Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Nếu có nơi nào để em dẫu đi xa đến mấy cũng nhớ về với biết bao yêu thương, mong nhớ thì đó chính là ngôi nhà thân yêu của em. Nơi đó có cha, có mẹ, có người anh trai yêu quý và có cả những cảnh trí vô cùng thân quen. Hình ảnh ngôi nhà đã in sâu vào tâm trí của em.
Ngôi nhà được ba mẹ xây dựng vào năm 1994, khi em chưa ra đời, và được hoàn thiện sau ba năm. Mẹ nói, ngôi nhà là kết quả của một quá trình lâu dài bố mẹ lao động, cố gắng: Bố mẹ đã từng đào đất làm gạch rồi xây lò nung gạch lấy nguyên liệu xây nhà. Mỗi lần nghe mẹ kể, em lại xúc động vô cùng.
Nhà em được bao quanh bởi một hàng rào cây găng. Bố em xén tỉa bờ tường tự nhiên ấy rất gọn gàng, đẹp mắt. Cổng nhà cao chừng hai mét, rộng một mét rưỡi được làm bằng sắt dựng trên hai trụ xây bằng gạch. Nhà có hai tầng, mặt tiền rộng bốn mét, cao bảy mét và chiều dài của ngôi nhà là mười hai mét. Mặt tiền quay về hướng nam được sơn màu xanh da trời, trước cửa nhà có trồng một giàn hoa ti-gôn. Trên đường đi học về, từ xa nhìn lại, ngôi nhà của em rất dễ nhận biết bởi giàn ti-gôn xanh tươi và những chùm hoa màu hồng duyên dáng gần như phủ kín phía trước.
Tầng một có bốn phòng. Bước qua cánh cửa gỗ màu nâu gụ là phòng khách rộng rãi, thoải mái. Phòng có chu vi 3m*4m và cao 4 mét, ngoài cửa chính còn có hai cửa sổ mở ra hướng đông đón ánh mặt trời. Bộ ghế salon màu trắng sữa được đặt áp tường phía tây. Ở phía Bắc, ngăn cách phòng khách với nhà bếp là một chiếc tủ thấp chừng một mét. Trên tủ đặt tivi và những đồ trang trí như búp bê Ma-tri-ô-ska, con lật đật,... Giữa chiếc tủ và tường phía đông có một lối đi rộng chừng mét rưỡi. Lối nhỏ ấy dẫn vào phòng bếp. Gọi là phòng bếp nhưng nơi đó kiêm luôn nhà bếp và nhà ăn. Phòng có chu vi 2,5m*4m, ở giữa đặt một chiếc bàn ăn hình tròn. Áp sát phía tây là kệ bếp ga, phía trên kệ bếp là giàn bát bằng gỗ. Liền ngay nhà ăn là cầu thang đi lên tầng hai. Kề tiếp cầu thang là nhà vệ sinh và nhà tắm. Phòng của bố mẹ em nằm sâu trong cùng. Căn phòng khá rộng và được trang trí chủ đạo bằng màu tím - màu mẹ em rất thích - trông vô cùng dịu mát.
Cầu thang dẫn lên tầng hai rộng chừng nửa mét được lát đá granito. Đi hết các bậc cầu thang, lên đến tầng hai, nhìn sang bên phải là phòng của anh trai em và bên trái là căn phòng đáng yêu của em. Phòng anh trai em khá gọn gàng thể hiện rất rõ tính cách của anh. Áp sát tường phía tây là bàn thờ gia tiên. Phía đông là hai cửa sổ rất rộng. Tường phía nam được trổ một cửa phụ dẫn ra ban-công đón gió nam mát mẻ mỗi khi hè đến. Căn phòng của em sặc sỡ nhất trong căn nhà yêu dấu. Nó cao tới ba mét và có chu vi là 3m*4m được trang trí bằng một màu hồng rực rỡ. Chiếc giường nhỏ sát tường phía tây được trải ga hồng. Bàn học sát tường phía nam trải khăn hồng; phía trên đó, giá sách của em cũng được bọc dán bằng giấy hồng. Những bức tranh các nhân vật hoạt hình Sakura, Tiểu Anh Đào, Đô- rê-mi,... phần lớn cũng màu hồng. Và đặc biệt, các đồ trang trí "handmade" của em như những chú hạc, những chiếc lọ hoa, những chiếc xúc xích cũng được làm bằng giấy hồng rất đáng yêu! Tường phía đông cũng có một cửa sổ rộng mở và tường phía bắc thì có một cửa trổ ra sân phơi. Khoảng sân khá rộng thường là nơi phơi quần áo hoặc những đồ lặt vặt trong nhà.
Ngoài ngôi nhà xinh xắn, nhà em còn có một khoảng sân vườn khá rộng. Trong đó, bố em trồng rất nhiều loại cây: cây xoài, cây bưởi, cây trứng gà... Những trưa hè nóng nực, được dạo dưới bóng mát khu vườn thì vô cùng thích thú!
Ngôi nhà thân yêu của em đã bao năm rồi không hề thay đổi, nó gắn bó với em như một người bạn lớn luôn bao dung và sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ. Nhớ về căn nhà ấm áp, những kỉ niệm xúc động lại ùa về khiến em thêm yêu ngôi nhà hơn nữa…
Tham khảo!
Mỗi chúng ta ai cũng cần có một mái nhà, ở đó có ba có mẹ, có những người thân yêu. Dù có đi đâu xa, nhưng mỗi tối chúng ta đều phải trở về căn nhà của mình. Ngôi nhà là tổ ấm, là nơi che chở cho chúng ta trước mọi bão táp, gió mưa.
Ngôi nhà của gia đình em không to cao như những ngôi nhà trong làng, nhưng đối với em nó là ngôi nhà đẹp nhất. Căn nhà được ba mẹ em xây từ khi em chừng 2 – tuổi, được quét vôi vàng và bây giờ đã phong rêu, đứng khiêm nhường bên những tán cây cổ thụ. Căn nhà em ở có 2 tầng, có 3 phòng ngủ, 1 phòng khách và 1 phòng bếp, bếp để nấu nướng và để một cái bàn ăn. Phòng ngoài là phòng khách nơi cả nhà cùng xem tivi, cùng trò chuyện và cũng là nơi bố mẹ dạy bảo em khi em làm sai việc gì.
Phòng trong được chia ra làm phòng ngủ cho bố mẹ.
Phòng của hai chị em được bố trí trên tầng 2. Chúng em tự trang trí cho căn phòng của mình bằng nhiều tranh ảnh, lọ hoa, thú bông… Phòng em còn có một cái chuông gió, mỗi khi gió thổi, chuông kêu leng keng nghe rất vui tai. Đó là món quà sinh nhật mà một người bạn thân đã tặng em. Trên bàn học của chị em còn có mấy khung ảnh để ảnh gia đình và ảnh của hai chị em khi còn bé. Phòng của em trai em thi đơn giản hơn, em ấy không thích trang trí gì nhiều. Ngoài chiếc giường ngủ, cái bàn học và chiếc máy tính và tủ đựng quần áo ra, không có gì nữa. Phòng ngủ của bố mẹ em thì trông chật chội hơn vì đựng rất nhiều thứ. Hơn nữa phòng của bố mẹ thi thoảng cũng là nơi tá túc của hai chị em, nên để mọi thứ ở trong đó.
Trước cửa nhà bố em em trồng một số cây cảnh như cây hoa lan, chậu cây lộc vừng, cây tứ quý. Trong nhà nhìn ra sân hay ở ngoài đường nhìn vào em thấy ngôi nhà mình tràn đầy sức sống. Mỗi khi rảnh rỗi cả gia đình em lại ra chăm sóc các chậu cây cảnh trước nhà, cả nhà em ai cũng vui mừng.
Trên lan can tầng 2 bố mẹ trồng cây hoa sao, cây leo kín cả lan can. cái lan can nhà em là xanh mát, trông xa như một tấm mành xanh phủ xuống. Mùa hè, cây nở những bông hoa đỏ li ti.
Em rất yêu ngôi nhà của mình. Dù đi bất cứ đâu, chỉ cần về nhà, em lại thấy sự đầm ấm gắn bó. Nhà là tổ ấm của gia đình em. Dù nhà em không rộng rãi, khang trang nhưng em không có cảm giác chật chội mà ngược lại, em thấy nó nhỏ nhắn, đáng yêu vì ở đó luôn đầy ắp tiếng cười và niềm yêu thương.
Ngôi nhà tuy nhỏ bé nhưng vô cùng quan trọng đối với mọi người trong gia đình em. Em muốn mãi mãi được sống bên mái nhà của mình, có bà mẹ và những người thân yêu. Mai đây lớn lên dù có đi đâu xa em mãi mãi nhớ về ngôi nhà nhỏ bé nhưng luôn ấm áp và tràn ngập niềm vui.
Em tham khảo:
Nếu có nơi nào để em dẫu đi xa đến mấy cũng nhớ về với biết bao yêu thương, mong nhớ thì đó chính là ngôi nhà thân yêu của em. Nơi đó có cha, có mẹ, có người anh trai yêu quý và có cả những cảnh trí vô cùng thân quen. Hình ảnh ngôi nhà đã in sâu vào tâm trí của em.
Ngôi nhà được ba mẹ xây dựng vào năm 1994, khi em chưa ra đời, và được hoàn thiện sau ba năm. Mẹ nói, ngôi nhà là kết quả của một quá trình lâu dài bố mẹ lao động, cố gắng: Bố mẹ đã từng đào đất làm gạch rồi xây lò nung gạch lấy nguyên liệu xây nhà. Mỗi lần nghe mẹ kể, em lại xúc động vô cùng.
Nhà em được bao quanh bởi một hàng rào cây găng. Bố em xén tỉa bờ tường tự nhiên ấy rất gọn gàng, đẹp mắt. Cổng nhà cao chừng hai mét, rộng một mét rưỡi được làm bằng sắt dựng trên hai trụ xây bằng gạch. Nhà có hai tầng, mặt tiền rộng bốn mét, cao bảy mét và chiều dài của ngôi nhà là mười hai mét. Mặt tiền quay về hướng nam được sơn màu xanh da trời, trước cửa nhà có trồng một giàn hoa ti-gôn. Trên đường đi học về, từ xa nhìn lại, ngôi nhà của em rất dễ nhận biết bởi giàn ti-gôn xanh tươi và những chùm hoa màu hồng duyên dáng gần như phủ kín phía trước.
Tầng một có bốn phòng. Bước qua cánh cửa gỗ màu nâu gụ là phòng khách rộng rãi, thoải mái. Phòng có chu vi 3m*4m và cao 4 mét, ngoài cửa chính còn có hai cửa sổ mở ra hướng đông đón ánh mặt trời. Bộ ghế salon màu trắng sữa được đặt áp tường phía tây. Ở phía Bắc, ngăn cách phòng khách với nhà bếp là một chiếc tủ thấp chừng một mét. Trên tủ đặt tivi và những đồ trang trí như búp bê Ma-tri-ô-ska, con lật đật,... Giữa chiếc tủ và tường phía đông có một lối đi rộng chừng mét rưỡi. Lối nhỏ ấy dẫn vào phòng bếp. Gọi là phòng bếp nhưng nơi đó kiêm luôn nhà bếp và nhà ăn. Phòng có chu vi 2,5m*4m, ở giữa đặt một chiếc bàn ăn hình tròn. Áp sát phía tây là kệ bếp ga, phía trên kệ bếp là giàn bát bằng gỗ. Liền ngay nhà ăn là cầu thang đi lên tầng hai. Kề tiếp cầu thang là nhà vệ sinh và nhà tắm. Phòng của bố mẹ em nằm sâu trong cùng. Căn phòng khá rộng và được trang trí chủ đạo bằng màu tím - màu mẹ em rất thích - trông vô cùng dịu mát.
Cầu thang dẫn lên tầng hai rộng chừng nửa mét được lát đá granito. Đi hết các bậc cầu thang, lên đến tầng hai, nhìn sang bên phải là phòng của anh trai em và bên trái là căn phòng đáng yêu của em. Phòng anh trai em khá gọn gàng thể hiện rất rõ tính cách của anh. Áp sát tường phía tây là bàn thờ gia tiên. Phía đông là hai cửa sổ rất rộng. Tường phía nam được trổ một cửa phụ dẫn ra ban-công đón gió nam mát mẻ mỗi khi hè đến. Căn phòng của em sặc sỡ nhất trong căn nhà yêu dấu. Nó cao tới ba mét và có chu vi là 3m*4m được trang trí bằng một màu hồng rực rỡ. Chiếc giường nhỏ sát tường phía tây được trải ga hồng. Bàn học sát tường phía nam trải khăn hồng; phía trên đó, giá sách của em cũng được bọc dán bằng giấy hồng. Những bức tranh các nhân vật hoạt hình Sakura, Tiểu Anh Đào, Đô- rê-mi,... phần lớn cũng màu hồng. Và đặc biệt, các đồ trang trí "handmade" của em như những chú hạc, những chiếc lọ hoa, những chiếc xúc xích cũng được làm bằng giấy hồng rất đáng yêu! Tường phía đông cũng có một cửa sổ rộng mở và tường phía bắc thì có một cửa trổ ra sân phơi. Khoảng sân khá rộng thường là nơi phơi quần áo hoặc những đồ lặt vặt trong nhà.
Ngoài ngôi nhà xinh xắn, nhà em còn có một khoảng sân vườn khá rộng. Trong đó, bố em trồng rất nhiều loại cây: cây xoài, cây bưởi, cây trứng gà... Những trưa hè nóng nực, được dạo dưới bóng mát khu vườn thì vô cùng thích thú!
Ngôi nhà thân yêu của em đã bao năm rồi không hề thay đổi, nó gắn bó với em như một người bạn lớn luôn bao dung và sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ. Nhớ về căn nhà ấm áp, những kỉ niệm xúc động lại ùa về khiến em thêm yêu ngôi nhà hơn nữa…
Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là một tác gia lớn của nền văn học dân tộc Việt Nam. Người đã viết thành công trên nhiều thể loại văn chính luận, truyện ký, thơ ca và ở thể loại nào cũng có những tác phẩm xuất sắc mẫu mực. Riêng ở thể loại văn chính luận Hồ Chí Minh đã chứng tỏ mình là một cây bút xuất sắc, mẫu mực mà dẫn chứng hùng hồn là tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” 1945. “Tuyên ngôn độc lập” là một bản tuyên bố lịch sử được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại vườn hoa Ba Đình vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Bản “Tuyên ngôn độc lập” vừa tuyên bố nền độc lập của dân tộc vừa bác bỏ luận điểm xâm lược của kẻ thù. “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận vừa có giá trị pháp lí, giá trị lịch sử, giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật cao. Cái tạo nên giá trị nghệ thuật cao chính là ở bút pháp lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, dẫn chứng hùng hồn, văn phong xúc tích trong sáng.
bác hồ Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước.
Tháng 6 năm 1911, Người đi ra nước ngoài, suốt ba mươi năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác – Lênin. Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người gửi tới Hội nghị Versailles (Pháp) Bản yêu sách của nhân dân An Nam, yêu cầu Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tours, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản.
Năm 1921, tại Pháp, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, nhằm tuyên truyền cách mạng trong nhân dân các nước thuộc địa. Người viết nhiều bài đăng trên các báo “Người cùng khổ”, “Đời sống thợ thuyền”. Đặc biệt, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” lên án mạnh mẽ chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các nước thuộc địa. Tất cả các bài viết của Người đều được bí mật chuyển về nước và lưu truyền trong mọi tầng lớp nhân dân. Ngày 30 tháng 6 năm 1923, Người đến Liên Xô và bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên đất nước Lênin vĩ đại. Tại Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân (10/1923), Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được cử làm cán bộ Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản, đồng thời là Ủy viên Đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc được giao theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước Châu Á. Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước, đồng thời mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1930 đến năm 1940, Người tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản ở nước ngoài, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ đạo đúng đắn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta.
Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 1944, tại khu rừng Sam Cao, thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Tháng 8 năm 1945, Người cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và chủ trì Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và Tổng bộ Việt Minh, cử Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thay mặt Chính phủ lâm thời, Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Cuộc đời của Bác được biết đến không chỉ bằng những công lao to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Mà còn là bởi phong cách sống giản dị không giống với bất kì một vị nguyên thủ quốc gia nào trên thế giới. Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh đến từ sự giản dị trong cuộc sống hằng ngày. Hàng loạt những dẫn chứng cụ thể và toàn diện để chứng minh điều ấy. Với cương vị của một nhà lãnh đạo nhưng Bác Hồ lại “lấy chiếc nhà sàn nhỏ bé bằng gỗ bên cạnh chiếc áo làm “cung điện” của mình”. Chiếc nhà sàn “vỏn vẹn có vài phòng dùng làm nơi tiếp khách, nơi họp Bộ chính trị, nơi làm việc và ngủ”. Trang phục của Bác cũng đơn giản hết mực “với bộ áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ”. Món ăn hàng ngày thì vô cùng đạm bạc - toàn là món ăn dân tộc không chút cầu kì: “cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”. Bác sống ở đó một mình với “tư trang ít ỏi là một chiếc va li con và một bộ quần áo, vài vật kỉ niệm”. Dường như, ta có thể cảm nhận được hình ảnh của chính người nông dân Việt Nam trong con người Bác - một vị lãnh tụ của dân tộc. Lối sống giản dị của Người khiến mỗi người dân Việt Nam cảm nhận được sự gần gũi, thân tình không thể tìm thấy được trong bất kì một vị chủ tịch hay tổng thống nào trên thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng ngời để các thế hệ sau học tập và làm theo.
Tham khảo:
Tố Hữu là nhà thơ có nhiều cống hiến cho cách mạng và thơ ca Việt Nam. Ở ông có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ ca. Ông được xem là lá cờ đầu, cánh chim đầu đàn của thơ ca cách mạng với những vần thơ làm rung động trái tim của nhiều thế hệ người đọc khi ông viết về lí tưởng, Tổ quốc, Bác Hồ, người lính, người mẹ. Bài thơ “Khi con tu hú” là một trong số những tác phẩm tiêu biểu của tập thơ “Từ ấy”.Đó là tiếng lòng của chàng thanh niên 19 tuổi say mê lí tưởng, tha thiết yêu đời, hăng hái hoạt động, bị giam cầm, tách biệt với cuộc sống bên ngoài. Khổ thơ đầu của bài thơ đã khắc họa vẻ đẹp một bức tranh mùa hè trong tâm tưởngngười chiến sĩ cách mạng khi bị trói buộc trong nhà tù đế quốc; bốn dòng cuối là tâm trạng bất bình trong cảnh ngục tù.
Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Bác là nhà cách mạng lỗi lạc, người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Người sinh ra tại quê ngoại Kim Liên, Nghệ An trong một gia đình có truyền thống Nho học. Năm 1911 với bí danh là Văn Ba, Người rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Suốt những năm tháng bôn ba ở nước ngoài Người đã tìm kiếm, học hỏi và nghiên cứu con đường cứu nước. Sau khi trở về Việt Nam, Người trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đi tới thắng lợi. Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, hạnh phúc của nhân dân.
Tham khảo
Việt Nam gắn liền với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, được nhiều người trong và ngoài nước biết đến, từ những món quà, sản vật của tạo hóa đến những công trình kiến trúc vĩ đại mang nét đẹp tôn giáo và thời đại.
Trong đó không thể không kể đến hòn đảo lớn nhất Việt Nam- đảo Phú Quốc, tập trung nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng Việt Nam và thế giới.
Đảo Phú Quốc là một hòn đảo nằm trong huyện xã Phú Quốc, thuộc tỉnh Kiên Giang, nằm trong vịnh Thái Lan, ngoài ra huyện đảo Phú Quốc còn được UNNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Cấu tạo của đảo Phú Quốc chủ yếu từ những loại đá trầm tích tụ hàng ngàn năm mà thành, nơi đây từng là địa điểm mà người Hoa di cư sang trong đó có Mạc Cửu được chúa Nguyễn cho làm tổng binh cai trị đảo đất xưa vào thế kỷ 18, và chính thức thuộc chủ quyền nước ta vào năm 1855.
Không chỉ vậy, nơi đây còn được nhắc tới với nhiều giai thoại lịch sử, truyền thuyết như bà Kim Giao_ người hoàng tộc Chân Lạp, có công khai phá đất đai trồng trọt gắn liền với hình ảnh những con trâu, giếng tiên_gắn liền với giai thoại Nguyễn Ánh chạy trốn khỏi sự truy đuổi của nghĩa quân Tây Sơn, Khuyển vương_ sự tích của loài chó Phú Quốc ngày nay rằng chúng có nguồn gốc từ Ấn Độ dương đến Phú Quốc từ thuyền cướp biển, ông Đạo Đụng_ người dân xưa Phú Quốc được cho là đã đắc tạo thành tiên,…
Thuộc khu vực lãnh thổ Việt Nam, đảo Phú Quốc cũng mang kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy vậy đảo nằm gần xích đạo nên nơi đây phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
Mặc dù nhiệt độ vào mùa khô của Phú Quốc kỷ lục tới 38 độ c nhưng thời tiết nơi đây luôn rất mát mẻ.
Không phải tự nhiên mà Phú Quốc trở thành một điểm đến nổi tiếng, thu hút du khách trong nước và quốc tế đến thăm, nơi đây có nhiều những bãi biển trải dài, mang những vẻ đẹp riêng, thơ mộng, tĩnh lặng như Bãi Sao, Bãi Dài, Bãi Trường, Bãi Cát Lấp,…..
Trong đó Bãi Dài được thế giới mệnh danh là một trong những bãi biển đẹp hoang sơ nhất, vì thế Bãi Dài luôn có số lượng lớn người tới thăm, chủ yếu là khách nước ngoài, tuy nổi tiếng là thế nhưng Bãi Dài rất ít được người Việt biết đến.
Ngoài ra Phú Quốc còn có hệ sinh thái động – thực vật phong phú thông qua công tác bảo tồn của vườn quốc gia Phú Quốc, khu bảo tồn biển Phú Quốc cùng vườn thú bán hoang Dã đầu tiên của Việt Nam, có danh lam nổi tiếng Suối Tranh nằm trong hang tạo nên một vẻ đẹp trầm lặng mà huyền ảo.
Không chỉ vậy, đảo Phú Quốc còn có những công trình kiến trúc văn hóa đặc trưng cho tôn giáo hoặc mang những vết tích của triều đại lịch sử hay như chùa Hộ Quốc_ ngôi chùa lớn nhất đảo được khởi công năm 2011, thờ Đức Ông; chùa Sư Muôn được dựng lên bởi Nguyễn Kim Môn vào đầu thế kỷ 20 dưới thời Pháp thuộc thờ Phật giáo; chùa Sùng Hưng chưa rõ người thành lập là ngôi chùa cổ nhất được xác định xây dựng vào thế kỷ XIX thờ Phật giáo,…
Kiến trúc của các chùa đều mang những nét cổ kính, thiêng liêng, mang đậm màu sắc tôn giáo. Với những tiềm năng phát triển như vậy, Phú Quốc thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tiêu biểu với công trình Công viên giải trí Vinpearl land.
Không chỉ vậy, đất Phú Quốc còn nổi tiếng với loài chó Phú Quốc với những đặc điểm đặc trưng như ở phía lưng có bờm lông dựng đứng cùng vòng xoáy với bốn chân dài, thân hình chúng thon và chắc khỏe.
Về nét đẹp văn hóa của Phú Quốc thì nơi đây được coi là đất phát tích của Đạo Cao Đài – Đạo Trời thờ Thượng đế được coi là Đấng sáng lập Đạo Trời và vũ trụ trong Đạo này.
Có thể nói đảo Phú Quốc mang lại với Kiên Giang nói chung và Việt Nam nói riêng những giá trị to lớn về lịch sử và văn hóa.
Về giá trị lịch sử, Phú Quốc xuất hiện vết tích con người sinh sống từ thế kỷ X, trải qua gần 11 thể kỷ với những thăng trầm của lịch sử nơi đây đã chứng kiến những sự đổi thay từ thời chúa Nguyễn đến khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, cùng với chiến tranh giữa người Khmer Đỏ với quân ta năm 1975 hay quân đội Tưởng Giới Thạch từng chạy trốn đến nơi đây.
Về giá trị văn hóa, đảo Phú Quốc lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa tôn giáo như đạo Cao Đài, Phật giáo,….
qua những công trình chùa chiền, đền miếu hay những tục lệ, lễ hội địa phương như lễ hội Nguyễn Trung Trực, lễ Dinh Bà Ông Lăng, lễ Nghing Ông,….
Ngoài ra đảo Phú Quốc còn mang lại nguồn lợi khổng lồ từ những lượt khách du lịch đến tham quan nơi đây cho địa phương cũng như nhà đầu tư, nổi tiếng với nhiều loại đặc sản như mắm Phú quốc, còi biên mai, tiêu Phú Quốc, cá khô Thiều, rượu Sim, nấm Tràm, rượu mỏ quạ, rượu Hải Mã, Hải Sản, Ngọc trai biển, Cá bớp, Điều Phú Quốc, Cá Trích cùng với đặc sản hồ tiêu Phú Quốc.
Nói chung, đảo Phú Quốc chiếm một vị thế quan trọng đối với Việt Nam về nhiều mặt; đem những nét đẹp văn hóa và thiên nhiên, đặc sản Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.
Chính vì thế, những giá trị ấy cần được bảo tồn và duy trì phát huy những giá trị ấy để truyền lại cho thế hệ nay và mai sau
Hồ Chủ tịch là lãnh tụ cách mạng vô sản kiệt xuất, một chiến sĩ cộng sản lão thành, Danh nhân văn hóa của thế giới. Với dân tộc Việt Nam, Người là Cha, là Bác, là Anh, Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ… (Tố Hữu). Đất nước ta, dân tộc ta tự hào về Hồ Chủ tịch – con người giản dị và vĩ đại – tiêu biểu cho truyền thống bốn ngàn năm lịch sử vẻ vang.
Đầu thế kỉ XX, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành thấu hiểu nỗi nhục nô lệ dưới ách xâm lược của thực dân Pháp nên đã noi gương các sĩ phu tiền bối như Phạn Bội Châu, Phan Chu Trinh… tìm đường cứu nước. Rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) năm 1911, Nguyễn Tất Thành nung nấu ý chí là phải sang tận nước Pháp để tìm hiểu kẻ thù, từ đó có cách chống lại chúng. Ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, người chiến sĩ cộng sản quốc tế Nguyễn Ái Quốc đã cống hiến rất nhiều cho phong trào đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của các dân tộc thuộc địa bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới và trở thành người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1941, với vốn sống thực tế, với kinh nghiệm dày dặn và trình độ hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Mác – Lê-nin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, dân tộc ta vùng lên phá tan xiềng xích của chế độ phong kiến suy tàn và ách nô lệ của thực dân Pháp cùng phát xít Nhật, giành lại chủ quyền độc lập, tự do. Ngày 2-9-1945, người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập và trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Chủ tịch Hồ Chí Minh.)
Suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sáng suốt lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân trường kì kháng chiến và đã kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Nhân dân miền Bắc sau giải phóng phấn khởi bắt tay vào xây dựng đất nước và sát cánh cùng đồng bào miền Nam tiếp tục đấu tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng trí tuệ siêu việt, bằng tấm gương suốt đời phấn đấu, hi sinh vì dân vì nước, đã đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chiến đấu đến cùng để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khẳng định truyền thống bất khuất, anh hùng của dân tộc Việt Nam.
Lòng nhân ái của Hồ Chủ tịch thể hiện lí tưởng cao cả là một đời phấn đấu, hi sinh để mưu cầu độc lập tự do cho dân, cho nước: Tự do cho tổ quốc tôi, cơm áo cho đồng bào tôi. Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
Tình yêu thương con người của Bác sâu sắc và rộng lớn. Trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ, Bác thương em bé mới nửa tuổi đã phải theo mẹ vào chốn lao tù (Cháu bé trong nhà lao Tân Dương – Nhật kí trong tù). Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác thương các cháu nhi đồng phải sống khổ sở vì thiếu thốn, vì bom đạn: Nay vì vận nước gian nan, trẻ em cũng phải lầm than cực lòng. Bác luôn quan tâm và yêu thương các cháu với tình cảm chân thành, ruột thịt: Ai yêu nhi đồng, bằng Bác Hồ Chí Minh…
Bác suốt đời cống hiến, hi sinh vì quyền lợi của đất nước và dân tộc: Nâng niu tất cả chỉ quên mình (Theo chân Bác – Tố Hữu). Bác sống giản dị, thanh bạch, không bao giờ nói về mình. Đức khiêm tốn, sự hài hòa giữa tư tưởng vĩ đại và phong thái tự nhiên, hồn hậu, gắn bó chan hòa với con người và thiên nhiên của Bác đã tạo nên sức thuyết phục lớn lao đối với dân tộc và nhân loại. Hồ Chủ tịch là một nhân cách khiêm tốn, giản dị và vĩ đại. Tài năng và đức độ của Bác rất xứng đáng với những danh hiệu cao quý mà cả nhân loại đã tôn vinh: lãnh tụ cách mạng vô sản xuất sắc, chiến sĩ hòa bình, Danh nhân văn hóa thế giới… Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi Bác là kết tinh tinh hoa của bốn ngàn năm lịch sử và thời đại. Bác Hồ là hình ảnh đẹp nhất về một Con Người chân chính.