tạo ra hạt gạo.

3. Câu thơ có ý nghĩa: thể hiện sự vất vả, chăm sóc, sự tần tảo của mẹ được kết tinh trong hạt gạo trắng đầy.

4. Biện pháp hoán dụ: giọt mồ hôi - chỉ sự vất vả của người lao động.

=> Tác dụng: thể hiện sự chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó của người lao động để làm ra hạt gạo.

5. Từ nội dung, ý nghĩa của đoạn thơ, em thấy được phẩm chất chăm chỉ, cần cù của người nông dân Việt Nam.

Các cụm danh từ là :

-Hạt gạo làng ta

-Sông Kinh Thầy

-Hương sen thơm

-Vị phù sa

- Hồ nước đầy

- Lời mẹ hát

17 tháng 12 2021

Còn có phân tích cụm danh từ nữa mà

biện pháp tu từ là ẩn dụ :

Tác dụng :

Giúp cho bài văn thêm sinh động vả hay hơn. Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng naỳ bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tạo sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

#thuyduongni

Chúc bạn học tốt

k hộ mk nha

15 tháng 7 2019

Hạt gạo là kết quả của sự kết tinh những gì tinh túy nhất hình thành nên, là vị phù sa của sông Kinh Thầy, là hương sen thơm trong hồ nước đầy, thậm chí còn có cả tình cảm của những người mẹ trong đó, là lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay.Muốn làm ra được hạt gạo thì đâu phải dễ dàng gì, người nông dân phải vất vã rất nhiều. Trong hạt gạo có bao nhiêu mồ hôi nước nước mắt, vị phù sa của con sông thuần khiết, hương sen và cả những câu hát vui khi chăm sóc cánh đồng, khoảnh ruộng của mẹ. Người nông dân muốn cho cây lúa tốt tươi thì còn phải cực nhọc khi những cơn bão lớn đi qua, mưa to, gió lốc lớn, những trưa hè oi ả lại phải ra đồng cày cấy, nước ruộng nóng cứ như là được ai đun sôi. Đến các con vật như cá, cua cũng không chịu nổi: "cá chết-cua ngoi lên bờ". Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên như vậy mà người nông dân, cụ thể ở đây là người mẹ của tác giả vẫn không quản khó khăn, chịu nắng nóng khắc nghiệt để xuống đồng gieo mạ. Bài thơ đã cho mọi người hiểu cảnh khổ cực của nông dân thời bao cấp, để mọi người luôn nhớ ơn người nông dân đã làm ra những hạt gạo trắng trong chắt lọc tinh hoa của đất trời nghìn năm muôn thuở.

Muốn làm ra được hạt gạo thì đâu phải dễ dàng gì, người nông dân phải vất vã rất nhiều. Trong hạt gạo có bao nhiêu mồ hôi nước nước mắt, vị phù sa của con sông thuần khiết, hương sen và cả những câu hát vui khi chăm sóc cánh đồng, khoảnh ruộng của mẹ. Người nông dân muốn cho cây lúa tốt tươi thì còn phải cực nhọc khi những cơn bão lớn đi qua, mưa to, gió lốc lớn, những trưa hè oi ả lại phải ra đồng cày cấy, nước ruộng nóng cứ như là được ai đun sôi. Đến các con vật như cá, cua cũng không chịu nổi: "cá chết-cua ngoi lên bờ". Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên như vậy mà người nông dân, cụ thể ở đây là người mẹ của tác giả vẫn không quản khó khăn, chịu nắng nóng khắc nghiệt để xuống đồng gieo mạ. Bài thơ đã cho mọi người hiểu cảnh khổ cực của nông dân thời bao cấp, để mọi người luôn nhớ ơn người nông dân đã làm ra những hạt gạo trắng trong chắt lọc tinh hoa của đất trời nghìn năm muôn thuỡ.
"Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần".

27 tháng 11 2018

các cụm danh từ là :

+)hạt gạo làng ta

+) sông Kinh Thầy

+) hương sen thơm 

+) vị phù sa

+) hồ nước đầy 

+) lời mẹ hát

27 tháng 11 2018

Cụm danh từ có trong đoạn thơ trên là: hạt gạo làng ta , lời mẹ hát , trong hồ nước đày.

18 tháng 3 2016

Điệp từ "có" :mục đích Nhấn mạnh.

Đối xứng, liệt kê :mục đích: chỉ rõ và nhấn mạnh vào đối tượng.

6 tháng 1 2019

Cụm danh từ trong khổ thơ là:

hạt gạo làng ta; vị phù sa; sông Kinh Thầy; hương sen thơm; hồ nước đầy; lời mẹ hát; hôm nay

_Học tốt_

6 tháng 1 2019

hạt gạo làng ta,sông kinh thầy,hương sen thơm , hồ nước đày