Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Quê hương" là hai tiếng gọi thân thương nhất đối với mỗi một con người. Bởi đó là nơi chúng kiến ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Đối với em cũng vậy, quê hương em thật đẹp và mỗi lần nhắc gọi quê hương em thấy trong lòng trào dâng bao cảm xúc khó tả.
Quê hương em là một làng quê rất trù phú. Những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, những bãi ngô, nương dâu xanh tít tắp đến tận chân trời. Con đường làng ngoằn ngoèo, quanh co nhưng vô cùng sạch sẽ vì được làm bằng bê tông. Từ ngày có đường bê tông sạch sẽ, chúng em đi học không còn phải chịu cảnh lầy lội bùn đất như trước kia nữa.
Những ngôi nhà hai tầng mọc lên khang trang làm cho quê hương ngày càng mới mẻ. Bây giờ ở quê em không còn có nhà tranh nữa mà tất cả đều có nhà ngói cả rồi. Vì thế tháng 10 năm ngoái, quê em đã được đón nhận danh hiệu Nông thôn mới.
Tuy rằng cuộc sống đã khấm khá hơn nhưng ở quê em, mọi người vẫn sống với nhau rất chan hòa, tình cảm. Khi bắt đầu một ngày mới, các bác nông dân thường rủ nhau ra đồng. Các chị hàng xén đẩy xe đi chợ, nói chuyện về giá cả hôm nay. Còn chúng em thì í ới gọi nhau đi học, cười đùa và nói chuyện làm cho làng xóm nhỏ trở nên xôn xao và tràn đầy sức sống hơn. Những buổi tối liên hoan văn nghệ, các cụ ông cụ bà cũng hào hứng đi xem rồi tham giad đọc thơ, kể chuyện nữa.
Những cánh diều đủ màu sắc, đủ hình dáng bay lên cao, cao mãi trên triền đê lộng gió có lẽ là hình ảnh mà em thích thú nhất. Hy vọng những ước mơ của chúng em sau này cũng sẽ bay cao, bay xa như thế.
Diện mạo quê hương em đang thay đổi từng ngày và ngày một giàu đẹp hơn. Em rất yêu quê hương của mình. Chính vì thế sau này, dù có đi đâu xa đi nữa thì em vẫn luôn nhớ về quê hương.
Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm xúc với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một.
Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dậy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ.
Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu chuyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi chứng kiến tất cả.
Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thấy lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
- Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
Thầy Thứ lại an ủi lão:
- Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.
Lão Hạc chua chát bảo:
- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... Kiếp người như tôi chẳng hạn!...
Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?
Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu môt ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... thế là sung sướng.
- Vâng! Ông lão dậy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng
Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi tê tái đứng lên:
- Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé. Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi - thầy tôi nhắc nhở.
- Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác... Lão Hạc ngần ngại.
- Việc gì còn phải chờ khi khác... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.
Tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi nói chuyện lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia.
Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả cô đơn nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì bần cùng lão mới làm như vậy.
Đã 60 năm, đất nước đổi thay chế độ, lão Hạc không còn, cuộc sống của người nông dân ngày nay đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của đất nước mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương chia sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.
~Hok Tốt~
Đề 3 bạn tham khảo nhé!
Bài tham khảo Trong cuộc sống, mỗi chúng ta không ít lần mắc lỗi nhưng có những lỗi lầm đã gây ra không bao giờ chúng ta quên được. Bây giờ, cứ mỗi lần nhớ đến cô giáo dạy văn năm lớp bảy, tôi lại thấy trong lòng mình ray rứt vì đã vô lễ với cô
.Tôi vốn là một đứa trẻ bất hạnh nhất trên đời – tôi luôn nghĩ về bản thân mình như vậy. Mẹ tôi sinh ra tôi nhưng tôi không có bố. Từ bé tôi đã luôn bị mọi người xung quanh khinh miệt, giễu cợt là “đồ con hoang”. Nhiều bà mẹ không cho con họ chơi với tôi. Tôi sống thui thủi như thế với mẹ trong căn nhà nhỏ tồi tàn cuối xóm. Từ bé, tôi không thấy ai tốt bụng và thương tôi ngoài mẹ tôi. Hai mẹ con tôi sống trơ trọi không họ hàng trong sự khinh miệt của mọi người xung quanh. Trong mắt tôi, loài người thật xấu xa và độc ác – trừ người mẹ hiền lành mà tôi hết lòng thương yêu và kính trọng. Đến tuổi đi học, tôi không chơi với bạn nào trong lớp, luôn lãnh đạm, thờ ơ với mọi người xung quanh. Năm ấy, tôi học lớp bảy.
Trong giờ văn, hôm nay lớp học văn nghị luận chứng minh. Cô giáo giảng đề “Lá lành đùm lá rách”. Cô đã dùng nhiều lập luận và dẫn chứng gần gũi, cụ thể, thiết thực để cho chúng tôi thấy đấy là lòng nhân ái của người Việt Nam ta. Giảng xong, cô cho lớp viết bài, tiết sau cô sẽ sửa. Tiết học sau, cô gọi một số bạn nộp bài cho cô sửa – trong đó có tôi. Cô gọi tôi lên và hỏi: “Toàn, tại sao em lại không làm bài mà để giấy trắng? Em không hiểu bài à? Không hiểu chỗ nào cô sẽ giảng lại cho?”Phản ứng của tôi bất ngờ đến mức làm cả lớp sững sờ nhìn tôi. Tôi gân cổ lên trả lời cô: “Em không làm vì em không thèm làm chứ không phải không hiểu. Toàn là nói dối, bịa đặt, trên đời này làm gì có lòng nhân ái, người yêu thương người. Tại sao em lại chứng minh điều dối trá như thế là đúng cơ chứ?” Tôi nói mà không biết mình đang nói gì. Có lẽ đó là những điều uất ức dồn nén từ lâu hôm nay bộc phát. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt ngỡ ngàng về phía tôi. Còn cô giáo thì mặt tái xanh, tôi thấy cô giận đến run người. Cô không nói lời nào mà bước nhanh ra khỏi lớp. Tôi biết cô rất giận. Cô sợ không kìm chế được cảm xúc nên bước ra ngoài chăng? Tôi thoáng ân hận vì quá lời với cô nhưng tôi không thấy mình sai. Lớp trưởng đến bên tôi nhẹ nhàng: “Tại sao cậu vô lễ như thế? Đi theo xin lỗi cô đi!” Tôi giận dữ: “Tớ không nói sai. Tớ không có lỗi!”Sau sự việc trên, tôi đinh ninh mình sẽ bị đuổi học hoặc chí ít là mời phụ huynh. Tôi chỉ lo mẹ sẽ buồn. Cuối giờ, cô gọi tôi lên gặp riêng cô. Tôi biết mình sẽ bị khiển trách rất nặng. Tôi bước vào phòng giáo viên, cô ngồi đó vẻ mặt buồn rười rượi. Trên đôi mắt đen lay láy của cô còn ngân ngấn nước. Tôi đoán cô vừa khóc và thấy ngạc nhiên. Tôi càng ngạc nhiên hơn khi cô không trách mắng tôi mà nhẹ nhàng phân tích cho tôi thấy rằng tôi nghĩ như thế là lệch lạc.
Các bạn đã luôn gần gũi và giúp đỡ tôi, cô đã luôn quan tâm và yêu thương tôi,… Tôi vô cùng ân hận. Tôi lí nhí xin lỗi cô. Cô dịu dàng xoa vào đầu tôi và bảo: “Em hiểu được như thế là tốt và đừng nên mất niềm tin vào tình người như thế! Cô không giận em đâu”. Dù cô nói vậy nhưng tôi vẫn thấy mình thật có lỗi khi vô lễ với cô.
Tôi thật biết ơn cô vì đã dạy tôi bài học về tấm lòng độ lượng và giúp tôi lấy lại niềm tin về tình người.
Bài giữa kì thì em tự làm đi, không tự làm thì làm sao viết Văn hay lên được
Vào đúng khoảnh khắc những que diêm cuối cùng nối tiếp nhau bừng sáng, bà dịu dàng nắm lấy tay tôi, rồi hai bà cháu bay lên cao, cao mãi. Thế là tôi đã được cùng bà về bên Thượng đế chí nhân, chấm dứt những tháng ngày đau khổ, bi thương chốn trần gian. Tuyết vẫn rơi, nhưng tôi không cảm thấy lạnh nữa. Tôi cảm nhận rõ sự ấm áp từ vòng tay đầy yêu thương của bà. Hạnh phúc ơi! Sao tận bây giờ Người mới gọi tên con?
Vừa đặt chân đến cổng thiên đường, tôi ngỡ ngàng khi đứng trước một chiếc cầu vồng khổng lồ, lung linh bảy sắc. Ánh sáng, màu sắc rực rỡ từ cầu vồng chiếu ra khiến tôi lóa mắt. Trên cầu vồng, những làn mây màu ngọc thạch vắt ngang như những chiếc vòng ngọc khổng lồ ai ném xuống thế gian. Màu xanh non được lọc bởi ánh trời, đẹp như thế có lẽ chỉ một lần trong vũ trụ, khác hẳn sự tối tăm, lạnh lẽo của đêm giao thừa chốn dương gian. Bà ân cần nắm tay tôi, đưa về một ngôi nhà xinh xắn, với hàng rào dây thường xuân bao quanh giống như ngôi nhà hạnh phúc của gia đình tôi ngày xưa. Trong nhà, một lò sưởi ấm cúng với những ngọn lửa nhỏ đang nhẩy múa, trên bàn ăn trải khăn trắng tinh, một con ngỗng quay vàng rộm đang chờ sẵn cùng với rất nhiều bánh ngọt và hoa quả tươi ngon, cây thông Noel trang hoàng lộng lẫy ở góc phòng. Ngồi trong lòng bà, bên lò sưởi ấm áp, tôi nghẹn ngào kể cho bà nghe cuộc sống khốn cùng của tôi sau khi bà mất:
- Bà ơi! Từ ngày bà rời xa cháu, gia đình ta đã lâm vào cảnh bần hàn. Hai cha con cháu phải chuyển đến một căn áp mái tồi tàn, hoang lạnh. Cha trở nên nghiện ngập, mắng chửi cháu cả ngày. Cháu phải đi bán diêm để mưu sinh. Trong đêm giao thừa rét mướt, một mình cháu đầu trần với đôi chân tê cóng vì không có giày dò dẫm trong đêm tối. Suốt cả ngày, cháu không bán được bao diêm nào nên không dám về nhà vì sợ đòn roi của cha. Đói và rét khiến cháu kiệt sức, đành ngồi nép vào góc tường giữa hai ngôi nhà trong cái rét cắt da, cắt thịt của đêm đông. Cháu muốn quẹt một que diêm để hơ ấm đôi bàn tay tê buốt nhưng không dám vì đó là số diêm cha cháu giao đi bán. Cuối cùng cháu đánh liều quẹt một que, ánh sáng diêm rực như than hồng. Cháu tưởng như mình đang ngồi trước một lò sưởi tỏa ra hơi nóng dịu dàng. Que diêm tàn, lò sưởi cũng biến mất, cháu bần thần lo sợ sẽ bị cha mắng. Cảm giác đói cồn cào xâm chiếm, cháu lại quẹt que diêm thứ hai. Kì diệu quá bà ơi! Cả một bàn ăn thịnh soạn hiện ra, mùi ngỗng quay thơm nức cả mũi. Nhưng rồi mộng tưởng cũng tan biến khi que diêm vụt tắt. Chỉ còn lại mình cháu cô đơn trong xó tường lạnh lẽo. Không một ai bố thí cho cháu một chút tình thương. Tại sao cuộc sống của cháu lại bi thảm đến thế? Cháu nhớ quay quắt những đêm giao thừa hạnh phúc khi bà còn sống. Rồi cháu quẹt que diêm thứ ba. Trời ơi! Cháu không tin nổi! Trước mắt cháu là một cây thông Noel lớn, lộng lẫy với ngàn ánh nến sáng rực, lấp lánh. Rồi diêm tắt, những ngọn nến cứ thế bay cao rồi biến thành những ngôi sao trên bầu trời xa thẳm. Những ngôi sao đó gợi trong cháu nỗi nhớ bà da diết. Cháu quẹt thứ tư và bà đã đến bên cháu, vẫn nụ cười hiền hậu, dịu dàng, ánh mắt trìu mến nhìn cháu. Bà ơi! Đó chính là điều kì diệu nhất mà cháu được nhận từ thượng đế nhân từ. Cháu muốn níu bà ở lại vì bà chính là điểm tựa của cháu trong cuộc sống. Vì cháu biết có bà, cháu sẽ được sống những ngày hạnh phúc. Bà sẽ đưa cháu đến với một thế giới không có đòn roi, không có đói khát, không bị ghẻ lạnh mà chỉ có tiếng cười và những yêu thương. Cháu cũng biết, diêm tắt, bà cũng sẽ biến mất như những ảo ảnh trước. Không! Cháu không muốn thế. Cháu muốn ở mãi bên bà. Cháu cuống quýt quẹt tất cả những que diêm còn trong bao mong giữ bà ở lại. Diêm nối nhau sáng mãi, rồi bà đã nắm tay cháu bay cao lên mãi.
Bà ơi! Cháu đã không còn mẹ nữa. Xin bà đừng bao giờ rời xa cháu nữa bà nhé! – Tôi khẩn nài bà trong nước mắt.
Bà hiền hậu vuốt tóc tôi và nói:
- Cháu yêu! Đừng khóc nữa. Giờ cháu đã ở đây với bà rồi. Sẽ không còn buồn đau, đói rét nào đe dọa cháu nữa đâu.
Tôi ngả đầu vào vai bà trong niềm vui sướng khôn tả. Bỗng cánh cửa lớn mở ra, một người phụ nữ bước bước vào. Nhìn bà, tôi chợt thấy trái tim mình loạn nhịp. Vẫn mái tóc ấy, khuôn mặt ấy, nụ cười bừng nở như nắng mai, mùi hương quen thuộc. Mẹ! Là mẹ thật rồi. Tôi chạy nhào vào lòng mẹ, khóc tức tưởi, nhưng đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc, của sự trùng phùng kì diệu. Mẹ ôm chặt lấy tôi, vuốt tóc, lau nước mắt cho tôi. Mẹ nói:
- Nín đi con! Từ nay mẹ và bà sẽ bù đắp cho con tất cả những bất hạnh con đã phải chịu suốt bao năm qua.
Nỗi vui sướng khiến tôi mê mụ. Tôi không ngờ niềm hạnh phúc của tôi lại tròn đầy đến thế. Tôi chợt nghĩ không biết giờ này, ở dưới kia, họ đang làm gì với tôi - cô bé bán diêm. Tôi bèn vén mây nhìn xuống trần gian. Tôi nhìn theo và thấy một cô bé có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Cô bé ấy đã chết giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết. Vậy mà họ không tỏ chút xót thương nào, họ bảo nhau: "Chắc nó muốn sưởi cho ấm". Nhìn thấy cảnh tượng đó, trong lòng tôi dâng lên nỗi xót xa đến trào nước mắt. Thói thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm của người đời đã giết chết một cô bé, một tâm hồn trong sáng ngay vào cái thời điểm mà người ta hạnh phúc nhất, đầy đủ nhất. Cô bé ấy là tôi. Tôi đã chết không phải vì đói và rét, mà chết vì lòng người quá nghèo, quá lạnh. Mong sao trong cuộc đời sẽ không còn cô bé nào khốn khổ như tôi nữa. Cuộc đời này cần lắm những tấm lòng thơm thảo, biết yêu thương và biết sẻ chia.
- Cháu gái! Chúng ta đi chơi nào! Tiếng bà gọi tôi trở lại với thực tại.
Tôi vui sướng cùng bà và mẹ đi chơi, vườn hoa nơi thiên đường đẹp kì ảo với trăm ngàn loài hoa đủ màu lấp lánh. Mây trắng bò tràn lan trên mỏi nẻo đường đi. Mây ngũ sắc vương trên các vòm cây kì bí. Những cổng chào với ánh sáng chói lóa, lung linh đẹp mê hồn.
Thế là từ nay, tôi sẽ được sống cùng bà và mẹ hạnh phúc như xưa! Tôi sẽ cảm nhận được sự yêu thương qua từng cử chỉ, lời nói, ảnh mắt của hai người. Ôi! Thật hạnh phúc biết bao! Tôi thầm cảm ơn thượng đế đã ban cho tôi phước lành này. Thượng đế chí tôn! Con xin cảm ơn Người!
Tối qua trong lúc phụ mẹ chuẩn bị bữa tối, em đang xới cơm thì không may tuột tay làm vỡ bát. Sợ mẹ biết em đã cố tình dấu nó đi. Nhưng sau đó đã bị bố mẹ phát hiện và đã mắng em Bố mẹ luôn nghĩ em là một đứa con ngoan luôn biết nghe lời, chưa bao giờ phải khiến bố mẹ bận tâm. Nhưng thật sự là em không cố ý làm vợ cái bát đó, chỉ là do lỡ tay thôi mà! Đó là suy nghĩ của em lúc bị bố mẹ mắng, sau khi ngồi bình tĩnh suy ngẫm lại thì em thấy thật sự mình rất có lỗi.truyện là:" Chiều hôm đó em cũng chỉ có ý nghĩ là muốn giúp đỡ mẹ thôi vì mẹ đã vất vả đi làm cả ngày rùi mà tối về lại còn phải thổi cơm, làm thức ăn cho cả nhà nữa thì sẽ rất vất vả. Em vẫn còn bé , còng đang đi học nên không giúp được mẹ nhiều chỉ nghĩ đơn giản rằng nếu mình tự biết xới cơm thì bố mẹ ma biết sẽ vui và tự hào lắm. Nghĩ vậy nên em vừa lấy bát vừa xới nhưng không may là bát cơm nong quá khiến em tuột tay và làm vỡ nó. Thấy vậy, em vội nhặt hết mảnh sứ len, lấy chổi quét lau chùi cẩn thận.Cho hết mảnh sứ vào túi bóng buộc kỹ rồi cẩn thận để dưới bàn ăn. Cò chỗ cơm bị đổ em cũng cho vào túi buộc lại vứt vào thùng rác. Cứ đinh ninh rằng bố mẹ sẽ không phát hiện ra đâu. ngồi vào bàn ăn , trước khi xới cơm mẹ có hỏi em rằng cái bát sứ của mẹ mới mua ở đâu em có thấy không nhưng em đã thản nhiên coi như không biết mà trả lời mẹ. Bựa cơm gần kết thúc thì không may bố em đã đá phải những mảnh thủy tinh dưới gậm bàn, chỷ máu. mọi người đều ngó xuống bàn thì thấy có túi bóng đựng mảnh bát vỡ. Em giun lắm nhưng đã cố gắng tự chấn an tinh thần mình. tự rưng mẹ đập tay vào vai em và nói có phải con làm vợ cái bát đó của mẹ rồi vứt xuông bàn không? Thật sự em rất mún nói là có , em không thể nói ra được điều đó vì sợ bị bố mẹ mắng nên đã nói không phải. Nhưng không ngờ bố mẹ đã đoán ra . Đúng như em nói , bố mẹ đã mắng em rằng tại sao con lại làm thế , con có biết là minh hư lắm không , mẹ luôn luôn tin tưởng và đạt hết niềm hi vọng vào con nhưng tại sao con lại làm vậy . Mẹ không tránh mắng con vì con làm vợ cái bát của mẹ mà là vì con đã làm sai mà không biết tự nhận lỗi. Lúc đầu mẹ cũng có hỏi con nhưng tại sao con không trả lời mẹ rồi vừa nãy khi bố đá phải nó mẹ hỏi mà con vẫn không nhận. Trong đầu mình lúc đó chỉ có một suy nghĩ rằng tại sao mẹ lại không hiểu cho mình , mình chỉ muốn giúp mẹ thôi. Tại sao vậy? Em đã rất giận bố mẹ nên cũng chẳng giải thích gì hết cả mà chạy thẳng vào phòng . Em đã chợt nhân ra rằng mình đã sai thật rồi . Dáng lẽ mình phải biết nhận lỗi trước những việc mình làm sai chứ tại sao lai không giám thú nhận. Bố mẹ nói đúng em nên biết tự nhận lỗ để rồi có thể sửa chứ không nên làm ra vẻ không biết như vậy. làm thế là nói dối đối với một học sinh thì không nên nói dối bởi nó ảnh hưởng rất lớn đén nhân cách của chính mình sau này. Rồi người ta sẽ nói những điều không hay về bố mẹ mình rằng con nhà vô giáo dục hay con nhà mất dạy. Đúng em cần phải sửa chữa . Em sẽ xin lỗi bố mẹ hứa không tái phạm nữa và sẽ giải thích cho bố mẹ hiểu tại sao minh lại làm vỡ bát chứ không được im lặng như vậy. Chỉ mong sao bố mẹ bỏ qua và tha lội cho em. Qua lần mắc lỗi này em sẽ rút kinh nghiệm và sẽ không bao giờ làm điều gì khiến bố mẹ phải bận tâm hay phiền lòng nữa. Vì tuy đó chỉ là một lỗi lầm nhỏ thôi nhưng nó có thể ảnh hưởng rất lớn đén tương lai sau này của em.
kể theo lời của mk ư!!!
ukm