Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mùa thu từ lâu đã trở thành cảm hứng bất tận trong thơ ca của các thi sĩ, qua bài thơ Sang thu, tác giả Hữu Thỉnh đã làm nổi bật những nét đẹp của mùa thu miền Bắc. Mùa thu với những dấu hiệu đặc trung và qua cảm nhận tinh tế của tác giả đã khiến cho mùa thu càng thêm đẹp, say đắm lòng người.
sau khi đọc xong tác phẩm "Sang Thu" của Hữu Thỉnh, có lẽ ta cảm thấy yêu mùa thu hơn, yêu thiên nhiên hơn, yêu cái giao mùa và sự chuyển biến của đất trời trên quê hương mình để rồi biết trân trọng cuộc sống tươi đẹp này hơn.
Tham khảo
Đối với lứa tuổi học sinh hiện nay, thể hiện mình đang là một vấn đề lớn, là một nhu cầu tất yếu không chỉ trong trường học mà còn ở ngoài cuộc sống thường ngày. Vậy thể hiện mình đối với học sinh có ý nghĩa như thế nào mà họ lại coi đó là một nhu cầu tất yếu đối với bản thân như vậy? Hiện nay thể hiện mình thường thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau về cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Việc làm ấy là một hành động để chứng tỏ bản thân đối với mọi người. Về mặt tích cực, nhiều học sinh luôn đứng lên thể hiện bản thân mình bằng cách học tập thật tốt để đạt kết quả cao trong các kỳ thi ở các cấp, hay như một số học sinh lại tham gia và đóng góp tích cực cho các phong trào bề nổi ở liên đội, liên đoàn, trường, lớp,…cũng như nhiều bạn tận dụng khả năng đàn, hát, vẽ,…để thể hiện mình trước đám đông. Đó là những hành động thể hiện mình rất tích cực và vô cùng có ích để mỗi chúng ta phải học tập và noi theo. Song bên cạnh đó, một số bạn thể hiện mình mọt cách thái quá như đến lớp nhuộm tóc nhiều màu, mặc quần áo không rách thì hở, coi thường việc mặc đồng phục cũng như nội quy trường lớp, hay luôn tạo ra những trào lưu vô bổ, gây ảnh hưởng xấu tới thầy cô, bạn bè, hút thuốc lá, uống rượu bia,…sa đà vào các tệ nạn xã hội khác. Những việc làm để thể hiện mình một cách tiêu cực như thế thì không những gây ảnh hưởng xấu tới trường lớp, bạn bè, thầy cô mà còn gây sự thiếu thiện cảm trong mắt mọi người, đang dần biến mình trở thành người xấu, người vô văn hóa và làm giảm sút đi sự phát triển của xã hội. Là một học sinh, ta phải biết cách thể hiện mình sao cho thật đúng với tư cách của học sinh, luôn là một học sinh gương mẫu đi đầu mọi phong trào tốt đẹp, có ích cho bản thân, giúp ích cho đất nước. Chúng ta phải làm sao cho việc thể hiện mình chỉ tồn tại ở những mặt tích cực, đẩy lùi những mặt tiêu cực ra xa. Có như thế thì chúng ta mới có thể tự thể hiện mình một cách hoàn hảo nhất, trở nên có ích, có văn hóa, có năng lực, tài năng trong mắt mọi người và đối với xã hội. Tôi cũng vậy, tôi vẫn còn là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, tuy không có nhiều tài năng nhưng tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt, nâng cao vốn hiểu biết của mình để tham gia tích cực vào các phong trào của trường, lớp,…làm giàu đẹp thêm cho quê hương, đất nước và trở thành một chủ nhân tài năng thực sự. Thể hiện mình là một việc làm tốt, nhưng ta phải thể hiện mình làm sao cho thật đúng và tránh sa vào những việc làm thể hiện mình không tốt nhé!
Có ai đó đã từng nói rằng: “Con người sinh ra không phải để tan biến như hạt cát vô danh, mà để lưu dấu chân trên mặt đất và trong tim mọi người”. Việc thể hiện bản thân, do vậy, là một nhu cầu chính đáng của mỗi con người, các bạn học sinh cũng không là ngoại lệ. Vấn đề đặt ra cho mỗi chúng ta là: Thể hiện bản thân như thế nào là đúng đắn?
Thể hiện bản thân là một chuỗi hành động do con người tạo ra hay học hỏi của một ai đó nhằm khẳng định và cho thấy những đặc điểm nổi bật của bản thân mình, gây ấn tượng mạnh đối với mọi người xung quanh. Thể hiện bản thân ở môi trường học đường được chứng minh quacả ngoại hình , lời nói , cách ứng xử và hành động của học sinh.
Ở độ tuổi mới lớn, học sinh có những sự thay đổi đáng kể về tâm lý và suy nghĩ, dẫn đến hành động cũng trở nên nhạy cảm với mọi thứ xung quanh, điều này khiến họ luôn muốn thể hiện mình, chứng minh rằng mình đã trưởng thành. Mặt khác, nhu cầu được mọi người chú ý, được mọi người nể trọng, cũng là lí do khiến các bạn học sinh muốn thể hiện bản thân, để khẳng định năng lực và cái tôi của mình.
Những hành động thể hiện bản thân tích cực đến từ những việc đơn giản không những ở bề ngoài chỉnh chu, phù hợp với quy định của nhà trường mà còn ở lời nói và cử chỉ lịch sự lễ phép. Việc dám nói lên ý kiến, bảo vệ những quan điểm đúng đắn củamình đánh dấu cột mốc của sự trưởng thành. Cậu bé Đỗ Nhật Nam là một tấm gương hiếu học và không ngần ngại thể hiện bản thân trước mọi người xung quanh, cậu đã được tổng thống Obama gửi thư khen ngợi. Dẫu vậy, cậu vẫn quan tâm đến việc giúp đỡ cộng đồng, kì nghỉ hè vừa rồi cậu đã về nước mở lớp học tiếng Anh miễn phí cho các bạn đồng trang lứa. Hàng năm cứ đến hè, các bạn học sinh lại tích cực tham gia chiến dịch Hoa phượng đỏ, mồ hôi nhễ nhại nhưng khuôn miệng vẫn tươi cười, hăng say giúp đỡ mọi người. Họ cho chúng ta một bài học đúng đắn về cách thể hiện bản thân: cống hiến hết mình vì cộng đồng!
Tuy nhiên, hiện nay một số học sinh đã có những hành động khẳng định bản thân mình sai trái, không phù hợp với độ tuổi.Họ tập tành hút thuốc lá, tụ tập băng nhóm đánh nhau, quay clip bạo lực phát tán lên mạng, họ nói tục chửi thề, lạm dụng “ngôn ngữ teen” để chứng tỏ mình là “người sành điệu”… Đó là những hiện tượng đáng buồn, gây ra nhiều hậu quả khó lường cho bản thân và những người xung quanh.
Thể hiện bản thân mình, đúng đắn hay sai lầm, chủ yếu phụ thuộc vào việc mỗi chúng ta nhận thức bản thân và các giá trị sống. Mỗi chúng ta cần hướng đến cộng đồng để sống có ích, từ những việc làm nhỏ nhất: tham gia quỹ giúp bạn vượt khó, tiết kiệm tiền tiêu vặt để ủng họ đồng bào lũ lụt miền Trung… Đó là những hành động nhỏ những có ý nghĩa lớn, đánh dấu sự trưởng thành trong mỗi người học sinh.
Một vì sao sinh ra phải được tỏa sáng, mỗi con người sinh ra đều có nhu cầu thể hiện mình. Điều quan trọng là mỗi chúng ta phải biết phân định đúng, sai và sống tích cực, có như vậy chúng ta mới có thể trở thành ngôi sao bình dị nhưng lung linh, được mọi người yêu quý!
Trong bài văn nghị luận đặc sắc của Thủ tướng Vũ Khoan " Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới " đã nêu ra ý kiến: Cái yếu của người Việt Nam là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề ".Đó chính là nhận xét đúng đắn về con người Việt Nam hiện nay .Bởi , chúng ta có rất nhiều điểm mạnh ,bên cạnh đó vẫn tồn taị điểm yếu. Đó là việc thực hành và sáng tạo bị hạn chế bởi lối học lí thuyết nặng nề hay lối học chay, học vẹt. Điều đó dẫn đến hiện tượng học sinh học lệch, chỉ chú trọng vào những môn để thi cử , đề cao lí thuyết hơn thực hành . Họ chỉ vì mục đích trước mắt , không quan tâm đến lợi ích lâu dài và lợi ích cộng đồng. Hậu quả ấy còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất nước vì khi những cá nhân chậm phát triển thì đất nước cũng không thể phát triển được. Những học sinh chú trọng việc ''học'' mà không đi đôi với ''hành'', khi bắt đầu ra xã hội họ sẽ chẳng thể nắm bắt được với guồng quay của cuộc sống thực tại, dù có giỏi lí thuyết đến đâu cũng chưa chắc đã thực hành được tốt. Vì vậy, chúng ta cần nhận biết được điểm mạnh , điểm yếu của mình, phát huy được sự ''thông minh, nhạy bén'' và khắc phục điểm yếu để hoàn thiện hơn. Hơn thế cần biết kết hợp vận dụng tốt ''học và hành'', tránh học chay, học vẹt , áp dụng lí thuyết vào thực tế ; tăng cường tinh thần học hỏi ,nâng cao năng lực của bản thân . Đối với một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường như chúng ta đây, cần phải đề ra mục tiêu học tập, có kế hoạch lâu dài và lịch trình học tập khoa học và hợp lí, kết hợp học với hành để nâng cao và tích lũy kiến thức, trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội và góp phần xây dựng quê hương đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới
Tham khảo:
Maxim Gorki từng viết: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Thật vậy, và đọc sách là một việc làm không hề phức tạp mà lại có ý nghĩa lớn lao. Ai cũng biết sách chứa rất nhiều kiến thức trong cuộc sống, giúp chúng ta tư duy, nhận thức sâu sắc hơn, trưởng thành hơn và tích lũy được vốn từ ngữ phong phú.
Do đó đọc sách là một cách để ta thưởng thức cuộc sống, đó chẳng khác gì một sự trải nghiệm phong phú đủ mọi cung bậc trên từng trang sách. Bên cạnh đó đọc sách còn là một biện pháp tự học hữu hiệu và thiết thực mà ai cũng có thể làm được. Khi đọc sách mọi người sẽ không chỉ cảm thấy không còn đơn độc mà họ cảm thấy vô cùng tĩnh tâm. Nó có thể ươm mầm trong chúng ta những ý nghĩa cao thượng, những ý tưởng để làm việc trong nhiều lĩnh vực và hiểu biết sâu rộng. Rèn luyện thói quen đọc sách sẽ mang lại những lợi ích vô cùng to lớn; là một thói quen tốt giúp cho bộ não của chúng ta khỏe mạnh và linh hoạt. Đọc sách đem lại sự thư giãn, là nguồn gốc tuyệt vời của sự hưởng thụ, mọi nguồn cảm hứng, chỉ cho chúng ta mọi con đường đi với những kiến thức tuyệt vời, nó cũng giúp ta trở thành một người thành công trong cuộc sống này. Những cuốn sách thú vị và bổ ích giống như người bạn tốt, nhất là với những người say mê đọc nó. Bill Gates, một tỉ phú thế giới vẫn sống cuộc đời của một “mọt sách”. Ông đọc hơn 50 đầu sách mỗi năm và duy trì thói quen luôn đọc sách một tiếng trước khi đi ngủ bất chấp công việc bận ra sao. Ông chủ Facebook – Mark Zuckerberg cũng tương tự khi mời cả thế giới tham gia vào thử thách của chính mình vào năm 2015: Đọc một cuốn sách mới vào mỗi hai tuần.
Bạn thấy đấy, sách là kho tri thức không chối từ ai, chỉ cần ta hiểu được giá trị của kho tri thức ấy để rồi tự xây dựng cho mình thói quen đọc sách hàng ngày. Nhờ đọc sách, tôi tin chắc chắn chúng ta sẽ ngày một ưu tú hơn.
Tham Khảo
Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển của công nghệ thông tin, mạng truyền thông , mọi thứ đều có thể làm với mạng máy tính, điện thoại thông minh nhưng cùng với đó là tình trạng văn hóa đọc sách ở giới trẻ. Đọc sách là một thói quen tốt, đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống con người. Sách giúp ta mở mang tầm Tri thức, kiến thức sâu rộng, đem cho ta nhiều bài học đáng quý, rèn luyện cho ta những cảm xúc mới mẻ mà chỉ có sách mới đem lại được. Hiện nay, có rất ít người có thói quen đọc sách, những người đọc chủ yếu là người lớn tuổi và trẻ em, còn giới trẻ thì rất ít. Sự khác biệt lớn nhất của người đọc sách và không đọc sách ở chỗ : người trẻ đọc sách thì biết được nhiều, nghĩ được nhiều, dễ thành công trong cuộc sống và có nhân cách tốt đẹp còn người Không đọc sách thì sẽ có vốn kiến thức hạn hẹp, khó thành công. Việc này chủ yếu là do các bạn trẻ ngày nay chỉ mải miết lướt facebook, Yahoo, YouTube, xem phim trực tuyến trên mạng nên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đến tinh thần, kiến thức, phản ứng của các bạn. Đọc sách có nhiều lợi ích như vậy, chúng ta hãy cùng nhau chung tay lập đội tuyên truyền, phát động phong trào về ngày đọc sách, lợi ích của việc đọc sách để mọi người đặc biệt là giới trẻ để các bạn thay đổi theo hướng sống vui vẻ và hòa đồng với xã hội hơn.
Tham khảo:
Dàn bài chi tiếta. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nhiệm vụ của nền giáo dục là trang bị cho học sinh những tri thức nền tảng, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức tốt đẹp, kiện toàn năng lực, cho học sinh sẵn sàng bước vào làm việc trong cuộc sống. Sẽ không có thành công nếu không gắng sức học tập. Thế nhưng, tình trạng học sinh học chay, học vẹt, học đối phó vẫn còn phổ biến trong các trường học nước ta.
b. Thân bài
- Giải thích
- Học chay là gì?
- Học chay là học lí thuyết suông không gắn với thực hành rèn luyện kĩ năng, kiện toàn năng lực của học sinh.
- Học vẹt là gì?
- Học vẹt là học như con vẹt, chỉ biết nhai lại, bắt chước, lặp lại một cách vụng về mà không hiểu gì.
- Học chay là gì?
- Hiện trạng học chay, học vẹt của học sinh hiện nay
- Hầu hết ở các trường học, việc dạy học giáo viên thiên về trình bày bài giảng, học sinh ghi chép, ít được luyện tập, thực hành, thực tế. Học sinh vẫn còn ghi chép nhiều, ít giờ thực hành, trao đổi.
- Số phòng thực hành, thí nghiệm, thực nghiệm, nghiên cứu thiếu nghiêm trọng.
- Các hoạt động ngoài giờ chưa thật sự được chú ý nâng cao hiệu quả giáo dục. Học sinh vẫn học chay, học vẹt, lý thuyết không gắn với thực hành.
- Hầu hết học sinh học để lấy điểm, học để thi, học vì bằng cấp, không xem trọng việc rèn luyện kĩ năng.
- Giáo viên truyền đạt một chiều, giờ học mang tính tiếp nhận thụ động cao.
- Có thể nói, tại các trường học hiện nay, học sinh không còn hứng thú học tập, nhất là các môn khoa học xã hội, học bài nhiều.
- Nguyên nhân khiến học sinh học chay học vẹt
- Đầu tiên là do chương trình nước ta nặng về dạy học lý thuyết, ít thực hành khắc sâu kiến thức, hình thành kĩ năng.
- Cơ sở vật chất tại các trường học chưa đảm bảo, không thể đáp ứng được yêu cầu học tập, thực hành, nghiên cứu của học sinh.
- Lực lượng giảng dạy còn khá thụ động, chưa thực sự bắt kịp sự thay đổi của thời đại.
- Tâm lí học để lên lớp, học để lấy bằng cấp của học sinh, phụ huynh và toàn xã hội khiến cho học sinh chỉ học đối phó, không thật sự đam mê trong học tập, rèn luyện và nghiên cứu.
- Học sinh lười biếng, đua đòi lối sống thời thượng, lơ là trong học tập.
- Nội quy và các biện pháp kỉ luật trong trường học chưa thật sự nghiêm khắc, không có tính răn đe học sinh, từ đó không thể bắt buộc các em học tập và rèn luyện hiệu quả.
- Hậu quả của lối học chay, học vẹt
- Học sinh học nhiều, học căng thẳng nhưng không hiểu bài, chất lượng giáo dục giảm sút nghiêm trọng.
- Học sinh học chay, học vẹt, làm các giờ học thụ động, nhàm chán tăng cao càng khiến cho học sinh chán nản, rời bỏ việc học.
- Phòng thực hành, phòng thí nghiệm thiếu dụng cụ khiến cho các giờ thực hành diễn ra chậm, thiếu chính xác, việc rèn luyện kĩ năng không đạt hiệu quả cao.
- Học sinh lên lớp, ra trường nhưng năng lực không tương xứng, càng học càng thấy khó. Số học sinh bỏ học hằng năm tăng cao.
- Chất lượng giáo dục thấp kém, việc đào tạo và giáo dục con người không đạt hiệu quả cao, con người khó tìm việc làm, bất mãn với cuộc sống, làm nảy sinh các tệ nạn xã hội.
- Giải pháp khắc phục học chay học vẹt
- Xây dựng chương trình giáo dục tiên tiến, bắt kịp với tri thức của thế giới đồng thời phù hợp với tình hình dạy và học ở nước ta.
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học đảm bảo được yêu cầu học tập, thực hành của học sinh. Đặc biệt là các phòng thực hành, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng vi tính,…
- Kiên quyết chống dạy chay, học chay, học vẹt trong các trường học.
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ độ ngũ giáo viên, đảm bảo năng lực giảng dạy tốt.
- Khuyến khích học sinh thi đua học tập. Thay đổi phương pháp giảng dạy, quy chế tuyển sinh và thi cử. Gia đình và xã hội cần khuyến khích học sinh say mê học tập. Xác định mục tiêu học tập rõ ràng, hướng đến lý tưởng cao đẹp, phục vụ đất nước.
- Bài học nhận thức
- Nói không với hiện tượng dạy chay, học chay, học vẹt.
- Xây dựng cách học lành mạnh, tiến bộ, hiệu quả, hướng đến rèn luyện bản thân, kiện toàn năng lực, sẵn sàng làm việc xây dựng sự nghiệp cho bản thân, xây dựng quê hương đất nước.
c. Kết bài
- Không ai sinh ra đã là một thiên tài. Con người thành công là bởi biết kiên trì rèn luyện và học tập đúng cách. Học là để nhận diện tri thức, còn thực hành mới thực sự đem lại cho ta trí tuệ, sự sáng suốt và thành công.
Khi đọc văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” của Nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan, chúng ta thấy ông đã dành cho hậu nhân người Việt một lời khuyên có ý nghĩa sâu sắc về việc sùng ngoại và bài ngoại: “Bước vào thế kỉ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng được những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kì thị đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước.” Vậy vì sao sự sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức lại cản trở sự phát triển của đất nước.
Có thể hiểu, sùng ngoại là sự tôn sùng đến mức si mê những hàng hóa, văn hóa phẩm của nước ngoài; bài ngoại là sự chối bỏ, bác bỏ, tẩy chay, chê bai những gì có yếu tố ngoài nước. Để từ đó, qua câu nói của Vũ Khoan, ta có thể hiểu như sau: trong thời kỳ hội nhập, hiện đại hóa, công nghiệp hóa thì việc sùng ngoại-bài ngoại quá mức đều làm cho đất nước kém phát triển.
Nếp nghĩ sùng ngoại, bài ngoại là kết quả tất yếu của quá trình”hội nhập vào nền kinh tế thế giới và chúng để lại di họa cho thế hệ tương lai. Sùng ngoại quá mức sẽ tạo ra lối sống xa lạ với xã hội, dân tộc Việt Nam, làm thui chột đi truyền thống văn hóa dân tộc, khiến con người mất đi lòng tự tôn dân tộc. Thực tế cho thấy, giới trẻ đang ngày càng chuộng trang phục của nước ngoài mà xa lạ với những trang phục của dân tộc, người trưởng thành chỉ muốn ra nước ngoài sống mà không thích sống ở Việt Nam giúp Tổ quốc phát triển
Còn bài ngoại sẽ tạo ra một lối sống bảo thủ, trì trệ, những gì mới mẻ, hiện đại đều bị coi là lai căng, phù phiếm. Trên thực tế cho thấy, có nhiều người chỉ vẫn tin lời thấy cúng, thầy bói, thầy trừ tà mà không tin lời các y bác sĩ, không chịu uống thuốc dẫn đến người thân và bản thân chịu thiệt, có thể là mất mạng. Một số người không chịu mở mang kiến thức mà chỉ biết thu mình lại trong vỏ bọc “truyền thống”, “Việt Nam xưa”. Điều này thật đúng trong trường hợp của vua Tự Đức triều Nguyễn, ông và triều thần không chịu tìm hiểu đến khoa học kĩ thuật phương Tây, sùng Việt bài ngoại dẫn đến việc mất nước.
Để hai lối sống này không tồn tại, chúng ta cần làm chủ bản thân. Giới trẻ cần tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước bạn trên nền tảng văn hóa dân tộc. Đồng thời, lớp trẻ cần giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, những phong tục tập quan tốt đẹp. Chúng ta không được bảo thủ, chống lại những hủ tục và nạn mê tín dị đoan, ham học hỏi, ứng dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống
Nói tóm lại, nhờ câu nói của Nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan, ta hiểu được hậu quả của việc sùng ngoại và bài ngoại. Là học sinh, tôi sẽ hành theo Trung Đạo, không quá chuộng hàng nội và hàng ngoại, học theo văn hóa phương Tây một cách đúng đắn trên nền tảng văn hóa dân tộc như Chủ tịch Hồ Chí Minh vậy.
Tham khảo: Trường học là ngôi nhà thứ hai dạy cho con người nhiều điều hay lẽ phải. Tuy nhiên, hiện nay trong trường học có nhiều hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của các em học sinh, trong đó phải kể đến chính là hiện tượng học tủ, học vẹt. Học tủ là trường hợp các bạn học sinh dự đoán đề thi theo cảm quan của mình rồi học một số ít bài với hi vọng sẽ có bài đó trong bài thi. Học vẹt là cách học hời hợt, học thuộc lòng, không hiểu bản chất của kiến thức mà mình đang nghiên cứu. Học tủ học vẹt là những cách học chưa tốt, gây tiêu cực mà mỗi chúng ta cần loại trừ trong quá trình rèn luyện của mình. Hiện tượng này xuất phát từ chính những người học sinh. Có nhiều bạn lười học nhưng vẫn muốn đạt điểm cao, lại có những người học để phục vụ cho bài kiểm tra chứ không nghiên cứu kĩ lưỡng về bài học của mình. Cách học này dẫn đến hệ quả chính là việc chúng ta không hiểu, không nắm được bản chất của bài học, kiến thức khi trôi qua sẽ để lại lỗ hổng khiến ta khiếm khuyết. Lâu dần dẫn đến thói xấu trong học tập, tạo tác động tiêu cực đến môi trường học tập. Mỗi bạn học sinh cần phải có ý thức tự giác học tập, nghiên cứu kiến thức cho riêng mình, không lười biếng hay bị động. Nguồn kiến thức là vô hạn nhưng tiếp thu và tích lũy như thế nào lại là do ý chí chủ quan của con người. Hãy học tập và trở thành một công dân tốt, cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội và làm cho cuộc sống của chính mình tươi đẹp hơn.