Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn 1:
a. Về hình thức, đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa, thụt đầu hàng, là sự gắn kết của các câu văn và kết thúc bằng dấu ngắt câu.
Về nội dung, đoạn văn đã diễn đạt một ý hoàn chỉnh: quan niệm về người nghệ sĩ.
b.
* Mạch lạc về nội dung giữa các câu trong đoạn văn:
- Câu 1: khẳng định bản chất nghệ thuật của con người
- Câu 2: chỉ ra những tác động đến bản chất nghệ thuật ấy
- Câu 3: chỉ ra tinh thần không khuất phục những tác động trên
- Câu 4: khẳng định đó là nghệ sĩ
=> Mỗi câu văn đều phải dựa vào câu văn trước đó làm tiền đề để nêu ý nghĩa.
* Mạch lạc trong phép liên kết:
- Phép lặp: chỉ, đồng cảm
- Phép thế: tấm lòng ấy, những người ấy
- Phép nối: Nói cách khác
c. Dấu hiệu cho thấy mạch lạc giữa đoạn văn này và các đoạn văn khác của văn bản “Yêu và đồng cảm” là có từ nối: “Nói cách khác”. Điều này cho thấy đoạn văn trước đó tác giả đã đề cập đến nội dung về người nghệ sĩ.
d. Trong đoạn văn, từ ngữ “người”, “đồng cảm”, “chỉ” được lặp lại nhiều lần. Việc lặp như vậy nhằm tạo ra mạch liên kết trong văn bản, giúp các câu trong đoạn văn cùng thống nhất một chủ đề.
Đoạn 2
a. Phép lặp từ được sử dụng nhưng các câu kề nhau nhưng đoan văn vẫn rời rạc vì phương tiện nối giữa các câu không phù hợp và các câu chưa thống nhất cùng một chủ đề.
b. Đoạn văn chưa có phương tiện kết nối hợp lí, các câu không nói về cùng một chủ đề.
Câu 1 nói về việc nước ta rất trọng hiền tài. Câu 2 giải thích về người hiền tài. Vì vậy cần có phép nối phù hợp: Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Bởi người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn.
Câu 3 và câu 4 không cùng chủ đề với câu 1. Câu 3 đề cập đến việc hiền tài đời nào cũng có và câu 4 khẳng định tên tuổi, sự nghiệp của họ được nhân dân ghi nhớ. Để thống nhất, mạch lạc, câu 3 và 4 nên giải thích việc “nhà nước ta rất trọng người hiền tài” như thế nào.
Thái độ của tác giả là thái độ trân trọng những điều giản dị, tình cảm của tác giả dành cho những người giản dị, có cách diễn đạt, ăn mặc giản dị vô cùng lớn. Tác giả bày tỏ sự yêu mến, quý trọng với những người chọn cho mình lối sống giản dị và tỏ ý phê bình những người chưa có lối sống giản dị.
- Bài thơ là lời của “anh” nói với “em” ở nơi xa
- Tác dụng: Thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình qua đó nhấn mạnh nỗi nhớ, tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ.
Bài thơ như lời bày tỏ của nhân vật ''anh'' đến nhân vật ''em'' thông qua miểu tả, cảm nhận thiên nhiên xung quanh. Những câu từ như một lời mời gọi, mời ''em'' đến với không gian, thiên nhiên ngày nắng. Điều làm cho việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tifnh nên độc đáo, giàu màu sắc và cảm xúc
:)
Tham Khảo
Câu nói " Có thể bạn không giàu về tiền, nhưng bạn giàu về tình cảm" là một bài học rất sâu sắc đối với em. Tiền bạc thì có thể mua được nhiều thứ nhưng lại chẳng thể mua được hạnh phúc. Tiền bạc không thể đổi lấy tình cảm của con người. Tuy nhiên nếu bạn giàu về tình cảm thì bạn luôn luôn cảm thấy cuộc sống rất ý nghĩa và hạnh phúc. Đó không phải là sự giàu có về thể chất nhưng lại giàu có về tinh thần. Mà đối với người giàu về tiền bạc thì họ chẳng bao giờ có được.