Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
mk tl nhưng bn phải tích cho mk nhá
a) Bài ca dao là lời ns của ng dân lao động, của ng con gái có số phận cơ cực, khó khăn, bất hạnh, than vãn về số phận cuộc đời ng trg xh cũ vs n hủ tục lạc hậu.
b) Bài ca dao là lời than thân của n số phận nhỏ bé trg xh thời xưa, là ng lao động bày tỏ sự đồng cảm đối vs n ng cùng khổ. Là lời than thân của ng con gái vè số phận nhỏ bé của mk.
c) Tg đã sd hình ảnh của n con vật, sự vật gần gũi. Biện pháp ẩn dụ: để ns về sự bộn bề của n phận ng. Phép điệp ngữ lặp đi lặp lại từ Thương thay: lm cho câu hát trở nên hấp dẫn đồng thời thể hiện nỗi cơ cực về n hủ tục trọng nam kinh nữ
d) Tg dùng n hình tượng ( tằm, kiến, hạc, quốc)
n hĩnh hình ảnh con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng, qua đó thể hiện đc nỗi bất hạnh phải chịu nhiều áp bức, bất công của ng dân lao động xưa.
e) sorry bn mk k bt phần e.
Thui, bn tích cho mk nha, coi như là thành quả đánh mt đến mỏi tay của mk
bài 1:
a) Là lời của người dân lao động.
Dựa vào ngữ cảnh cho em biết điều này.
b) Là nổi khổ nhiều bề của người lao động bị áp bức bóc lột, chịu nhiều oan trái.
Vì hình ảnh con tằm tượng trung cho thân bị bòn rút sức lực; Còn kiến là thân phận nhỏ nhoi suốt đời phải suôi ngược mà vẫn nghèo khó; Con hạc là cuộc đời phiêu bạc lận đận; Con cuốc là thân phận thắt cổ bé họng nỗi đau oan trái không được lẽ công bằng soi tỏ.
c) Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, điệp ngữ.
Tác dụng là thể hiện niềm thương cảm và nhấn mạnh về nổi khổ của người lao động.
Bài 2:
a) Là lời của cô gái/
b) Nói về thân phận chìm nổi, lênh đênh vô định. Số phận thuộc vào người khác (Hoàn cảnh)
c) Tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ và so sánh.
Nhấn mạnh về thân phận nhỏ bé, đắng cay..... của người phụ nữ thời phong kiến.
Bài 1,2:
d) Giữa con người và con vật có nét tương đồng.
Làm tăng mức độ đau khổ, bất hạnh và làm cho sức phảng kháng tố cáo trở nên sâu sắc và mạnh mẽ.
Bài 3,4
a) Châm biến những người lười lao động.
Châm biếm những người bói toán, mê tín dị đoan.
b) Châm biếm những người nghiện ngập, lười lao động,....
Châm biếm những người hành nghề mê tín lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bịp kiếm tiền, cùng những người mê tín dị đoan một cách mù quáng.
c) (Nội dung)
Lựa chọn cách nói ngược, giễu nhại.
Chỉ ra cái hay của ngôn ngữ hình ảnh giọng điệu
Nội dung bài ca dao:
-Bài ca dao này nói lên niềm cảm thương với thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa bị rẽ rúng, coi thường không thể tự quyết định số phận của mình.
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật : SO SÁNH.
Tác dụng của biện phát nghệ thuật này là đã nói lên được tinh thần nhân đạo của nhân dân ta đồng thời lên tiếng tố cáo về xã hội phong kiếm bất công
cái tác dụng mk ko chắc nhưng cũng có thể là cái này
Tác dụng của biện pháp so sánh : Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Nội dung bài ca dao: Bài ca dao này nói lên niềm cảm thương với thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa bị rẽ rúng, coi thường không thể tự quyết định số phận của mình.
Tác dụng của biện phát nghệ thuật so sánh này là đã nói lên được tinh thần nhân đạo của nhân dân ta đồng thời lên tiếng tố cáo về xã hội phong kiếm bất công.
Tác dụng của toàn bài : Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Viết bài văn nêu cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Yêu cầu biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được cảm xúc chân thành. Về cơ bản phải nêu được các nội dung sau:
a. Phần mở bài
- Giới thiệu bài ca dao
- Nêu chủ đề bài xa dao: ca dao than thân về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa: nhỏ bé, đắng cay, nhiều thiệt thòi, phụ thuộc vào hoàn cảnh.
b. Thân bài
- Bài ca dao mở đầu bằng “thân em” để nói lên thân phận, nỗi khổ đau của người phụ nữ trong xã hội cũ. Mở đầu như vậy cho ta thấy thân phận nhỏ bé, tội nghiệp, cay đắng của người phụ nữ xưa, gợi nên sự đồng cảm sâu sắc.
- Tác giả dân gian sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh “ Thân em như trái bần trôi”.
+ Cây bần là loại cây quen thuộc với người dân vùng Nam Bộ. Cây mọc tự nhiên hoặc được trồng để chống sạt lở ven sông, đầu ghềnh cuối bãi.
+ Tên gọi của trái bần dễ gợi sự liên tưởng đến thân phận nghèo khó, đau khổ. Đồng thời hình ảnh cũng phản ánh tính địa phương trong ca dao.
- Cô gái ví mình thứ quả lạc giữa dòng nước mênh mông. Trái bần bé nhỏ bị “gió dập sóng dồi” xô đẩy không “biết tấp vào đâu”. Nó gợi số phận chìm nổi, lênh đênh vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Bài ca dao diễn tả chân thực cuộc đời, thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. ở đó, người phụ nữ chịu nhiều đau khổ. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cành, không có quyền tự quyết cuôc đời mình.
- Bài ca dao có thế ví như tiếng nói than thân, phản kháng của những người phụ nữ bình dân. HS có thể mở rộng một vài bài ca dao cùng chủ đề để liên hệ.
- Thể thơ lục bát, âm điệu thân thương, hình ảnh so sánh độc đáo, có hình thức của câu hỏi tu từ.
c. Kết bài
Khẳng định lại giá trị bài ca dao. Nghĩ về cuộc sống của người phụ nữ hiện đại.
Trong xã hội phong kiến xưa kia, quan niệm trọng nam khinh nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Biết than cùng ai, biết ngỏ cùng ai? Trời thì cao mà đất thì dày. Thôi thì đành giãi bày qua tiếng hát, lời ru vậy! Câu ca dao: Thân em như trái bần trôi… nằm trong mảng đề tài than thân trách phận mà nhiều câu có cấu trúc khá giống nhau ở cách mở đầu bằng hai chữ đầy xót xa, ngậm ngùi:
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?
Xuất xứ câu ca dao này là ở miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua chát chát, xắt mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh nổi trôi theo sóng, Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.
Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà cám cảnh, thấy mình nào có khác chi?! Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từ, thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thi cũng đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu ? Vào bờ bến nào để đổi thay số phận?
Tham khảo nha , chúc bn hok tốt !
- dựa vào nội dung ta có thể thấy đây là lời người lao động, thương cho thân phận của mình,trong xã hội cũ
- biểu hiện cho nỗi khổ nhiều bề của những tầng lớp trong xã hội thân phận lênh đênh chìm nổi,...
- sử dụng biện pháp điệp từ ,so sánh,..làm cho văn bản thêm sự gợi hình gợi cảm
-KL: trong xh những tầng lớp như nông dân ,phụ nữ, nô lệ luôn phải chịu những nỗi khổ nhiều bề như bị vùi dập ,bóc lột,..
chúc bạn học tốt
a) Câu ca dao trên sử dụng biện pháp so sánh,thành ngữ
b) " Trái bần trôi" là biểu tượng của người phụ nữ trong xã hội cũ
c) Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến được thể hiện là giống trái bần mà trái bần là loại trái cây mọc ở nước lợ vừa chua vừa chát nên nười ta không thích ăn, khi rớt xuống thì trôi nổi,vô định không biết tấp vào đâu lại bị gió dập sống dồi và người phụ nữa trong xã hôi xưa cũng trôi nổi, vô định như vậy ( cái này mình nghe cô giảng rồi làm thành nên không biết có đúng không nếu đúng thì bạn chép không đúng thì thôi) :v
Bài 1 :
a)
Trong xã hội phong kiến xưa kia, quan niệm trọng nam khinh nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Biết than cùng ai, biết ngỏ cùng ai? Trời thì cao mà đất thì dày. Thôi thì đành giãi bày qua tiếng hát, lời ru vậy! Câu ca dao: Thân em như trái bần trôi… nằm trong mảng đề tài than thân trách phận mà nhiều câu có cấu trúc khá giống nhau ở cách mở đầu bằng hai chữ đầy xót xa, ngậm ngùi: Thân em như trái bần trôi,Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?
Xuất xứ câu ca dao này là ở miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua chát chát, xắt mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh nổi trôi theo sóng, Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.
Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà cám cảnh, thấy mình nào có khác chi?! Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từ, thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thi cũng đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu ? Vào bờ bến nào để đổi thay số phận?
Không được làm chủ bản thân, người phụ nữ buộc phải lâm vào cảnh: Cũng đành nhắm mắt đưa chân. Mặc cho con tạo xoay vần đến đâu. Luật tam tòng khắc nghiệt trói buộc họ, biến họ thành những con người cam chịu định mệnh bất công: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và thực tế thì người phụ nữ đã bị xã hội khinh rẻ, coi thường. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mặc cảm tự ti từ bao đời nay ở người phụ nữ. Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi Trái bần trôi theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong dòng đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mờ mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ. Ta hãy thử hình dung vào một trưa hè ở đồng bằng Nam Bộ, gió thổi lao xao trong rừng đước, rừng tràm, chợt nghe thấy tiếng ru con vọng ra từ ngôi nhà nhỏ ven sông lẫn với tiếng võng đưa kẽo kẹt: Ầu ơ… Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?Cầu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề. Nhìn những trái bần nổi chìm theo sóng, ta sẽ thấm thìa và rung động đến tận sâu thẳm tâm hồn trước lời ru rưng rưng nước mắt của những người phụ nữ lao động nghèo khó trong một quá khứ chưa xaBiện pháp nghệ thuật là gì vậy bạn?