Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mùa đông sắp đến, cái lạnh rét buốt sắp càn quét khắp mọi nơi, đó cũng là mùa hàng trăm loại chim bay về phương Nam tránh rét. Thiên nga cũng không ngoại lệ. Có hai vợ chồng trẻ thiên nga nhà nọ vừa mới chào đón một nhóc thiên nga ra đời. Họ cũng lo bé thiên nga còn nhỏ quá không cầm cự nổi nên gồng mình thay phiên nhau bế con qua sông.
Đi được một quãng, thấy đuối quá, họ mới dừng chân nghỉ ngơi. Nghĩ thấy tình hình đưa con đi xa trong khi còn quá nhỏ như thế này không ổn, thiên nga mẹ mới nói với thiên nga cha gửi con cho ai trông một thời gian qua cái giá rét này.
Sau một hồi tìm kiếm, họ nhìn thấy gia đình vịt nọ cũng có những đứa con mới chào đời. Nhanh chóng đưa thiên nga con đến nhờ vả gia đình vịt kia. Vì cũng có con nhỏ nên những người mẹ có sự đồng cảm với nhau. Vịt mẹ đồng ý coi thiên nga con như người trong nhà đến khi cha mẹ nó trở về.
Thế là thiên nga con ở lại với gia đình vịt. Những con vịt kia dần lớn lên, hiểu chuyện hơn. Chúng thấy thiên nga phổng phao khác hẳn chúng nó thì chế giễu thiên nga xấu xí. Lúc nào cũng hắt hủi, đem thiên nga ra làm trò đùa, mặc cho sự cấm cản la mắng của vịt mẹ. Rồi mùa xuân cũng đến, những con chim cũng trở về sau mùa đông lạnh giá. Đôi thiên nga quay trở về đón con trong niềm vui mừng con khôn lớn. Thiên nga con bỡ ngỡ nhận cha mẹ. Bầy vịt con thì ngỡ ngàng khi biết được sự thật.
Thiên nga ra đi mà vẫn còn bịn rịn, lưu luyến vịt mẹ. Bầy vịt con càng thêm xấu hổ vì những gì chúng đã đối xử với thiên nga con.
Trong một khu rừng nọ, có một cô Vịt mẹ đang ấp trứng, hồi hộp mong chờ đến ngày được gặp mặt những đứa con yêu quý của mình.
Cuối cùng ngày đó cũng đến, từng quả trứng nở ra, những chú vịt con xinh xắn và đáng yêu lần lượt nhảy ra ngoài, kêu “Cạc cạc”, Vịt mẹ vui lắm. Nhưng vẫn còn một quả trứng lớn nhất ở trong ổ vẫn chưa nở, thế là nó lại nằm xuống ấp tiếp. Bác Vịt già đi ngang qua, hỏi Vịt mẹ: “Này, cô đang làm gì ở đấy thế? Con của cô đã nở hết chưa?” Vịt mẹ nói: “Vẫn còn một trứng chưa nở chị ạ.”
Bác Vịt già bèn đi tới xem quả trứng và nói: “Quả trứng to thế này, chắc chắn không phải là trứng của cô đâu. Không chừng lại là trứng Gà tây đấy!” Vịt mẹ nghe lời bác Vịt già nói thì đâm bán tin bán nghi. Bác Vịt già lại nói: “Tốt nhất là cô cứ mặc kệ nó, mau đi dạy lũ con của mình bơi lội đi!” “Không! Tôi nhất định phải ở đây.” Nói xong, Vịt mẹ lại nằm xuống cái ổ của mình.
Vài ngày trôi qua, quả trứng cuối cùng cũng nở. “Con Vịt này vừa to vừa xấu quá đi mất!” Vịt mẹ nhìn đứa con của mình rồi thốt lên: “Chẳng lẽ nó đúng là con của chị Gà tây?” Vịt mẹ bắt đầu nghi ngờ.
Ngày hôm sau, Vịt mẹ dẫn các con của mình đến bờ ao. Vịt mẹ nhảy xuống ao trước rồi các chú Vịt con lần lượt theo sau, chú Vịt con xấu xí cũng theo các anh chị nhảy xuống ao và bơi lội. Vịt mẹ nhìn thấy thế, nghĩ bụng: “Tốt quá rồi, nó biết bơi kìa, vậy là không phải con của chị Gà tây!”
Tuy nhiên, một việc không mong muốn lại xảy ra, đó là các anh chị thấy Vịt con xấu xí quá nên suốt ngày chế giễu nó, gọi nó là “Vịt con xấu xí”. Vịt con luôn bị anh chị bắt nạt, cứ nhìn thấy nó ở đâu là chúng lại đuổi đánh, mổ nó tới tấp, ngay cả cô bé chủ nhà thường cho vịt ăn nhìn thấy Vịt con xấu xí cũng đá nó sang một bên chỉ vì nó xấu xí quá. Chú Vịt con tội nghiệp chỉ còn cách trốn vào trong góc tường, khóc tấm tức một mình. Một ngày nọ, nó quyết định bỏ nhà ra đi. Trời tối, nó đến một đầm lầy, dưới đầm có rất nhiều Vịt trời đang bơi lội. Vịt con vừa đói vừa mệt, nằm xuống bãi cỏ ngủ thiếp đi.
Sáng hôm sau, các chú Vịt trời phát hiện ra Vịt con, chúng bay đến chào hỏi người bạn mới. Vịt con liền kể cho chúng nghe câu chuyện của mình. Chú Vịt đầu đàn tỏ vẻ thông cảm, nói: “Bạn rất xấu xí, nhưng chúng tôi không quan tâm đến chuyện đó đâu, bạn có thể ở cùng với chúng tôi.” Thế là Vịt con xấu xí ở lại đầm lầy với đàn Vịt trời mấy ngày. Một hôm, khi Vịt con xấu xí đang bơi lội với các bạn Vịt trời thì có hai chú chim Nhạn bay ngang qua, bỗng nhiên, có tiếng “Pằng pằng” vang lên, hai chú Nhạn rơi xuống bụi lau sậy, hóa ra là chúng bị trúng đạn của thợ săn. Vịt con xấu xí sợ quá, khóc òa lên, nó không dám ở lại đây nữa.
Thế là nó chào các bạn Vịt trời và lại bắt đầu quãng đường lưu lạc của mình. Chập tối, nó nhìn thấy một ngôi nhà nhỏ, trong nhà chỉ có một bà lão sống cùng với một chú Mèo con và một chị Gà mái.
“Bà ơi, cháu có thể ở lại nhà bà không ạ?” Vịt con xấu xí mạnh dạn hỏi. Mắt bà lão rất kém nên bà cứ tưởng đó là một con Gà mái béo, bà nghĩ bụng: “Trời ạ, cuối cùng mình cũng có trứng để ăn rồi.” Vì vậy, bà lão vui mừng nói: “Tất nhiên là được!” Thế nhưng, ba tuần đã trôi qua mà nó vẫn chưa đẻ được quả trứng nào. Vịt con xấu xí đành phải rời khỏi nhà bà lão.
Lần này, nó đi đến một hồ nước. Khi mặt trời vừa mới ló rạng, có một bầy Thiên nga xinh đẹp từ khu rừng nhỏ gần đó bay đến. Vịt con thốt lên: “Trời! Đây là chim gì thế nhỉ? Đẹp quá! Mình chưa bao giờ được nhìn thấy loài chim nào đẹp đến thế.” Nó thầm nghĩ: Nếu một ngày nào đó, mình cũng trở nên xinh đẹp như thế thì thật là tuyệt biết bao! Một lúc sau, bầy Thiên nga bay đi mất.
Không bao lâu sau, mùa đông đã tới, nước trong hồ lạnh cắt da cắt thịt, Vịt con chỉ còn cách bơi qua bơi lại liên tục để không bị lạnh cóng. Một hôm, nó tìm thấy một đống cỏ khô và trốn ở trong đó suốt cả mùa đông. Cuối cùng, mùa xuân cũng tới, những tia nắng ấm áp chiếu rọi xuống mặt đất, những chú chim Sơn ca bắt đầu cất tiếng hót líu lo chào mùa xuân.
Bấy giờ, Vịt con xấu xí lại nhìn thấy có ba chú chim Thiên nga bay tới, nó mừng rỡ dang đôi cánh và đập thật mạnh xuống đất, bỗng nhiên, nó cảm thấy đôi cánh của mình khỏe hơn lúc trước rất nhiều. Thế nhưng những chú Thiên nga đã bay xa lắm rồi, nó không đuổi kịp được, chỉ biết nhìn theo và thầm nghĩ: “Nếu mình cũng xinh đẹp như họ thì thật là tốt biết bao!” Nghĩ đến đấy, nó lại cúi đầu ủ rũ và đi xuống hồ, bỗng nhiên, nó nhìn thấy trên mặt nước hiện lên hình ảnh một chú Thiên nga trắng vô cùng xinh đẹp. Đúng vậy! Đó chính là chú Thiên nga trắng mà nó hằng ngưỡng mộ. Những cô cậu bé đứng chơi bên hồ đều chỉ vào nó và khen: “Nhìn kìa! Chú Thiên nga trắng mới đẹp làm sao!” Vịt con xấu xí kinh ngạc thốt lên: “Trời! Thì ra mình không phải là một chú Vịt con xấu xí mà chính là Thiên nga xinh đẹp!”.
#TEAM.Lục Đại Khuyển Vương.I'm Nhị
Bác đánh cá và gã hung thần là truyện cổ dân gian Ả Rập. Câu chuyện kể về một gã hung thần gian ác được bác đánh cá vô tình giải thoát nhưng lại vô ơn định giết người đã cứu mình, nên đã bị trừng trị thích đáng. Đó là tấm gương cho những kẻ bất nhân bất nghĩa, phản bội lại người đã có ơn với mình.
Ý nghĩa: Trong bất kì tình huống nguy hiểm nào nếu bình tĩnh, sáng suốt, mưu trí, gan dạ, con người ta sẽ thoát khỏi nguy hiểm.
Giôn và Bin khập khiễng đi ra bờ suối. Mỗi người mang một khẩu súng và một cuộn chăn trên vai. Cả hai đều thấm mệt sau những ngày gian khổ dài đằng đẵng. Giôn bỗng trượt chân suýt ngã. Anh thốt lên một tiếng kêu trong đau đớn:
- Bin, mình bị trật khớp rồi.
Bin vẫn lảo đảo lội qua dòng nước. Giôn lại gọi, tiếng gọi như lời van vỉ của một người tuyệt vọng. Nhưng Bin không quay lại. Giôn chỉ biết nhìn theo Bin cho đến khi Bin vượt qua đỉnh đồi rồi mất hút.
Giôn nén đau trèo lên đỉnh đồi. Đã mấy ngày liền anh không có gì để ăn. Thỉnh thoảng, anh hái những quả dại để nhét tạm vào miệng rồi ráng nhai nuốt. Đêm đến, không lê bước nổi, anh dừng lại để ngủ.
Một buổi sáng, khi cái đói cào xé ruột gan khiến đầu óc anh mụ mẫm, tình cờ, anh bò gần một con chim đang ngủ quên. Nó giật mình lao vút lên đâm vào mặt anh. Một vài lần, anh bắt được một vài con cá nhỏ trong vũng nước. Anh nhai chúng rất cẩn thận vì biết rằng phải cố ăn để sống.
Một ngày kia, khi anh lê bước, anh gặp một con gấu lớn. Súng đã hết đạn, anh rút con dao săn, mắt chằm chằm nhìn nó. Con gấu bật ra một tiếng gầm thăm dò. Nếu anh bỏ chạy, nó sẽ đuổi theo. Nhưng anh không chạy. Anh đứng im như một pho tượng cho đến lúc cơn nguy hiểm đã qua.
Vào một ngày nọ, Giôn nằm bất động trên một mỏm đá. Anh chợt thấy một con tàu đang buông neo. Vừa lúc đó, anh thấy một con sói, đầu nó rũ xuống. Hình như nó bị bệnh, nó đang thở phì phò và húng hắng ho.
Mặc dù đã quá yếu nhưng anh vẫn cố bình tĩnh tiếp tục chuyến đi khủng khiếp để tìm tới con tàu. Bấy giờ anh không thể đứng dậy được nên chỉ bò bằng hai tay và đầu gối.
Có lần, anh ngất nhưng rồi tỉnh lại bởi tiếng khò khè sát bên tai. Anh cảm thấy cái lưỡi của sói quệt trên bàn tay anh. Những cái nanh ép nhè nhẹ, rồi mạnh dần. Con sói nỗ lực cắn vào tảng thức ăn mà nó chờ đợi từ lâu. Nhưng con người đã dùng hai tay như giộp nát bóp lấy hàm nó. Con sói chống lại một cách yếu ớt. Mấy phút sau, toàn bộ sức lực của con người đã đè lên mình con sói.
Trên boong tàu, một nhóm người nhìn thấy một vật lạ ở trên bờ đang chuyển động ra phía biển. Họ trèo lên một chiếc thuyền nhỏ để vào bờ xem. Giôn được cứu sống.
Bây giờ, Giôn nằm trên giường, nước mắt chảy trên hai gò má gầy guộc. Anh kể lại bằng những lời rời rạc về lai lịch của mình, về những khát vọng sống đã qua. Khát vọng sống đã giúp anh chiến thắng được thú dữ, chiến thắng được cái chết.
Chị Nga là cô bé ham chơi và chóng chán. Hè vừa rồi, chị Nga đòi mẹ mua bằng được tôi một búp bê khá đẹp, má hồng, mắt xanh, tóc vàng óng. Nhưng chỉ chơi được ít lâu, chị Nga đã bỏ mặc tôi trên nóc tủ cùng với mấy thứ đồ chơi khác cho bụi bám.
Trời trở rét, tôi chỉ còn mỗi chiếc áo lót mỏng vì bộ váy áo của tôi chị Nga đã đem giặt rồi bỏ ở đâu không rõ. Một đêm, trời lạnh quá, tôi run cầm cập và khóc thút thít. Chị Lật Đật tròn xoay đang ngủ, tỉnh dậy dụi mắt hỏi:
- Làm sao em khóc?
- Em không có quần áo nên rét lắm! Còn chị, may mà mũ áo dính liền với người nên chị Nga không cởi ra được.
Chị Lật Đật chép miệng:
- Cô ấy tệ thật! Chơi chán rồi là chẳng bao giờ còn quan tâm chú ý tới bọn mình.
Tôi nức nở:
- Em không muốn sống với chị ấy nữa đâu! Em đi đây!
Nói xong, tôi tìm cách leo lên tường, chui qua lỗ thông hơi rồi nhảy ra phố. Chị Lật Đật gọi tôi lại thế nào cũng không được bèn đánh thức chị Nga. Nhưng chị Nga vẫn ngủ vùi trong chăn. Chị Lật Đật tiếc rằng mình tròn xoay, không có chân. Nếu có, chắc chị cũng sẽ bỏ đi nốt.
Sáng hôm sau, hơn bảy giờ chị Nga mới thức dậy. Nhìn lên nóc tủ không thấy tôi chị ấy kêu ầm lên: “Ai lấy mất búp bê của con rồi?”. Mẹ chị bảo hãy chịu khó tìm ở góc tủ hay trong gầm giường. Chị Nga miễn cưỡng làm theo, nhưng tìm đâu cho ra tôi nữa?!
Đêm hôm trước, thoát được ra ngoài, tôi sung sướng chạy một mạch sang bên kia phố. Nhưng đêm tối, trời lạnh, không thể đi tiếp được, tôi đành phải tìm đến một gốc cây to, chui vào đống lá khô cho đỡ rét. Sáng hôm sau, một cô bé đi ngang qua, nom thấy tôi nằm trong đống lá liền reo lên:
- Ôi! Con búp bê xinh quá mà ai vứt đi thế này ? Hoài của!
Cô bé mang tôi về nhà, lau rửa cẩn thận. Cô bảo:
- Búp bê sao không có áo ? Tội nghiệp! Chị sẽ may váy áo đẹp cho em nhé!
Thế rồi cô bé hí húi cắt may cho tôi một bộ váy áo rất đẹp. Đến đêm, cô ôm tôi nằm ngủ. Trong vòng tay âu yếm của cô, dưới lần chăn len ấm áp, tôi vô cùng sung sướng. Tôi thỏ thẻ bên tai cô bé đang mơ màng trong giấc ngủ:
- Chị ơi, em muốn được ở bên chị suốt đời!
Tham khảo!!!
Tranh 1: Nga là cô bé ham chơi và chóng chán. Dạo hè, Nga đòi bằng được mẹ mua cho một con búp bê khá đẹp. Nhưng chơi được ít lâu Nga đã bỏ mặc búp bê trên nóc tủ cùng với các đồ chơi khác cho bụi bám.
Tranh 2: Một đêm, trời trở rét búp bê lạnh vì không có quần áo ấm để mặc, bộ váy duy nhất của búp bê đã bị Nga lột ra từ trước. Khi các đồ chơi khác an ủi thì búp bê càng tủi thân hơn, quyết định rời khỏi ngôi nhà đó.
Tranh 3: Đêm hôm trước, thoát được ra ngoài búp bê sung sướng quá, chạy một mạch sang phố bên. Nhưng đêm tối, trời lạnh, không thể đi tiếp được, búp bê phải tìm đến một gốc cây to, chui vào đống lá khô ai đã quét vun lại để trốn rét.
Tranh 4: Sáng hôm sau có cô bé đi qua thấy búp bê nằm lăn lóc trong đống lá, hỏi xung quanh lại chẳng ai nhận nên đem về nhà mình để chăm sóc
Tranh 5: Cô bé đem búp bê về tắm giặt sạch sẽ, thấy búp bê không có quần áo mặc nên hí hoáy cả buổi tối ngồi cắt may quần áo cho búp bê
Tranh 6: Cô bé ôm búp bê đi ngủ, trong vòng tay ấm áp của chủ mới, búp bê vô cùng hạnh phúc thỏ thẻ với cô bé rằng muốn ở với cô bé suốt đời.
Sáng nay, nhân nghe thầy giảng về ý nghĩa câu “Lá lành đùm lá rách" làm em chợt nhớ lại một bà lão, cứ thỉnh thoảng vài ba tuần, có ghé nhà em một lần.
Bà cũng có mái tóc bạc phơ, mặc bộ đồ đen già lọm khọm, giọng nói và gương mặt hiền từ, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Sao bà giống ngoại em hồi còn sống quá! Ban đầu, em không nghĩ bà là người ăn xin. Vì bà cũng có nét sạch sẽ như bao cụ già bình thường khác.
Mỗi lần bà lão đến đều được ba má em niềm nở tiếp đón và biếu những thứ bà cần. Một lần, đang bữa cơm, bà bước vào, ba má ern khẩn khoản mời nhưng bà một mực từ chối:
- Con có lòng như vậy, tôi cám ơn lắm. Già cả rồi đâu có ăn uống được nhiều, nên không thấy đói. Cho tôi ngồi nghỉ một lát.
Em vội vàng đi rót một tách trà nóng mang lên. Sau khi mẹ em xúc gạo trút vào giỏ cho bà lão, ba em còn nháy mắt ra hiệu. Mẹ em hiểu ý, mở tủ lấy tiền đem lại và nói:
- Bà nhận chút ít để mua trầu.
Bà lão cầm tờ giấy bạc trong tay run run, nhìn mẹ em mà đôi mắt rưng rưng ngấn lệ vì cảm động.
- Tôi để dành tiền này, khi bệnh, uống thuốc. Tiền lớn quá, ít có ai cho tôi thế này.
Thật ra thì tờ giấy bạc có bao nhiêu, nhưng nghe bà nói thế, lòng em nổi lên một niềm thương cảm. Tờ giấy bạc ấy, sở dĩ lớn vì đối với bà quá nghèo. Và em cũng chẳng hiểu sao, có nhiều người giàu sang, nhà cửa lộng lẫy, ăn xài phung phí, mà gặp người nghèo khổ họ lại dửng dưng hoặc là họ ném ra vài đồng tiền lẻ như một cách xua đuổi cho kẻ ăn xin sớm đi khuất mắt.
Qua lời hỏi thăm giữa ba má em và bà lão, em mới biêt bã đã ngoài tám mươi tuổi rồi, chẳng có con cái gì, chỉ một mình tá túc nơi nhà đứa cháu, cũng nghèo nàn thiếu ăn. Đôi lúc tủi thân, tủi phận, bà đành lang thang như thế.
Lúc bà bước ra, ba em còn căn dặn “có dịp qua đây, mời bà ghé nhà con chơi. Đừng ngại gì hết”.
Nhưng lâu lắm rồi, gần cả năm nay, em không thấy bà lão ấy đến nữa...
Đôi lúc rảnh rỗi, ba em có nhắc chuyện bà lão và vẫn thường khuyên em “một miếng khi đói bằng một gói khi no” đồng tiền mình giúp người nghèo khó, già cả, cô đơn bệnh tật đáng là bao, nhưng đã mang lại cho họ niềm hạnh phúc trong lúc thắt ngặt. Niềm hạnh phúc ấy của họ cũng chính là niềm vui thanh thản của lòng ta, con ạ.
Ngày xưa có một chú ngựa trắng, trắng nõn nà như một đám mây trên nền trời xanh. Mẹ chú ta rất yêu chú, lúc nào cũng dặn: - Con phải ở cạnh mẹ đây. Con hãy hí to lên khi mẹ gọi nhé. Ngựa mẹ gọi con suốt ngày và tiếng ngựa non hí cũng thật đáng yêu. Ngựa mẹ sung sướng lắm nên thích dạy cho con tập hí hơn là luyện cho vó con phi dẻo dai.
Gần nhà Ngựa có anh Đại Bàng Núi. Đó là một chú đại bàng non nhưng sải cánh đã vững vàng. Mỗi lúc nó liệng vòng, bóng cứ loang loáng trên bãi cỏ. Ngựa Trắng rất mê và ao ước được bay như Đại Bàng Núi. - Anh Đại Bàng ơi! Làm thế nào để có cánh như anh? - Phải đi tìm. Cứ quanh quẩn cạnh mẹ, biết bao giờ mới có cánh.
Thế là ngựa trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Thoáng cái, cả hai đã đi xa lắm. Chưa thấy đôi cánh đâu nhưng Ngựa Trắng đã gặp bao nhiêu cảnh lạ. Chỉ phiền là mỗi lúc trời một tối.
Bỗng có tiếng hú vẳng lên mỗi lúc một gần. Rồi một con Sói Xám sừng sững ngáng đường. Ngựa con sợ quá, mếu máo gọi mẹ..
Sói Xám cười man rợ và nhảy chồm đến Ngựa con. - Ối! Không phải tiếng Ngựa Trắng mà là tiếng Sói Xám rống to. Thì ra, đúng lúc Sói Xám vồ Ngựa con, Đại Bàng từ trên cao lao tới, giáng một cú thật mạnh vào trán Sói làm cho Sói Xám đau điếng hoa cả mắt, hốt hoảng cúp đuôi chạy mất.
Ngựa Trắng vẫn khóc, gọi mẹ. Đại Bàng dỗ dành. - Đừng khóc nữa! Anh sẽ đưa em về với mẹ! - Nhưng mà em không có cánh. Đại Bàng cười, chỉ vào bốn chân Ngựa, bảo: - Cánh của em đấy chứ đâu. Nếu phi nước đại, em còn bay nhanh hơn cả anh nữa ấy chứ. Thế rồi cả hai sải cánh, tung vó trở về nhà. Ngựa Trắng cảm giác như mình đang bay.
câu chuyện hai hạt lúa :
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy,...
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:
“ Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì- nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...
Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.
Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.
Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?
Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hồ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…
Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!
Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.
Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:
– Có chuyện chi đó cháu?
– Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!
Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:
– Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.
Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt.
Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.
Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.
Bài làm
Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.
Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.
Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?
Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hồ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…
Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!
Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.
Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:
– Có chuyện chi đó cháu?
– Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất
ạ!
Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:
– Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.
Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt.
Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.
Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.
Tham khảo nha
Học tốt
# mui #
Tranh 1: Bác đánh cá ra biển kéo lưới bắt cá.
Tranh 2: Trong một mẻ lưới bác đánh cá kéo lên được một cái bình đậy nút kín.
Tranh 3: Tò mò, bác mở nút bình ra xem có gì đựng trong bình thì lão hung thần bị giam trong đó bay thoát ra ngoài và đe dọa bác.
Tranh 4: Hết sức bình tĩnh, bác đánh cá tỏ ý không tin rằng hắn lại có thể ở trong một cái bình nhỏ xíu. Bác muốn hắn chui thử vào cho bác xem tận mắt, bác mới tin.
Tranh 5: Tên hung thần ngu ngốc tự thu nhỏ mình lại và lại chui vào bình. Bác đánh cá nhanh tay đậy nút bình lại nhốt chặt hắn ở trong đó.
Cảm ơn Lil Nấm, bạn có thể kết bạn với mình được ko!