K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 12 2017

Giá trị khoa học:

+ Vườn quốc gia là nơi bảo tồn gen sinh vật tự nhiên.

+ Vườn quốc gia là cơ sở để nhân giống và lai tạo giống mới.

+ Vườn quốc gia là phòng thí nghiệm tự nhiên không gì thay thế được.

18 tháng 5 2019

Giá trị kinh tế - xã hội:

+ Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống nhân dân địa phương (tạo việc làm, tang thu nhập, phục hồi nghề truyền thống, các lễ hội tốt đẹp ở địa phương).

+ Tạo môi trường sống tốt cho xã hội (chữa bệnh, phát triển thể chất, rèn luyện thân thể,…)

+ Xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên.

6 tháng 5 2016
- Những giá trị của tài nguyên sinh vật:+Giá trị với phát triển kinh tế:+ Trước hết do tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú, đa dạng và rất giàu về nguồn gen như các số liệu nêu trên. Trước hết đó là các cơ sở tao ra nhiều nguồn nguyên liệu sinh vật để phát triển nhiều ngành công nghiệp khai thác và chế biến như: khai thác gỗ lâm sản, chế biến bột giấy, sản xuất xenlulô…+ Tài nguyên sinh vật nước ta có nhiều loài rất quý, có giá trị thương mại cao.·               Ta có nhiều loài thú quý như voi, bò tót, tê giác, trâu rừng…·               Ta có nhiều loài gỗ quý: đinh, lim, sến, táu, cẩm lai, gụ, mật, giáng hương; nhiều loài lâm sản quý khác như song, mây, mộc nhĩ, sa nhân.·               Nhiều loài chim quý như: yến, công trĩ, gà lao, sến cổ trụi; nhiều loại hải sản quý như cá thu, cá chim, tôm hùm, đồi mồi, trai ngọc...·               Nhiều loại dược liệu quý: tam thất, sâm quy, đỗ trọng, hà thủ ô…Những nguồn tài nguyên sinh vật này không những có giá trị to lớn ở thị trường trong nước mà còn có giá trị to lớn với xuất khẩu thương mại.- Giá trị đối với môi trường.+ Tài nguyên sinh vật trước hết là tài nguyên rừng có giá trị to lớn trong việc phòng hộ đó là rừng đầu nguồn, rừng ven biển. Trong đó rừng đầu nguồn có tác dụng điều tiết mực nước ngầm hạn chế lũ lụt đồng bằng. Còn rừng ven biển có tác dụng chống bão, cát bay, cát lấn, xói lở bờ biển và chống nước mặn ngày càng lấn sâu vào đất liền.+ Rừng có tác dụng chống xói mòn đất, giữ cân bằng nước, chống gió lạnh, chống gió nóng.

+ Tài nguyên sinh vật nói chung có giá trị to lớn trong việc giữ cân bằng hệ sinh thái tạo ra cảnh quan thiên nhiên trong sáng, đồng hoá môi trường có lợi cho việc nâng cao sức khoẻ và đời sống tinh thần cho con người.

Hơi dài bạn nhé!

17 tháng 3 2017

_ Về kinh tế: cung cấp gỗ xây dựng làm đồ dùng sinh hoạt gia đình; cung cấp lương thực, thực phẩm; làm thuốc chữa bệnh; cung cấp nhiên liệu sản xuất
_ Về văn hóa, du lịch: làm thực vật, động vật cảnh; tham quan, du lịch; dùng để an dưỡng, chữa bệnh; là nguồn gen phục vụ nghiên cứu khoa học; tạo cảnh quan thiên nhiên, văn hóa đa dạng.
_ Về môi trường sinh thái: giúp điều hòa khí hậu, tăng lượng Oxi, làm sạch không khí; giảm các loại ô nhiễm môi trường; giảm nhẹ thiên tai, hạn hán, hạn chế xói mòn, giữ nước; ổn định độ phì nhiêu của đất; cân bằng hệ sinh thái

5 tháng 2 2021

- Về Tự nhiên

+ Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.

+ Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.

+ Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm.

-Về kinh tế:

+Tạo điều kiện giao lưu thuận lợi với các nước.

+Có ý nghĩa rất quan trọng việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ.

-Về văn hóa-xã hội: vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình- hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

-Về an ninh-quốc phòng: nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

28 tháng 10 2023

- Về Tự nhiên

+ Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.

+ Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.

+ Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm.

-Về kinh tế:

+Tạo điều kiện giao lưu thuận lợi với các nước.

+Có ý nghĩa rất quan trọng việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ.

-Về văn hóa-xã hội: vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình- hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

-Về an ninh-quốc phòng: nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

 

 

16 tháng 2 2017

- Một số vườn quốc gia của nước ta:

Tên vườn Tỉnh Diện tích(ha) Hệ sinh thái đặc trưng
Cúc Phương Ninh bình, Hòa Bình, Thanh hóa 22000 Rừng rậm nhiệt đới trên núi đá vôi
Ba Vì Hà nội 7300 Rừng nhiệt đới trên núi
Tam Đảo Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên quang 19000 Rừng trên núi đá vôi
Cát Bà Hải Phòng 1520 Rừng nhiệt đới chuyển tiếp
Ba Bể Bắc Cạn 7610 Rừng nhiệt đới chuyển tiếp
Bến Én Thanh Hóa 16600 Rừng rụng lá
Bạch Mã Thừa Thiên – Huế 22000 Rừng cận xích đạo
Yok Đôn Đắc Lắc 58200 Rừng trên đảo và ven biển
Nam Cát Tiên Đồng Nai 38600 Rừng cận xích đạo
Côn Đảo Bà – Rịa – Vũng Tàu 19000 Rừng trên đảo và ven biển
Tràm Chim Đồng Tháp 7500 Đầm lấy nhiệt đới

- Giá trị các vườn quốc gia:

  + Giá trị khoa học:

   • Bảo tồn nguồn gen sinh vật tự nhiên.

   • Cơ sở để nhân giống và lai tạo giống mới.

   • Là phòng thí nghiệm tự nhiên không có gì thay thế được.

  + Giá trị kinh tế - xã hội:

   • Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống nhân dân địa phương (tạo việc làm, tăng thu nhập, phục hồi nghề truyền thống, các lễ hội tốt đẹp ở địa phương).

   • Tạo môi trường sống tốt cho xã hội (chữa bệnh, phát triển thể chất, rèn luyện thân thể…).

   • Xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên.

23 tháng 10 2016

- Các nước châu Á có nền kinh tế khá phát triển.

- Nền kinh tế phát triển nhưng chưa thực sự đồng đều.

- Nước có nền kinh tế phát triển nhất là Nhật Bản,

- Nhiều nước đang bắt đầu phát triển công nghiệp.

23 tháng 10 2016

- Các nước châu Á có nền kinh tế khá phát triển.

- Nền kinh tế phát triển nhưng chưa thực sự đồng đều.

- Nước có nền kinh tế phát triển nhất là Nhật Bản,

- Nhiều nước đang bắt đầu phát triển công nghiệp.

27 tháng 11 2021

Trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các nước không đều, chỉ có một số quốc gia hình thành nền công nghiệp mới

28 tháng 3 2017

Đáp án: D. Nhật Bản

Giải thích: Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng thứ 2 thế giới và là nước có kinh tế - xã hội phát triển toàn diện (trang 23 Địa lí 8).

25 tháng 12 2021

Câu 20. A-rập Xê-út và Cô-oét được đánh giá là những quốc gia
A. có nền kinh tế phát triển toàn diện.
B. giàu nhưng trình độ kinh tế- xã hội chưa phát triển cao.

C. có nền kinh tế dựa vào nông nghiệp.
D. công nghiệp mới.
Câu 21. Hai quốc gia ở châu Á có sản lượng lúa gạo xuất khẩu nhiều nhất thế giới là
A. Thái Lan, Việt Nam.
B. Ấn Độ, Trung Quốc.
C. A-rập Xê-út, Cô- oet.
D. Xin-ga-po, Bru-nây.

31 tháng 10 2023

Giá trị tự nhiên:

- Đa dạng sinh học: Vùng biển của Việt Nam có sự đa dạng sinh học phong phú với nhiều loài biển động và thực vật biển quý hiếm. Các khu vực biển cũng là môi trường sống cho nhiều loài động và thực vật địa phương quan trọng.

- Nguồn lợi thủy sản: Biển cung cấp nguồn lợi thủy sản lớn, là nguồn thực phẩm quan trọng cho người dân Việt Nam và nguồn xuất khẩu. Cá, tôm, và mực là những sản phẩm chủ đạo từ nguồn thủy sản biển.

- Khoáng sản biển: Ngoài lợi thủy sản, biển còn chứa nhiều khoáng sản quý như dầu khí, cát, sỏi, và quặng. Ngành công nghiệp dầu khí và khai thác khoáng sản biển đóng vai trò quan trọng trong kinh tế quốc gia.

- Môi trường biển: Vùng biển đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát khí hậu và cung cấp dịch vụ sinh thái. Biển cũng có giá trị du lịch cao với bãi biển đẹp và hoạt động thể thao biển.

Giá trị kinh tế:

- Thương mại biển: Vùng biển của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế. Các cảng biển như Cảng Hải Phòng và Cảng Sài Gòn là cửa ngõ thương mại quan trọng, thu hút hàng hóa và đầu tư nước ngoài.

- Ngành công nghiệp biển: Các ngành công nghiệp như đóng tàu, chế biến thủy sản, công nghiệp dầu khí, và du lịch biển đóng vai trò quan trọng trong kinh tế quốc gia.

Giá trị an ninh quốc phòng:

- Bảo vệ chủ quyền: Biển Đông là một khu vực tranh chấp chủ quyền và biển Đông phía Đông dãy Trường Sa và Hoàng Sa là một phần quan trọng của chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam. Vùng biển này có vai trò quan trọng trong bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ của quốc gia.

- An ninh và quốc phòng: Vùng biển cũng đóng vai trò quan trọng trong an ninh và quốc phòng quốc gia. Đảm bảo an ninh biển cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ quốc gia khỏi các mối đe dọa và thách thức từ biển.