K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2023

 

Có nhiều điều kiện thuận lợi ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, bao gồm:

1. Địa hình: Việt Nam có địa hình đa dạng, từ đồng bằng, đồi núi đến vùng biển, tạo điều kiện cho việc trồng trọt và nuôi trồng đa dạng.

2. Khí hậu: Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Điều này tạo điều kiện cho việc trồng trọt quanh năm và đa dạng các loại cây trồng.

3. Nguồn nước: Việt Nam có nhiều sông, hồ và mạng lưới kênh mương phục vụ cho việc tưới tiêu và nuôi trồng.

4. Đất đai: Việt Nam có diện tích đất đai phong phú và đa dạng, từ đất phù sa, đất sét đến đất cát, đất đá, tạo điều kiện cho việc trồng trọt và nuôi trồng các loại cây khác nhau.

30 tháng 10 2023

he he mình ko bít chia buồn cùng you

28 tháng 10 2021

Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất nông nghiệp nước ta.

-Thuận lợi: 

+Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho cây trồng vật nuôi phát triển quanh năm. Đó là cơ sở để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới theo hướng sản xuất lớn, chuyên canh và đa canh. 

 +Mùa đông lạnh cho phép phát triển cây trồng vụ đông ở Đồng bằng sông Hồng và cây trồng, vật nuôi cận nhiệt, ôn đới trên các vùng núi. - Khó khăn:

 Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra bão,lũ lụt,hạn hán,sương muối,... gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. .

 Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi. .

20 tháng 7 2017

Công nghiệp chế biến nước ta sử dụng nguyên liệu chủ yếu của ngành nông nghiệp vì vậy sẽ giúp ổn định và phát triển các vùng chuyên canh, việc áp dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ vào quy trình sản xuất, chế biễn sẽ tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị, nâng cao chất lượng nông sản => nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng sức cạnh tranh hàng nông sản.

=> Nhận xét A, B, C đúng

-  Việc thay đổi cơ cấu mùa vụ phụ thuộc chủ yếu vào sự phân hóa khí hậu và các điều kiện đất trồng. Công nghiệp chế biến không ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ,

Đáp án cần chọn là: D

21 tháng 10 2023

Vùng đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, với tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra, việc sản xuất nông nghiệp ở vùng này đang gặp nhiều khó khăn. Để thích ứng với biến đổi khí hậu, có một số giải pháp sau đây:

- Sử dụng giống cây trồng chịu hạn tốt: Chọn giống cây trồng có khả năng chịu hạn tốt, chịu được nhiệt độ cao và khô hạn, giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp.

- Sử dụng phương pháp tưới tiết kiệm nước: Sử dụng các phương pháp tưới tiết kiệm nước như tưới nhỏ giọt, tưới bằng phun sương, tưới bằng màng nước, giúp tiết kiệm nước và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước.

- Sử dụng phân bón hữu cơ: Sử dụng phân bón hữu cơ giúp cải thiện đất và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến đất.

- Sử dụng kỹ thuật canh tác mới: Áp dụng các kỹ thuật canh tác mới như canh tác đa tầng, canh tác trồng xen kẽ, canh tác hữu cơ, giúp tăng năng suất và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp.

- Đầu tư vào hệ thống giám sát và cảnh báo thời tiết: Đầu tư vào hệ thống giám sát và cảnh báo thời tiết giúp người nông dân có thể chuẩn bị kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện thời tiết và giảm thiểu rủi ro cho sản xuất nông nghiệp.

- Tăng cường hợp tác giữa các nông dân: Tăng cường hợp tác giữa các nông dân giúp chia sẻ kinh nghiệm và tài nguyên, giúp tăng cường sức chống chịu của sản xuất nông nghiệp trước biến đổi khí hậu.

1 tháng 3 2016

Thuận lợi: 
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là kiểu khí hậu rất thuận lợi trong phát triển ngành trồng trọt cây nhiệt đới. 
- Lượng mưa quanh năm cao nên cung cấp đủ nguồn nước để sản xuất và phục vụ đời sống. 
- Lượng nhiệt quanh năm cao nên cung cấp đủ sức sưởi ấm và được sử dụng để phát triển ngành năng lượng mặt trời. 
Khó khăn: 
- Có nhiều thiên tai: bão , lũ, hạn hán , gió phơn ,vvv... 
- Đất dễ xói mòn khi có mưa bão. 
- Sâu bệnh phát triển cao. 
- Khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp gây hậu quả lớn.

1 tháng 3 2016

 * Thuận lợi:

          - Nước ta có khí nhiệt đới gió mùa ẩm, nguồn nhiệt và độ ẩm phong phú giúp cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng 2 đến 3 vụ trong năm.

          - Khí hậu nước ta phân hoá nhiều theo chiều Bắc-Nam; theo mùa và theo độ cao nên có thể trồng được các loại cây nhiệt đới, một số cây cận nhiệt và ôn đới.

* Khó khăn:

          - Khí hậu nước ta nhiều bão lũ, gió Tây nóng khô. Trong điều kiện nóng ẩm dễ phát sinh sâu bệnh, bệng dịch….

          - Khí hậu còn nhiều thiên tai khác như sương muối, mưa đá, rét hại…..

          - Tất cả những hiện tượng trên gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp nước ta.

15 tháng 4 2021

tình hình sản xuất công nghiệp ở ĐNB thay đổi như thế nào từ khi đất nước thống nhất ?

- Trước năm 1975, công nghiệp phụ thuộc nước ngoài, cơ cấu công nghiệp nhỏ bé, chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm, tập trung ở Sài Gòn, chợ Lớn.

- Sau năm 1975, khi đất nước đã thống nhất, tình hình sản xuất công nghiệp đã có những thay đổi tích cực:

+Khu vực công nghiệp — xây dựng phát triển nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.+Cơ cấu sản xuất cân đối: bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển nhanh như: dầu khí, điện tử, công nghệ cao.+Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.+Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực: dầu mỏ, thực phẩm chế biến, hàng dệt may, giày dép, cao su,...+Các trung tâm công nghiệp lớn nhất: TP. Hồ Chí Minh (chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng), Biên Hoà, Vũng Tàu.
15 tháng 4 2021

Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ từ sau khi đất nước thống nhất:

- Trước khi đất nước thống nhất:

+ Chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm. Sản xuất phụ thuộc nước ngoài.

+ Phân bố chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn.

- Từ sau khi đất nước thống nhất:

+ Sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của vùng (59,3% năm 2002), hiện nay chiếm hơn 1/2 giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.

+ Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng và cân đối: bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm. Đã hình thành và phát triển nhanh nhiều ngành công nghiệp hiện đại như:hóa dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, chế tạo máy, hóa dược....

+ Phân bố công nghiệp ngày càng hợp lí hơn. Các trung tâm công nghiệp lớn của vùng là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. 

TP. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp của vùng.

Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.

Thủ Dầu Một (Bình Dương) là trung tâm công nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ trong các năm gần đây.

+ Khó khăn: Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và chất lượng môi trường bị suy giảm.

 

7 tháng 12 2018

- Sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn: tỉ trọng lao động ở thành thị có xu hướng tăng, tỉ trọng lao động ở nông thôn giảm.

- Nguyên nhân: do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Hậu quả của quá trình đô thị hóa:

+ Khó khăn trong giải quyết việc làm.

+ Ô nhiễm môi trường, nảy sinh nhiều vấn đề an ninh, trật tự xã hội.

Câu 19. Điều kiện nào sau đây tạo nên  tính đa dạng trong sản xuất nông nghiệp nước ta?A.Đất                 B.Nước              C. Khí hậu               D.Sinh vậtCâu 20 .  Vùng  nào sau đây có năng suất lúa cao nhất nước ta ?A. Đb sông Hồng       B. Đb sông Cửu Long.     C. Bắc Trung Bộ               D. Đông Nam Bộ.Câu 21. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết vùng nào nước ta  đứng đầu về cây cà...
Đọc tiếp

Câu 19. Điều kiện nào sau đây tạo nên  tính đa dạng trong sản xuất nông nghiệp nước ta?

A.Đất                 B.Nước              C. Khí hậu               D.Sinh vật

Câu 20 .  Vùng  nào sau đây có năng suất lúa cao nhất nước ta ?

A. Đb sông Hồng       B. Đb sông Cửu Long.     C. Bắc Trung Bộ               D. Đông Nam Bộ.

Câu 21. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết vùng nào nước ta  đứng đầu về cây cà phê?

A.Trung du  và miền  núi Bắc Bộ               B.Bắc Trung Bộ

C Đông Nam Bộ                                         D.Tây Nguyên

Câu 22 Loại  rừng cung cấp gỗ chủ yếu  cho ngành công nghiệp chế biến là:

A.rừng tự nhiên     B.rừng phòng hộ       C. rừng đặc dụng        D. rừng sản xuất

Câu 23.Ngư trường  trọng điểm nào sau đây nằm ở cực Nam đất  nước?

A.Ninh Thuận , Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu          B.Hải Phòng, Quảng Ninh

C.Quần đảo Hoàng Sa-Quần đảo Trường Sa       D.Cà Mau, Kiên Giang

Câu 24.Vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là :

A. Tạo sự đa dạng sinh học.                        B. Điều hoà nguồn nước của các sông.

C. Điều hoà khí hậu, chắn gió bão.              D. Cung cấp gỗ và lâm sản quý.

Câu 25.Hai tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta là:

A.Kiên Giang, Long An                       B.ĐồngTháp, Bến Tre

C.Cà Mau, An Giang                           D.Ninh Thuân, Bình Thuận

Câu 26.Thế mạnh nổi bật để phát triển ngành khai thác thủy sản nước ta là:

A.có vùng biển rộng, nguồn lợi hải sản phong phú

B. có vùng biển rộng, bờ biển dài,  diện tích rừng ngập mặn lớn

C.mạng lưới sông hồ , kênh rạch chằng chịt

D.hệ thống tàu thuyền, phương tiện đánh bắt hiện đại

Câu 27.Nuôi trồng thủy sản  nước lợ  phát triển thuận lợi ở vùng nước nào?

A.Hệ thống sông suối , ao hồ                       B.Vũng , vịnh, vùng biển ven các đảo

C.Các ngư trường trọng điểm                      D.Bãi triều,đầmphá, rừng  ngập mặn

Câu 28. Nhân tố có vai trò quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp của nước ta là:

A. dân cư và lao động.                           

B. thị trường, chính sách phát triển công nghiệp

C. các nhân tố kinh tế - xã hội.          

D. cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng.

Câu 29.  Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta hiện nay là:

A.Hà Nội,Đà Nẵng

B.Hà Nội,TP Hồ Chí Minh

C.Đà Nẵng,Hải Phòng

D.Đà Nẵng,TP Hồ Chí Minh

Câu 30. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết  những tỉnh/thành phố nào sau đây dẫn đầu về sản lượng khai thác thủy sản?

A.Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận       B. Kiên Giang,An Giang,Cần Thơ

C.Thanh Hóa, Hà Tĩnh,  Quảng Bình                      D. An Giang,Đồng Tháp, Cần Thơ

Câu 31. Yếu tố tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến phát triển, phân bố công nghiệp?

A.Đất               B. Nước              C. Khoáng sản              D.Sinh vật

Câu 32.Ngành công nghiệp chế biến lương thực,thực phẩm ở nước ta phát triển dựa vào ưu thế chủ yếu nào sau đây?

A.nguồn nhân công dồi dào , giá rẻ

B.Kinh nghiệm sản xuất được tích lũy lâu đời

C.Nguồn nguyên liệu phong phú, tại chỗ

D.Nguồn vốn thu hút từ nước ngoài

Câu 33.Khó  khăn lớn nhất của việc khai thác thủy điện nước ta là:

A.mùa khô, mực nước các hồ thủy điện hạ thấp

B.sông ngòi nhỏ ,ngắn,tiềm năng thủy điện thấp

C.miền núi và trung du cơ sở hạ tầng còn thấp

D.sông ngòi nước ta có lưu lượng nhỏ

Câu 34 Ngành công nghiệp trọng điểm nào sau đây phát triển dựa vào nguồn nhân lực dồi dào?

A.Khai thác nhiên liệu                        B.Vật liệu xây dựng

C.Cơ khí, điện tử                                D.Dệt may

Câu 35.Nhân tố nào sau đây làm cho mỗi vùng ở nước ta có thế mạnh khác nhau trong phát triển công nghiệp?

A.Vị trí địa lí                                          B.Điều kiện khí hậu

C.Yếu tố địa hình                                  D.Sự phân bố tài nguyên

Câu 36.Ngành công nghiệp trọng điểm chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp nước ta là:

A.hóa chất          B.khai thác nhiên liệu       C. vật liệu xây dựng         D.chế biến lương thực thực phẩm

Câu 37. Trong các ngành công nghiệp sau, ngành nào của nước ta có thế mạnh đặc biệt và cần đi trước một bước so với các ngành khác

A. Công nghiệp điện tử.  B. Công nghiệp hoá chất. C. Công nghiệp nhẹ     D.  Công nghiệp năng lượng.

Câu 38.Các mỏ dầu nào sau đây đang được khai thác?

A.Hồng Ngọc ,Rạng Đông    B.Lan Đỏ,Bạch Hổ   C.LanTây, Đại Hùng      D.Hồng Ngọc ,Lan Đỏ

A biểu đồ cột đôi     B. biểu đồ miền    C biểu đồ đường   D. biểu đồ cột chồng

Câu 39.Nhân tố nào sau đâylàm cho cơ cấu công nghiệp trở lên đa dạng và linh hoạt hơn?

A.Dân cư và nguồn lao động

B.Sức ép của thị trường tiêu thụ sản phẩm

C.Chính sách phát triển công nghiệp

D.Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất-kĩ thuật

Câu 40. Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm có tác dụng gì?

A.Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

B.Góp phần tăng thu nhập cho người dân

   C.Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

   D.Đápứng nhu cầu thi trường trong nước

1
21 tháng 10 2021

Tách ra đi bạn

2 tháng 3 2016

-Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long:

-Chế biến, bảo quản khối lượng nông sản lớn.

-Tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp.

-Xuất khẩu nhiều nông sản, ổn định sản xuất.

-Nâng cao đời sống nông dân.

-Góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, phục vụ sản xuất nông nghiệp.

-Tạo điều kiện cho hàng hóa nông nghiệp chiếm lỉnh thị trường trong và ngoài nước