K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2016

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống,nhớn cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tác nước bên đường hôm nao

 

Thể thơ 6 8 . Dựa vào số câu và cách viết của thơ.

 

25 tháng 11 2016

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống,nhớn cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tác nước bên đường hôm nao

\(\rightarrow\)Thể thơ 6 8.Dựa vào só câu và cách viết của thơ

25 tháng 11 2016

(1) Văn bản trên được viết theo thể thơ lục bát vì dòng trên câu thơ có 6 chữ, dòng dưới có 8 chữ.

(2) Anh đi anh nhớ quê nhà

B B B T B B

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

T B B T T B B B

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

T B T T B B

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

T B T T B B B B

(3) Qua sơ đồ trên ta thấy: trong câu 8 tiếng, nếu tiếng thứ 6 là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ 8 phải là thanh huyền (trầm) và ngược lại.

(4) Em ơi đi học trường xa

Cố học cho giỏi ở nhà mẹ mong
13 tháng 11 2017

Cảm ơn nhìu nhé

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
24 tháng 9 2018

1. Thể thơ lục bát có đặc điểm là:

- Thể thơ lục bát là thể thơ có ít nhất một cặp câu: câu 6 và câu 8 tiếng.

- Tiếng thứ 6 của câu lục bắt vần với tiếng thứ 6 của câu bát.

- Nếu cặp câu thơ lục bát phát triển thành nhiều cặp thì tiếng thứ 8 của câu bát phải hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo.

2. Trong Bài ca Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

Các vần được hiệp với nhau: rầm - cầm, êm - nêm, râm - ngâm

6 tháng 1 2021

1. Khổ thơ trên được trích từ bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

2. Bài thơ tiếng gà trưa được viết trog thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ 

3. Điệp ngữ từ nghe( Từ nghe được lặp đi lặp lại 3 lần) thuộc dạng điệp ngữ ngắt quãng => nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa.

4. Tiếng gà trưa là âm thanh của làng quê gợi cảm giác thân thương, giúp con người vơi đi nỗi vất vả. Sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn và thể hiện tình làng quê thắm thiết sâu nặng

7 tháng 1 2021

câu 2: Thể thơ là gì nữa?

 

3 tháng 1 2022

Điểm tương đồng giữa cac văn bản: "Bài cao dao về tình cảm gia đình; rằm tháng giêng; cảnh khuya; tiếng gà trưa" là:

a.viết theo thể thơ lục bát, nói về những tình cảm đẹp đẽ của con người.

b.văn biểu cảm, viết về những tình cảm đẹp của con người việt nam.

c.thơ tứ tuyệt, ca ngợi những tình cảm đẹp của con người.

d.thơ đường luật: nhắc nhở con người tình cảm ogia đình, tình yêu quê hương, đất nước.

Cái này mik cũng ko chắc nữa nha, tại vì ca dao tình cảm gia đình thuộc thể thơ lục bát, rằm tháng giêng và cảnh khuya thì thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, bài tiếng gà trưa thuộc thể thơ 5 chữ

22 tháng 11 2016

a) Em thích khổ thơ cuối của bài nhất vì:

Từ tình yêu quê hương yêu bà đã biến thành lòng yêu tổ quốc. Đó là động lực thôi thúc cháu đứng lên gia nhập quân đội chiến đấu và bảo vệ tổ quốc.Trong một phần máu thịt tổ quốc có bà có đàn gà tuổi thơ là một miền kí ức êm dịu nhất của cuộc đời chiến sĩ. Với giọng thơ nhẹ nhàng dạt dào cảm xúc của một nữ thi sĩ, hình ảnh tiếng gà trở đi trở lại ở mỗi khổ thơ tác giả đã vẽ lên một bức tranh làng quê thật thanh bình thật đẹp.
Tiếng gà trưa, sự tần tảo của bà là những dư vị ngọt ngào nhất còn đọng lại trong tâm hồn mỗi độc giả mỗi khi nhớ về bài thơ này.

b) Bao trùm bài thơ là nỗi cồn cào da diết. Nhớ nhà, nhớ người bà của mình, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây bút ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở dây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi Dừng chân bên xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến lòng người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương, tiếng bà an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh. Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. bà chỉ mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới : Để cuối năm bán gà, Cháu được quần áo mới. Ao ước của cháu có được cái quần chéo go, cái áo... Hạnh phúc gia đình giản dị, tình bà cháu đầm ấm mà rất đỗi thiên liêng cùng bao khát vọng tuổi thơ dường như nói gọn cả trong tiếng gà trưa.

1 tháng 12 2017

a) Trong cả bài thơ Tiếng gà trưa, có lẽ hình ảnh mà tôi thích nhất đó chính là nằm trong đoạn cuối của bài Tiếng gà trưa:

"Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Đó chính là hình ảnh người chiến sĩ quải ba lô ra trận hùng hồn.

Có lẽ nhờ nghỉ chân bên đường, được nghe tiếng gà trưa, người chiến sĩ như cảm thấy đỡ mỏi chân hơn, cái nắng như dịu lại và vô vàn kỉ niệm lại ùa về. Nào là kỉ niệm về đàn gà, lời mắng yêu của bà lúc lén xem trộm gà **, lúc bà khum khum soi trứng dành từng quả chắt chiu cho gà mái ấp và mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà mua quần áo mới cho cháu. Những kỉ niệm đẹp đẽ ấy hòa quyện vào nhau tạo ra một mục đích sống và chiến đấu lí tưởng của người chiến sĩ. Đó là chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tổ quốc mà còn thì làng quê sẽ còn và hình bóng, bóng dáng của bà sẽ vẫn ở đấy, trong cái xóm thân thuộc kia. Đó chính là động lực thúc đẩy người chiến sĩ hùng hồn ra trận, quải ba lô tiến đến chiến trường.

b) Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đà gợi dậy những kĩ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kĩ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tôt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.


27 tháng 11 2016

a) Em thích nhất khổ thơ 5 trong bài Tiếng gà trưa :

Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới

** Cảm nhận : Khổ thơ trên cho em thấy tình cảm của người bà dành cho người cháu thật bao la, sâu nặng, bà luôn quan tâm, lo lắng, yêu thương người cháu nhỏ của mình.

b) Cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa

Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đà gợi dậy những kĩ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kĩ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tôt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.

27 tháng 11 2016

thank you nhavui

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

Tiếng gà trưa - Âm vang từ miền kí ức

Võ Văn Trực đã từng nói: “Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả tình yêu. Chị không quanh co không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh”

Xuân Quỳnh là một nhà thơ có một tâm hồn nồng nhiệt ấm áp, nhà thơ luôn có cách biến những tác phẩm của mình trở nên gần gũi và ngập tràn cảm xúc suy tư. Xuân Quỳnh liên tục đi lại giữa hiện thực và quá khứ, giữa trắc trở và bình yên, giữa mộng ảo và thực tế. Vì vậy mà Xuân Quỳnh có một phong cách nghệ thuật rất đa dạng và phong phú. Người đọc không chỉ biết đến mảng thơ về tình yêu của nhà thơ, mà còn cả những tác phẩm viết về những kỉ niệm đẹp, triết lí sống cao đẹp. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đầy ắp kỉ niệm và cảm xúc của Xuân Quỳnh viết về tình bà cháu.

Âm thanh tiếng gà trưa trên đường hành quân

Mở đầu bài thơ là âm thanh quen thuộc của tiếng gà cục tác:

Trên đường hành quân xaDừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổ:“Cục... cục tác cục ta”Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơ

Không gian của đoạn thơ là trên đường hành quân, thời gian là buổi trưa, nhân vật trữ tình là chàng chiến sĩ. Với không gian và thời gian như vậy, con người ta dễ dàng xúc động trước những chuyển biến nhỏ nhất của cảnh vật, cũng dễ rung động trước kí ức. Tiếng gà được miêu tả một cách thật nhất không cầu kì nhằm diễn tả sự chân thành trong hồn người. Dừng chân ve đường, người chiến sĩ có cơ hội lắng nghe âm thanh của tuổi thơ. Bằng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cùng điệp từ nghe lặp lại nhiều lần, ba câu thơ dường như đã làm bật lên niềm xúc động, bồi hồi của nhân vật trữ tình lúc nghe thấy những âm thanh của tiếng gà trưa. Âm thanh của tiếng gà trưa đã làm vơi đi cái nắng, cái mệt nhọc, vất vả trên bước đường hành quân để rồi thay vào đấy là những kỉ niệm của tuổi thơ cứ thế gọi nhau ùa về.

Sự lan tỏa của âm thanh tăng dần, không phải chỉ không gian mà có tác động mạnh mẽ vào chiều sâu của tâm hồn. Tiếng gà lúc đầu chỉ xao động không gian, phá tan cái tĩnh lặng của trưa hè, nhưng càng về sau nó lại càng đi sâu vào kí ức của nhân vật trữ tình, và dường như hiện tại đã biến mất để nhường chỗ cho một đoạn kí ức tươi đẹp tưởng đã vắng bóng bấy lâu. Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại…. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ. Lưu Trọng Lư cũng từng có những câu thơ nói về tiếng gà thân thương:

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,Xao xác, gà trưa gáy não nùng,Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,Chập chờn sống lại những ngày không.

Dường như tiếng gà trở thành một biểu tượng của tuổi thơ niên thiếu.