K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

bài 1 : từ trong trong cụm từ phấp phới trong gió và từ trong trong cụm từ nắng đẹp trời trong có quan hệ vơi nhau như thế nào ?

bài 2 : trong câu :Còn lá buồm thì cứ căng phồng lên như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi . Có mấy quan hệ từ ?

bài 3 : xác định từ loại trong đoạn văn sau :

 Chiếc thuyền dáng hơi nặng nề lừ lừ tiến lại , hai mắt trân trân nhìn về phía trước . Khi một ngọn sóng kéo đến , nó chồm dậy rồi đâm chúi xuống.

bài 4 : xác định từ loại của những từ sau : Niềm vui , niềm nở vui mừng vui tươi

bài 5 : nghĩa của từ khỏe trong các câu dưới đây khác nhau thế nào ?

a, Mọi người rất khỏe 

b, Uống một cốc nước dừa thấy khỏe cả người

c, Chúc ông chóng khỏe

bài 6 : hãy nêu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ : Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

bài 7 : Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh hình ảnh so sánh trong từng câu đưới đây :

a, Mùa xuân , lá bàng mới nảy trông như ........

b,Cành bàng mới nảy trông giống .........

c, Tán bàng xòe ra giống ...........

ai nhanh nhất cho lun 10 tick !!!!

og Duy làm hộ tui cái rồi nhận 10 tick như lần trước 

tui ko xạo ke đâu nha og thử lại thì biết

 

1
2 tháng 1 2019

1. là từ đồng âm

2. 3 quan hệ từ

3. danh từ: chiếc thuyền, dáng, hai mắt, phía trước, một ngọn sóng

động từ: lừ lừ, tiến lại, nhìn, kéo đến, chồm dậy, đâm, chúi xuống

tính từ: hơi nặng nề, trân trân

quan hệ từ: về, khi, rồi

đại từ: nó

4. niềm vui là danh từ

niềm nở, vui mừng, vui tươi là tính từ

5. a, khỏe nghĩa là khỏe mạnh

b, khỏe nghĩa là thoải mái

c, khỏe nghĩa là khỏi bệnh

6. nghĩa đen: gỗ chất lượng tốt còn hơn nước sơn chất lượng tốt

nghĩa bóng: tốt bụng còn hơn vẻ ngoài xinh đẹp

7. a, hàng ngàn tia lửa xanh lập lòe

b, những ngón tay của mụ phù thủy

c, chiếc ô che nắng

11 tháng 6 2019

10. c. Ba quan hệ từ.(Đó là các từ: còn, thì, như)

trả lời

còn lá buồm thì  cứ căng phồng như người khổng lồ đẩy thuyền đi

     học tốt

25 tháng 4 2023

cả từ như nữa mà

15 tháng 9 2019

9. c. Đó là hai từ đồng âm.

22 tháng 10 2021

c ] nha mà bài này bạn lấy ở đâu vậy

ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆTThời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề )Câu 1(3 điểm): Cho đoạn văn:(1)Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.(2)Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt...
Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề )

Câu 1(3 điểm): Cho đoạn văn:

(1)Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.(2)Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
(Theo Nguyễn Khải)
a. Trong đoạn văn trên, từ ngữ làng quê tôi được thay thế bằng những từ ngữ nào?Sự thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì?
b. Xác định các từ láy có trong đoạn văn.
c. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của câu(1) và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép?
Câu 2(2 điểm): Chọn 1 từ thích hợp nhất trong số các từ có trong ngoặc đơn để điền vào ô trống ở mỗi câu dưới đây:
a. Nắng cứ như từng.....(tia lửa, dòng lửa, đốm lửa) xối xuống mặt đất.
b. Những cơn mưa mù hạ đến rất nhanh và ra đi cũng rất.....(chậm chạp, chầm chậm, vội vàng).
c. Ông già.....(mùa thu, mùa xuân, mùa đông) xuất hiện, vội trùm cả chiếc áo choàng xám lên cây cỏ, vạn vật.
d. Những cánh đồng lúa xanh mướt.....(rào rào, dập dờn, cuồn cuộn) trong gió nhẹ.

Câu 3(5 điểm): Hãy viết 1 đoạn văn 10-12 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy, cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
(Tre Việt Nam- Nguyễn Duy)

Câu 4(2 điểm): Dùng câu thơ Trái đất này là của chúng mình(trích từ bài thơ Bài ca về trái đất của nhà thơ Định Hải) làm câu mở đầu đoạn văn, hãy viết tiếp 2 câu để biểu hiện mơ ước về trái đất.
Tìm 2 từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với từ trái đất.
Câu 5(8 điểm): Mùa đông qua rồi mùa xuân đến, mỗi 1 mùa, cây bàng trường em lại có những vẻ riêng. Hãy miêu tả những vẻ riêng ấy của cây bàng.

2
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
26 tháng 4 2018

1.

a. "Làng quê tôi" được thay bằng "đây", "mảnh đất cọc cằn này".

b. Các từ láy: đăm đắm, tha thiết, day dứt, cọc cằn.

c. Câu (1) là câu ghép.

Làng quê tôi // đã khuất hẳn nhưng tôi // vẫn đăm đắm nhìn theo.

CN                     VN                         CN            VN

2.

a. dòng lửa

b. vội vàng

c. mùa đông

d. dập dờn

3. Gợi ý nội dung viết đoạn văn cảm nhận:

Đoạn thơ nói về tinh thần đoàn kết, bao bọc, sự tiếp nối của tre (cha truyền con nối, tre già măng mọc). Đồng thời cũng chính là những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam: kiên cường, bất khuất, đoàn kết, gắn bó, nghĩa tình.

23 tháng 5

TÌM TRONG BÀI MỘT CÂU GHÉP VÀ PHÂN TÍNH CÂU GHÉO ĐÓ CÓ MẤY VẾ CÂU ( BÀI TIẾNG ĐỒNG QUÊ

 

 

Trong bài văn dưới đây có mấy từ đồng nghĩa với từ "to lớn" ?"Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đổ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về.Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó...
Đọc tiếp

Trong bài văn dưới đây có mấy từ đồng nghĩa với từ "to lớn" ?
"Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đổ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về.
Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo của chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hóa. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy bọn trẻ chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù, nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày đêm.
Những cánh buồm chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay, đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người."

0
Bài 1: Tìm các từ '' sắc '' đồng âm và nhiều nghĩa trong các câu sau : a) Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời.b) Con dao này rất sắc.c) Mẹ đang sắc thuốc cho bà.d) Trong vườn, muôn hoa đang khoe sắc.Bài 2 : Tìm nghĩa của từ '' bụng '' trong từng trường hợp sử dụng dưới đây, rồi phân các nghĩa khac nhau của từ này thành 2 loại : nghĩa gốc và nghĩa chuyển ( Bụng no; bụng đói; đau bụng;...
Đọc tiếp

Bài 1: Tìm các từ '' sắc '' đồng âm và nhiều nghĩa trong các câu sau : 

a) Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời.

b) Con dao này rất sắc.

c) Mẹ đang sắc thuốc cho bà.

d) Trong vườn, muôn hoa đang khoe sắc.

Bài 2 : Tìm nghĩa của từ '' bụng '' trong từng trường hợp sử dụng dưới đây, rồi phân các nghĩa khac nhau của từ này thành 2 loại : nghĩa gốc và nghĩa chuyển 

( Bụng no; bụng đói; đau bụng; mừng thầm trong bụng; bụng bảo dạ; ăn no chắc bụng; sống để bụng, chết mang đi; có gì nói ngay không để bụng; suy bụng ta ra bụng người; tốt bụng; xấu bụng; miệng nam mô, bụng bồ dao găm; thắt lưng buộc bụng; bụng đói đầu gối phải bò; bụng mang dạ chữa; mở cờ trong bụng; 1 bồ chữ trong bụng ).

Bài 3 : Trong các từ lá dưới đây , từ nào mang  nghĩa gốc ? từ nào mang nghĩa chuyển ?

a. Lá  bàng đang đỏ ngọn cây

b. ở giữa sân trường ,lá cờ đỏ tung bay phần phật 

c. Bạn Minh đang nhặt từng lá bài bị rơi xuống đất

d.Mai rất xúc động khi cầm lá thư mẹ gửi

bài 4 : xác định nòng cốt câu của mỗi câu sau :

a. nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình

b. học quả là khó khăn , vất vả

c. bằng đôi tay khéo léo , bác Hai đan những cái rổ rất đẹp

 

2
1 tháng 2 2019

Bài 1:

- Nghĩa của từ sắc là: màu sắc của một vật nào đó.
+ Từ “sắc” trong câu a và câu d là hai từ nhiều nghĩa.
+ Từ “sắc” trong câu a và câu d so với từ “sắc” trong câu b và câu c là từ đồng âm.

Bài 2:

- Từ “ bụng” trong các cụm từ:  Bụng no ;  đau bụng ; ăn no chắc bụng ;  bụng đói  ; bụng đói đầu gối phải bò ;    - bụng mang dạ chữa   là  “bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày”.

     Từ bụng trong các trường hợp này là nghĩa gốc.

- Từ “ bụng” trong các cụm từ: mừng thầm trong bụng ;  suy bụng ta ra bụng người;   xấu bụng ;   miệng nam mô, bụng bồ dao găm;  ;  mở cờ trong bụng ;  bụng bảo dạ ;   sống để bụng, chết mang đi ;  có gì nói ngay không để bụng; là “biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung”

Từ bụng trong các trường hợp này là nghĩa chuyển

 - Từ “ bụng” trong  cụm từ “ thắt lưng buộc bụng”  biểu tượng về hoàn cảnh sống. Đây là nghĩa chuyển.

 - Từ “ bụng” trong  cụm từ “một bồ chữ trong bụng” biểu tượng về tài năng, trình độ. Đây là nghĩa chuyển.

Bài 3:

1 tháng 2 2019

Cảm ơn bạn.

Bài 2: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.Câu hỏi 1: Tục ngữ, thành ngữ nào nói về tình cảm gia đìnhA. Anh em như thể tay chânB. Một nắng hai sươngC. Xấu người đẹp nếtCâu hỏi 2: Từ nào viết đúng chính tả?A. Sôn saoB. Xao xuyếnC. Buổi xángD. Xóng biểnCâu hỏi 3:Điền vào chỗ trống cặp quan hệ từ phù hợp để tạo ra câu biểu thị quan hệ...
Đọc tiếp

Bài 2: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

    Câu hỏi 1: Tục ngữ, thành ngữ nào nói về tình cảm gia đình

    • A. Anh em như thể tay chân
    • B. Một nắng hai sương
    • C. Xấu người đẹp nết

    Câu hỏi 2: Từ nào viết đúng chính tả?

    • A. Sôn sao
    • B. Xao xuyến
    • C. Buổi xáng
    • D. Xóng biển

    Câu hỏi 3:

    Điền vào chỗ trống cặp quan hệ từ phù hợp để tạo ra câu biểu thị quan hệ tương phản: “….. trời mưa rất to ………Lan vẫn đi thăm bà ngoại bị ốm?

    • A. Nếu - thì
    • B. Tuy - nhưng
    • C. Do - nên
    • D. Vì - nên

    Câu hỏi 4: Từ nào có nghĩa là “dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm”?:

    • A. Lạc quan
    • B. Chiến thắng
    • C. Dũng cảm
    • D. Chiến công

    Câu hỏi 5: Chọn quan hệ từ phù hợp vào chỗ chấm để hoàn thành câu văn: “Lan… học giỏi mà còn hát rất hay.”?

    • A. Không những
    • B. Vì
    • C. Do
    • D. Mặc dù

    Câu hỏi 6: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ:

    “Thân gầy guộc, lá mong manh

    Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?”

    (Tre Việt Nam, Nguyễn Duy).

    • A. Nhân hóa
    • B. So sánh
    • C. Điệp ngữ
    • D. Cả 3 đáp án sai

    Câu hỏi 7: Trong bài văn tả người, phần nào “nêu cảm nghĩ về người được tả” ?

    • A. Mở bài
    • B. Thân bài
    • C. Kết bài
    • D. Cả 3 đáp án

    Câu hỏi 8: Chỉ ra cặp từ trái nghĩa trong câu thơ:

    “Cua ngoi lên bờ

    Mẹ em xuống cấy.”

    (“Hạt gạo làng ta”, Trần Đăng Khoa, SGK TV5, Tập 1, tr.139)

    • A. Ngoi, lên
    • B. Xuống, ngoi
    • C. Cua, cấy
    • D. Lên, xuống

    Câu hỏi 9:

    Trong câu: “Giữa dòng, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đó thầm lặng lẽ xuôi dòng.”, các vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ nào?

    • A. Cố
    • B. Rồi
    • C. Xuôi
    • D. Giữa

    Câu hỏi 10:

    Từ “lồng” trong 2 câu thơ: “Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.” và “Mua được con chim tôi nhốt ngay vào lồng.” có quan hệ với nhau như thế nào?

    • A. Từ trái nghĩa
    • B. Từ đồng nghĩa
    • C. Từ đồng âm
    • D. Cả 3 đáp án trên

    Bài 3: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

      Câu hỏi 1: Điền từ phù hợp vào chỗ trống:

      Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

      Bao nhiêu tấc đất, tấc……… bấy nhiêu.

      Câu hỏi 2:

      Từ “no” trong câu: “Những cánh diều no gió,” là từ mang nghĩa ……

      Câu hỏi 3:

      Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Câu ghép là câu do ……. vế câu ghép lại.”

      Câu hỏi 4:

      Điền chữ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

      “Tre già …..e bóng măng non

      Tình sâu nghĩa nặng mãi còn ngàn năm.”

      Câu hỏi 5:

      Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống để hoàn thiện câu: “Mạnh dùng sức, …….. dùng mưu.”

      Câu hỏi 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

      “Nói chín thì nên làm mười

      Nói mười làm chín kẻ cười người ……..

      Câu hỏi 7: Điền từ phù hợp vào chỗ trống:

      Chim trời ai dễ đếm lông

      Nuôi con ai dễ kể …….. tháng ngày.

      Câu hỏi 8:

      Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Các từ “trong veo, trong vắt, trong xanh” là các từ đồng………..

      Câu hỏi 9: Điền từ phù hợp để hoàn thành câu ca dao sau:

      “Thịt mỡ ……… hành câu đối đỏ

      Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.”

      Câu hỏi 10:

      Điền từ chỉ phù hợp vào chỗ trống: Ngựa màu đen gọi là ngựa …..

      2
      31 tháng 12 2019

      1.A

      2. B

      3.B

      4. C

      5. A

      6. A

      7. C

      8. D

      9. B

      10. C

      31 tháng 12 2019

      Bài 3:

      1. tấc vàng

      2. nghĩa chuyển

      3. từ hai vế câu

      4. che bóng

      5. yếu

      6. chê

      7. công

      8. nghĩa

      9. dưa

      10. ô

      30 tháng 8 2019

      Những quan hệ từ trong đoạn văn:

      - "của" nối cái cày với người Hmông

      - "bằng" nối bắp cày với gỗ tốt màu đen

      - "như" nối vòng với hình cái cung

      - "như" nối hùng dũng với một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận

      ​Điều kì diệu của mùa đôngCây Bàng vừa nở những bông hoa trắng xanh li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ:- Con có thể thành hoa không hả mẹ?- Ồ không! - Cây Bàng đu đưa tán lá.- Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho mọi người.- Nhưng con thích màu đỏ rực cơ!- Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ.Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành...
      Đọc tiếp

      Điều kì diệu của mùa đông

      Cây Bàng vừa nở những bông hoa trắng xanh li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ:

      - Con có thể thành hoa không hả mẹ?

      - Ồ không! - Cây Bàng đu đưa tán lá.

      - Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho mọi người.

      - Nhưng con thích màu đỏ rực cơ!

      - Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ.

      Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ... Mong ước của Lá Non, Cây Bàng biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa... giúp cây thấu hiểu hết.

      Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình. Có lúc, cây cảm thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành... Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu...

      Thu đến. Muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất. Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ…

      Đông tới. Cây cối trơ cành, rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương... Nhưng kìa! Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên Cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ!

      - Mẹ ơi!...- Chiếc lá thầm thì điều gì đó với Cây Bàng.

      (Theo Quỳnh Trâm)

      Dựa vào nội dung bài văn trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau đây:

      Câu 1: Lá Non thầm mong ước điều gì? ( Mức 1)

      A. Hoá thành bông hoa bàng B. Hoá thành một bông hoa đỏ rực

      C. Hoá thành một chiếc lá đỏ D. Hoá thành một chiếc lá vàng

      Câu 2: Câu văn : “Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ...” là : ( Mức 1)

      A. Câu đơn.

      B. Câu ghép có hai vế câu.

      C. Câu ghép có ba vế câu.

      D. Là hai câu đơn.

      Câu 3: Lá bàng chuyển sang màu vàng vào mùa nào trong năm? ( Mức 1)

      A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa đông

      Câu 4: Chủ ngữ trong câu: “Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình. ” là: ( mức 2)

      A. Cây bàng lặng lẽ

      B. Cây bàng

      C. Cây bàng lặng lẽ thu hết

      D. Cây bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang

      Câu 5 : Trong câu : “ Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành.” Từ “ hối hả” thuộc từ loại nào? ( Mức 2 )

      A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D . Đại từ

      Câu 6 : Thành ngữ , tục ngữ nào sau đây nói về truyền thống Nhân ái của dân tộc ta.

      ( Mức 2 )

      A. Máu chảy, ruột mềm

      B. Lá lành đùm lá rách

      C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

      D. Cày sâu cuốc bẫm

       

      III. Hoàn thành các bài tập sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng hoặc thực hiện yêu cầu của câu hỏi.

      Câu 7: Nếu em là chiếc lá trong bài văn trên , em sẽ thầm thì điều gì với Cây Bàng khi đạt được điều mong ước? Em hãy đóng vai chiếc lá viết lại lời thầm thì ấy bằng hai câu văn.

      0
      23 tháng 2 2022

      lẹ hộ tớ huhubucminh

      23 tháng 2 2022

      Qua đông, /cây bàng/ trụi hết lá, những chiếc cành /khẳng khiu in trên nền
         TN             CN             VN                     CN                    VN
      trời xanh.
      Câu ghép được ghép với nhau bằng dấu phẩm (,)