K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 11 2017

Chọn đáp án: D

a) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.(Theo Lê Trí Viễn)- Hai đoạn văn liệt kê hai...
Đọc tiếp

a) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.

Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.

(Theo Lê Trí Viễn)

- Hai đoạn văn liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là những khâu nào?

- Tìm từ ngữ liên kết trong đoạn văn trên.

- Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê. Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết để có quan hệ liệt kê.

b) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

- Phân tích quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên

- Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó.

- Để liên kết hai đoạn văn có ý nghĩa đối lập, ta thường dùng từ biểu thị ý nghĩa đối lập. Hãy kể thêm các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập.

1
19 tháng 10 2019

a) - Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là khâu tìm hiểu và cảm thụ.

- Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: bắt đầu, tiếp theo, tiếp đó, sau đó, thứ nhất, thứ hai…

b) Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn. Hãy kể tiếp các từ có tác dụng này (đó, này,…)

c) - Từ "đó" là đại từ

- Các đại từ có tác dụng thay thế để liên kết đoạn : đó, này, ấy, vậy...

d) Mối liên hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn đó là mối quan hệ giữa nghĩa cụ thể và nghĩa khái quát.

- Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn đó: Nói tóm lại.

- Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa tổng hợp, khái quát ta thường dùng từ ngữ: tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, như vậy, nhìn chung, chung quy là…

23 tháng 12 2017

Chọn đáp án: A

Đọc đoạn văn Văn chương là đời sống ghi trên giấy. Và dù thông minh bực nào, cũng phải có sống mới hiểu được đời, mới hiểu được văn. Không lịch lãm nhiều thì làm sao tưởng tượng được những cảnh tả trong sách mà thấy nó hay? Không đau khổ nhiều thì làm sao thấu rõ được những tình tiết kể trong truyện mà thấy nó khéo? Một thanh niên không ra tới miền Bắc, dù có khiếu về văn chương, đọc hai...
Đọc tiếp
Đọc đoạn văn Văn chương là đời sống ghi trên giấy. Và dù thông minh bực nào, cũng phải có sống mới hiểu được đời, mới hiểu được văn. Không lịch lãm nhiều thì làm sao tưởng tượng được những cảnh tả trong sách mà thấy nó hay? Không đau khổ nhiều thì làm sao thấu rõ được những tình tiết kể trong truyện mà thấy nó khéo? Một thanh niên không ra tới miền Bắc, dù có khiếu về văn chương, đọc hai câu: Đá gập ghềnh nghiêng đôi bánh gỗ Tre làng dăm đảo biếc trong sương. của Vũ Hoàng Chương, hoặc câu: Chiều xuống vàng hoe chợ mới tàn, Gánh gồng chen chúc đợi sang ngang. ... của Bàng Bá Lân, tuy nhận được tài tả cảnh vật của hai nhà thơ đó, song tất không thấy lòng rung động nhè nhẹ như những người đã sống ở đất Bắc, mà hễ lòng chưa rung động thì chưa gọi là hiểu hết được cái hay của thơ. Câu 1: Hoa bưởi thơm rồi: đêm đã khuya. của Xuân Diệu, về nghệ thuật xét ra chẳng có gì là đặc biệt cả, nhưng mỗi lần ngâm lên, tôi thấy thoang thoảng hoa bưởi ở đâu đây mà nhớ những đêm xuân ở miền Bắc. Bài Tràng giang của Huy Cận, từ xưa tôi vẫn cho là hay, nhưng phải đợi tới lúc tôi nằm trong một chiếc ghe bầu, lênh đênh trên những sông Tiền Giang và Hậu Giang, nhất là trong mùa nước đổ, mới thấm được hết cái buồn man mác của nó. Và ngày nay, mỗi lần qua đò Mĩ Thuận hay Vàm Cống, trông dòng sông đầy, băng băng chảy, cuốn theo những mảng bèo, tôi đều bất giác ngâm lên những câu: Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng, Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật, Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. Theo Nguyễn Hiến Lê, Hương sắc trong vườn văn. Phương thức biểu đạt chính Nội dung chính của đoạn trích Tìm biện pháp tu từ cho biết tác dụng trong đoạn 1 Từ đoạn trích trên, tác giả đặt ra vấn đề: có hiểu đời mới hiểu văn", em có đồng ý với ý kiến đó không? vì sao? Tự luận: Với chủ đề có hiểu đời mới hiểu văn", em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của bản thân về những vấn đề được gợi mở từ chủ đề. Gợi ý làm bài MB: dẫn dắt từ hiện thực đời sống vào văn chương TB: giải thích câu nói: hiểu đời là gì? hiểu văn là gì? tại sao nói hiểu đời mới hiểu văn? dẫn chứng chứng minh (từ thực tế và từ tác phẩm văn học) mở rộng: đặt vấn đề ngược lại vậy hiểu văn thì có thêm hiểu đời hay không? chứng minh Cần làm gì để hiểu đời và hiểu văn KB:
0
Đọc đoạn văn Văn chương là đời sống ghi trên giấy. Và dù thông minh bực nào, cũng phải có sống mới hiểu được đời, mới hiểu được văn. Không lịch lãm nhiều thì làm sao tưởng tượng được những cảnh tả trong sách mà thấy nó hay? Không đau khổ nhiều thì làm sao thấu rõ được những tình tiết kể trong truyện mà thấy nó khéo? Một thanh niên không ra tới miền Bắc, dù có khiếu về văn chương, đọc hai...
Đọc tiếp
Đọc đoạn văn Văn chương là đời sống ghi trên giấy. Và dù thông minh bực nào, cũng phải có sống mới hiểu được đời, mới hiểu được văn. Không lịch lãm nhiều thì làm sao tưởng tượng được những cảnh tả trong sách mà thấy nó hay? Không đau khổ nhiều thì làm sao thấu rõ được những tình tiết kể trong truyện mà thấy nó khéo? Một thanh niên không ra tới miền Bắc, dù có khiếu về văn chương, đọc hai câu: Đá gập ghềnh nghiêng đôi bánh gỗ Tre làng dăm đảo biếc trong sương. của Vũ Hoàng Chương, hoặc câu: Chiều xuống vàng hoe chợ mới tàn, Gánh gồng chen chúc đợi sang ngang. ... của Bàng Bá Lân, tuy nhận được tài tả cảnh vật của hai nhà thơ đó, song tất không thấy lòng rung động nhè nhẹ như những người đã sống ở đất Bắc, mà hễ lòng chưa rung động thì chưa gọi là hiểu hết được cái hay của thơ. Hoa bưởi thơm rồi: đêm đã khuya. của Xuân Diệu, về nghệ thuật xét ra chẳng có gì là đặc biệt cả, nhưng mỗi lần ngâm lên, tôi thấy thoang thoảng hoa bưởi ở đâu đây mà nhớ những đêm xuân ở miền Bắc. Bài Tràng giang của Huy Cận, từ xưa tôi vẫn cho là hay, nhưng phải đợi tới lúc tôi nằm trong một chiếc ghe bầu, lênh đênh trên những sông Tiền Giang và Hậu Giang, nhất là trong mùa nước đổ, mới thấm được hết cái buồn man mác của nó. Và ngày nay, mỗi lần qua đò Mĩ Thuận hay Vàm Cống, trông dòng sông đầy, băng băng chảy, cuốn theo những mảng bèo, tôi đều bất giác ngâm lên những câu: Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng, Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật, Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. Theo Nguyễn Hiến Lê, Hương sắc trong vườn văn. Câu 1: Phương thức biểu đạt chính Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích Câu 3: Tìm biện pháp tu từ cho biết tác dụng trong đoạn 1 Câu 4: Từ đoạn trích trên, tác giả đặt ra vấn đề: có hiểu đời mới hiểu văn", em có đồng ý với ý kiến đó không? vì sao? Tự luận: Với chủ đề có hiểu đời mới hiểu văn", em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của bản thân về những vấn đề được gợi mở từ chủ đề. Gợi ý làm bài MB: dẫn dắt từ hiện thực đời sống vào văn chương TB: giải thích câu nói: hiểu đời là gì? hiểu văn là gì? tại sao nói hiểu đời mới hiểu văn? dẫn chứng chứng minh (từ thực tế và từ tác phẩm văn học) mở rộng: đặt vấn đề ngược lại vậy hiểu văn thì có thêm hiểu đời hay không? chứng minh Cần làm gì để hiểu đời và hiểu văn KB:
0
15 tháng 3 2022

Giúp lẹ vs ạ

13 tháng 9 2023

Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường......... 

Với hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước oai hùng của tổ tiên ta từ thuở Âu Cơ, Lạc Long Quân cho đến thời đại Hồ Chí Minh hiện nay, chúng ta tự hào vì được làm con dân đất Việt, trời Nam. Mỗi khi lật từng trang sử của dân tộc chúng ta lại thấy cần có trách nhiệm hơn, bởi đó là nơi để soi rọi tâm hồn ta, kêu gọi ta làm gì đó có ích cho đất nước. Chính vì thế, việc học lịch sử là một phần không thể thiếu đối với học sinh, sinh viên ở bất cứ cấp học, bậc học nào.

  

Để ghi lại những sự kiện, chiến công và thành tựu to lớn đó, Nhà xuất bản Hồng Đức và tác giả Đặng Việt Thủy đã cho ra đời cuốn sách “Việt Nam - những thời khắc lịch sử, những sự kiện trọng đại” được xuất bản năm 2018. Trên trang bìa của cuốn sách là hình ảnh của Bác Hồ người anh hùng dân tộc Việt Nam và ngôi sao năm cánh tượng trưng cho linh hồn dân tộc và các tầng lớp nhân dân cùng đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam ta. Hãy cùng trao đổi với tôi để hiểu rõ hơn về cuốn sách ý nghĩa này nhé. 

Lật từng trang sách đầu tiên, bạn đọc sẽ thấy được khí thế sôi sục của dân tộc ta qua những quyết định lịch sử trọng đại trong Cách mạng tháng Tám 1945. Đây có lẽ là một sự kiện lịch sử vô cùng trọng đại có ý nghĩa quyết định với vận mệnh của dân tộc ta. Hội nghị toàn quốc Ban chấp hành Trung ương của Đảng cộng sản Đông Dương tiến hành và ra quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Nội dung văn kiện hạ lệnh Tổng khởi nghĩa đã ra đời vào đúng 23 giờ ngày 13 tháng 8 năm 1945 do Ủy ban Khởi nghĩa ban bố.

Càng đọc càng thấy được sự quyết tâm và ý chí kiên cường chiến đấu để giành lại độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam qua các sự kiện lịch sử như: Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chuyện về vua Bảo Đại thoái vị, Quốc khánh 2-9-1945 được bảo vệ ra sao; Tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” và Lời kêu gọi của Bác Hồ; Hà Nội - mùa đông năm 1946; ngày ấy trẻ già, gái trai đều một lòng đánh giặc; Vì sao Điện Biên Phủ được cả quân ta và quân Pháp chọn làm điểm quyết chiến chiến lược.

Chiến dịch “Điện Biên Phủ mốc vàng thời đại” cho thấy chiến thắng đã đập tan âm mưu quân sự cuối cùng của Pháp, buộc Pháp phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ về kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Đúng như nhà thơ Tố Hữu nói:

“Chín năm là một Điện Biên

Nên nhành hoa đỏ nên thiên sử vàng”

Cho đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 - Trải qua ba chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, đặc biệt chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc 21 năm trường kì chống Mỹ; mở ra kỉ nguyên độc lập tự do, thống nhất cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của Chủ nghĩa anh hùng Cách mạng và trí tuệ con người”.

Cuốn sách thực sự là một tài liệu để bạn đọc tham khảo và tìm hiểu thêm về các sự kiện lịch sử diễn ra qua từng giai đoạn từ năm 1945 đến nay. Sách được biên soạn công phu, khoa học, ngắn gọn, súc tích theo trình tự thời gian dễ theo dõi, dễ nhớ, giúp bạn đọc thêm yêu lịch sử Việt Nam và trân trọng những giá trị về độc lập tự do mà ông cha ta và các anh hùng đã hi sinh mang lại. Mời bạn đọc đón đọc.