Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giải thích vì sao cuộc kháng chiến của nhà hồ bị thất bại nhanh chóng
- Do nhà Hồ đã cướp ngôi của nhà Trần => Không được lòng dân.
- Khi chiến tranh không tận dụng được sức mạnh của nhân dân (mặc dù cũng bắt nhân dân thực hiện "vườn không nhà trống" giống nhà Trần nhưng còn bắt nhân dân nhổ lúa để quân Minh không có lương thực, đồng thời nhân dân cũng không có lương thực)
- Khi lên ngôi chưa ổn định được đất nước nhưng nhà Hồ đã tiến hành một loạt cải cách. Những cải cách ấy tuy tiến bộ nhưng nhân dân chưa kịp thích nghi thì nhà Hồ đã sử dụng những biện pháp hà khắc, cưỡng chế nên nhân dân oán than
Diến biến quá trình quân Minh xâm lược nước ta và cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ :
- Tháng 11 - 1406 , quân Minh tiến vào biên giới nước ta . Quân Minh lần lượt đánh bại quân nhà Hồ ở một số địa điểm ở Lạng Sơn .
- Hồ Quý Ly phải lui về đóng ở bờ Nam sông Nhị , lấy thành Đa Bang , làm trung tâm phòng ngự .
- Ngày 22-1-1407 , sau khi đánh bại quân nhà Hồ ở thành Đa Bang , quân Minh chiếm Đông Đô ( Thăng Long ) . Quân nhà Hồ phải lui về cố thủ ở thành Tây Đô ( Thanh Hóa )
- Tháng 4-1407 , quân Minh tấn công vào Tây Đô , Hồ Quý Ly chạy vào Hà Tĩnh và bị bắt vào cuối tháng 6-1407 .
Cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng vì :
- Do đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ , đã không biết dựa vào nhân dân , đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc , không kế thừa được bài học kinh nghiệm quý giá mà trước đó nhà Trần đã thành công trong ba lần kháng chiến chống Mông-Nguyên . Trong lúc đó , quân Minh đang mạnh mà quân nhà Hồ chỉ còn biết dựa vào các thành chống giặc ,
- Thêm vào đó , những hạn chế trong các chính sách của Hồ Quý Ly làm cho đông đảo quẩn chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh .
Câu hỏi đã trở nên quá quen thuộc và tốn rất nhiều công gõ bàn phím của các bạn rồi nha...khi nào có câu hỏi nào thì em vào mục tìm kiếm tìm giúp cô nhé.
Nếu câu hỏi mà chưa có ai từng hỏi thì em tiếp tục hỏi nha...
Chúc em học tốt và có nhiều câu hỏi hay gửi tới Hoc24!
- Nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tăng cường phòng thủ ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.
- Cuối tháng 12 — 1287, khoảng 30 vạn quân Nguyên tràn vào nước ta. Quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy, vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn đến Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp. Quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi cùng tiến về Vạn Kiếp.
- Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư chỉ huy triển khai quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân Trần tấn công quyết liệt, nhiều thuyền lương bị đánh chìm, một số còn lại quân ta chiếm.
- Cuối tháng 1-1288, thực hiện "Vườn không nhà trống", Thoát Hoan kéo quân vào kinh thành Thăng Long trống vắng. Sau trận Vàn Đồn, tình thế quân Nguyên rời vào khó khăn, lương thực ngày càng cạn kiệt, quân giặc ở Thăng Long . Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và rồi rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ.
- Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thuỷ, bộ :
+ Chiến thắng Bạch Đằng tháng 4-1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rơi vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quần Trần bố trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
+ Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân ta liên tục chặn đánh.
- Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên kết thúc thắng lợi.
Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống xâm lược Nguyên (1287 — 1288)
- Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tăng cường quân số ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.
- Cuối tháng 12 — 1287, khoảng 30 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta. Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy, vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp. Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi tiến về Vạn Kiếp.
-Tại Vân Đồn. Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân Trần đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của giặc bị đánh đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.
-Cuối tháng 1 - 1288, Thoát Hoan kéo quản vào kinh thành Thăng Long trống vắng. Sau trận Vàn Đồn, tình thế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân Trần tấn công chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt, quân giặc ở Thăng Long đứng trước tình thế bị cô lập. Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ.
- Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thuỷ, bộ :
+ Chiến thắng Bạch Đằng tháng 4 - 1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quần Trần bô' trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
+ Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân dân ta liên tục chặn đánh.
-Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên kết thúc thắng lợi.
Diễn biến cuộc kháng chiến lần ba chống quân xâm lược nhà Nguyên :
( 1287 - 1288 )
- Đứng trước nguy bị xâm lược , nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến , tăng cường quân số ở những nơi hiểm yếu , nhất là vùng biên giới và vùng biển .
- Cuối tháng 12 - 1287 , khoảng 30 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta . Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy , vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn , Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp . Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng , rồi tiến về Vạn Kiếp .
- Tại Vân Đồn. Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân Trần đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của giặc bị đánh đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.
- Cuối tháng 1 - 1288 , Thoát Hoan kéo quản vào kinh thành Thăng Long trống vắng . Sau trận Vàn Đồn, tình thế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân Trần tấn công chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt , quân giặc ở Thăng Long đứng trước tình thế bị cô lập . Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ , bộ .
- Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thuỷ, bộ :
+ Chiến thắng Bạch Đằng tháng 4 - 1288 , đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quần Trần bố trí từ trước , cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra , Ô Mã Nhi bị bắt sống .
+ Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc , bị quân dân ta liên tục chặn đánh .
- Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên kết thúc thắng lợi.
1.Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
Như ta đã thấy, xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng ta lại được biết rằng : quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên, xã hội phong kiến phương Đông lại phát triển rất chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở đây cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh, thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.
2.Phong kiến tập quyền : là chế độ quân chủ tập quyền, mọi quyền hành đều tập trung ở nhà vua, vua toàn quyền quyết định tất cả mọi việc.
Phong kiến phân quyền : là chế độ phong kiến ở giai đoạn mà quyền lực trong một nước bị phân tán do các lãnh chúa cát cứ ở các địa phương. Đôi khi nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc. Phong kiến phân quyền là giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến.
Nguyên nhân thắng lợi:
-Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia chống giặc.
-Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt trong mỗi cuộc kháng chiến.
-Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta.
-Chiến lươc, chiến thuật đúng đắn của các vương triều nhà Trần.
Quan điểm của em về đoàn kết dân tộc là:
-Nếu đoàn kết thì không có giặc nào mà ta không chống lại được.
-Nếu đoàn kết thì ta sẽ làm được tất cả.
- Tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia đánh giặc
- Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần trong mỗi cuộc kháng chiến
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn sáng tạo của Vương triều nhà Trần: Trần Khánh Dư, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải,...
- Trịnh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân
Xin lỗi bạn nha mình không biết quan điểm
Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
- Toàn dân tích cực tham gia kháng chiến.
- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần.
- Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.
- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
- Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
- Góp nhần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.
Nguyên nhân thắng lợi:
- Tinh thần đoàn kết, hi sinh quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng tạo của các tướng lĩnh nhà Trần, đứng đầu là Trần Quốc Tuấn.
Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Dại Việt của đế chế Mông-Nguyên, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Thể hiện sức mạnh dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.
- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, để lại nhiều bài học cho đời sau.
sách giáo khoa có đấy