K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2019

NHẬN XÉT VỀ CÁC PHONG TRÀO YÊU NƯỚC ĐẦU THẾ KỈ XX

Vùng Trung Du và Miền Núi là nơi thực dân Pháp tiến hành bình định muộn nên phong trào kháng Pháp cũng nổ ra muộn hơn so với đồng bằng nhưng lại tồn tại bền bỉ và kéo dài.

Phong trào chống Pháp ở Miền Núi nổ ra kịp thời, phát triển mạnh mẽ đã trực tiếp góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.

8 tháng 11 2018

+ Bị các nước phương tây nhòm ngó muốn xâm lược và chế độ phong kiến đang bị suy yêú, kinh tế kém phát triển . khủng hoảng triền miên về tài chính.

+ Xiêm và Nhật Bản ko bị xâm lược và trở thành nước TB công nghiệp.

+Nguyên nhân của chiến tranh:

- Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm - đế quốc "già" (Anh. Pháp)... kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời - đế quốc "trẻ" như Đức, Mĩ, Nhật lại phát triển kinh tế nhanh, nhưng có ít thuộc địa. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ”già" và "trẻ” về thuộc địa là hết sức gay gắt. Cho nên các đế quốc Đức. Mĩ. Nhật tích cực chuẩn bị một kế hoạch gây chiến tranh đế eiành giột thuộc địa.
- Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha ( 1898). .VÍT chiếm lại Phi-líp-pin và Cu-ba của Tây Ban Nha : Chiến tranh Anh - Bỏ-Ơ (1899 — 1902). Anh thôn tính hai quốc gia của người Bỏ-Ơ : Chiến tranh Nga — Nhật ( 1904 - 1905). Nhật đánh bật Nga ra khỏi bán dáo Triểu Tièn và Đông Bắc Trung Quốc.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nén hết sức gay gắt dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối lập là : khối Liên minh Đức - Áo-Hung (1882) và khối Hiệp ước Anh - Pháp - Ngà ( 1907). Hai khối này tích cực chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Nguyên nhân trực tiếp, bắt đầu từ việc Thái tử Phéc-đi-năng của đế quốc Áo Hung bị một người Xéc-bi ám sát ngày 28 - 6 - 1914. Đế quốc Đức - Áo liền chớp lấy thời cơ đó để gây ra cuộc chiến tranh

+Quan điểm của mình về chiến tranh là sự xung đột do từ mâu thuẫn ý thức giữa các tư tưởng khác nhau. Nguyên nhân của những mâu thuẫn nầy xuất phát từ tham vọng riêng của từng thực thể con người. Khi những tham vọng này đối chọi nhau đến mức độ căng thẳng cao độ thì chiến tranh xảy ra. Chỉ khi nào tồn tại hai bên đối nghịch nhau thì chiến tranh mới bùng nổ. Những hình thức chiến tranh đi từ hình thức thô thiển như chiến tranh vũ trang đến thể loại chiến tranh vi tế như sử dụng văn hóa để công kích.

18 tháng 3 2019

Hỏi đáp Lịch sử

18 tháng 3 2019

Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX

1. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)

Bãi Sậy là vùng lau sậy rậm rạp thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ của tỉnh Hưng Yên. Trong những năm 1883-885, tại đây có phong trào kháng Pháp do Đinh Gia Quế lãnh đạo. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân chỉ hạn chế trong vùng Bãi Sậy. Từ năm 1885, vai trò lãnh đạo thuộc về Nguyễn Thiện Thuật.

Dựa vào vùng đầm, hồ, lau lách ở khu Bãi Sậy, nghĩa quân đào hào, đắp lũy, đặt nhiều hầm chông, cạm bẫy. Từ đây, nghĩa quân tỏa ra hoạt động ở vùng đồng bằng, khống chế các tuyến đường giao thông đường bộ Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội-Nam Định, Hà Nội-Bắc Ninh và đường thủy trên sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đuống…

Ngoài căn cứ Bãi Sậy, nghĩa quân còn xây dựng căn cứ Hai Sông ở Kinh Môn (Hải Dương) do Đốc Tít (Nguyễn Đức Hiệu) phụ trách.

Nghĩa quân Bãi Sậy không tổ chức thành những đội quân lớn mà phiên chế thành những đội quân nhỏ khoảng từ 20 đến 25 người, trang bị vũ khí và trà trộn vào dân để hoạt động.

Từ năm 1885 đến cuối năm 1887, nghĩa quân đấy lùi nhiều cuộc càn quét của Pháp ở cả ba vùng Văn Giang, Khoái Châu và vùng căn cứ Hai Sông. Nhiều trận đánh ác liệt diễn ra trên địa bàn các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Quảng Yên. Có trận, quân ta tiêu diệt tới 40 tên địch, bắt sống chỉ huy.

Từ năm 1888, nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt. Thực dân Pháp tăng cường binh lực, cho xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc và thực hiện chính sách “ dùng người Việt trị người Việt” để cô lập nghĩa quân ở căn cứ Bãi Sậy. Nghĩa quân chiến đấu rất dũng cảm, nhưng lực lượng ngày càng giảm sút và rơi dần vào thế bao vây, cô lập. Cuối cùng, Nguyễn Thiện Thuật phải lánh sang Trung Quốc (7-1889) và mất tại đó vào năm 1926.

Cuối tháng 7-1889, căn cứ Hai Sông cũng bị Pháp bao vây. Đốc Tít chỉ huy nghĩa quân chống trả quyết liệt, nhưng bị đánh bật khỏi đại bản doanh Trại Sơn. Trong thế cùng, ông phải ra hàng giặc (12-8-1889), sau bị chúng đày sang An-giê-ri.

Những tướng lĩnh còn lại cố duy trì cuộc khởi nghĩa thêm một thời gian. Đến năm 1892, họ về với nghĩa quân Đề Thám ở Yên Thế.

2. Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)

Cứ điểm Ba Đình được xây dựng ở ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa), do Phạm Bành và Đinh Công Tráng chỉ huy.

Tịa đây, nghĩa quân đã xây dựng một căn cứ chống Pháp vững chắc. Bao bọc xung quanh căn cứ là lũy tre dày đặc và một hệ thống hào rộng, rồi đến lớp thành đất cao đến 3 mét, chân thành rộng từ 8 mét đến 10 mét, trên thành có các lỗ châu mai. Phía trong thành có hệ thống giao thông hào dùng để vận động và tiếp tế khi chiến đấu. Ở những nơi xung yếu đều có công sự vững chắc. Các ngôi đình của ba làng được biến thành các chốt đóng quân, nối với nhau bằng hệ thống giao thông hào, có thể hỗ trợ nhau.

Được sự ủng hộ của nhân dân địa phương, cứ điểm Ba Đình được xây dựng và hoàn thành chỉ trong 1 tháng.

Ngoài Ba Đình là căn cứ chính, còn có một số căn cứ hỗ trợ ngoại vi như Phi Lại, Quảng Hóa, Mã Cao…do Cao Điển, Trấn Xuân Soạn, Hà Văn Mao đứng đầu; trong đó căn cứ Mã Cao có tầm quan trọng đặc biệt, là nơi nghĩa quân rút về đóng giữ khi căn cứ Ba Đình bị phá vỡ.

Nghĩa quân Ba Đình có khoảng 300 người, bao gồm cả người Kinh, người Thái, người Mường. Họ tự trang bị các loại vũ khí thông thường như: súng hỏa mai, gươm, giáo, cung, nỏ. Đông đảo nhân dân địa phương tham gia vào các đội vận chuyển lương thực, nuôi quân, tải thương…Hoạt động chủ yếu của nghĩa quân là chặn đánh các đoàn xe tải của địch và tập kích các toán lính trên đường hành quân.

Để đối phó lại, tháng 12-1886, thực dân Pháp tập trung 500 quân, mở cuộc tấn công vào căn cứ Ba Đình, nhưng thất bại.

Ngày 6-1-1887, Pháp lại huy động khoảng 2 500 quân, dưới sự chỉ huy của Đại ta Brít-xô, có pháo binh yểm trợ, bao vây căn cứ, rồi lấn dần từng bước.

Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Cả hai đều bị thương vong rất nhiều. Quân Pháp dùng vòi rồng phun dầu đốt cháy các lũy tre, cùng lúc tập trung đại bác bắn dồn dập vào căn cứ. Trước sức mạnh áp đảo của giặc, lực lượng nghĩa quân bị tiêu hao rất nhiều.Đêm 20-1-1887, họ phải mở đường rút lên Mã Cao. Sáng 21-1, chiếm được căn cứ, thực dân Pháp điên cuồng đốt phá và sau đó ra lệnh xóa tên ba làng Thượng Thọ , Mậu Thịnh, Mĩ Khê trên bản đồ hành chính.

Nghĩa quân rút về Ma Cao, cầm cự được một thời gain, rồi bị đẩy lên miền Tây Thanh Hóa và sát nhập với đội nghĩa quân của Cầm Bá Thước.

Trong cuộc chiến đấu này, nhiều thủ lĩnh nghĩa quân đã hi sinh như Nguyễn Khế, Hoàng Bật Đạt; người phải chạy sang Trung Quốc như Trần Xuân Soạn; người phải tự sát như Phạm Bành, Hà Văn Mao, Đinh Công Tráng thoát khỏi tay giặc và tiếp tục gây dựng lại phong trào. Nhưng đến mùa hè năm 1887, ông cũng bị giặc Pháp bắt và giết hại. Đến đây, khởi nghĩa Ba Đình hoàn toàn tan rã.

3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)

Hương Khê là một huyện miền núi phía tây tỉnh Hà Tĩnh, nơi đây có đại bản doanh của một cuộc khởi nghĩa lớn, quy mô lan rộng cả 4 tỉnh Bắc Trung Kì, kéo dài từ năm 1885 đến năm 1896.

Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa là Phan Đình Phùng

Phan Đình Phùng sinh năm 1847, quê ở làng Đồng Thái (nay thuộc xã Tùng Anh), Đức Thọ, Hà Tĩnh. Năm 1877, ông thi đỗ Đinh nguyên Tiến sĩ, từng làm quan Ngự sử trong triều đình. Với bản tính cương trực, ông phản đối việc Tôn Thất Thuyết phế bỏ Dục Đức, lập Hiệp Hòa làm vua, vì vậy đã bị cách chức đuổi về quê. Tuy vậy, khi Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng Hà Tĩnh, ông vẫn đến yết kiến và được giao trọng trách tổ chức phong trào chống Pháp ngay tại quê nhà.

Từ năm 1885 đến năm 1888 là giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân. Được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ, Cao Thắng đã tích cực chiêu tập binh sĩ, trang bị, huấn luyện và xây dựng căn cứ thuộc rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Ông đã cùng các thợ rèn làng Trung Lương và Vân Chàng (Đức Thọ) nghiên cứu chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp.

Từ năm 1888 đến năm 1896, nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt.

Sau một thời gian ra Bắc, tìm cách liên lạc với các sĩ phu, văn thân, Phan Đình Phùng trở về Hà Tĩnh, cùng Cao Thắng trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa.

Nghĩa quân Hương Khê được chế thành 15 quân thứ, đặt dưới sự chỉ huy của những tướng lĩnh tài ba. Đại bản doanh cuộc khởi nghĩa đặt tại núi Vụ Quang.

Từ đầu năm 1889, nghĩa quân đẩy mạnh hoạt động và liên tục mở các cuộc tập kích, đẩy lui cuộc hành quân càn quét của địch.

Nhiều trận đánh nổi tiếng đã diễn ra, như trận tấn công đồn Trường Lưu (5-1890), trận tập kích thị xã Hà Tĩnh (8-1892) giải phóng 700 tù chính trị,…Nhưng trong trận tấn công đồn Nu (Thanh Chương) trên đường tiến quân về tỉnh lị Nghệ An, Cao Thắng đã bị trúng đạn và hi sinh năm 29 tuổi. Đây là một tổn thất lớn của nghĩa quân.

Trước sức mạnh áp đảo của giặc, nghĩa quân vẫn kiên trì chiến đấu. Ngày 17-10-1894, họ giành được thắng lợi lớn trong trận phục kích địch ở núi Vụ Quang, hàng chục tên giặc đã bị tiêu diệt.

Sau trận đánh này, đội quân tay sai của Pháp do Nguyễn Thân chỉ huy tiếp tục tổ chức cuộc vây hãm núi Vụ Quang. Nghĩa quân bị triệt đường kế tiếp, quân số giảm sút nhiều. Trong một trận ác chiến, Phan Đình Phùng bị thương nặng và hi sinh ngày 28-12-1895. Năm 1896, những thủ lĩnh cuối cùng của cuộc khởi nghĩa lần lượt rơi vào tay Pháp.

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê sau hơn 10 năm tồn tại đến đây kết thúc. Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.

Cuộc khởi nghĩa bị thất bại bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có những hạn chế về đường lối, phương pháp tổ chức và lãnh đạo.

4. Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)

Ngoài các cuộc khởi nghĩa nổ ra dưới ngọn cờ Cần Vương, vào những năm cuối thế kỉ XIX còn xuất hiện nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân và nhân dân các dân tộc ở miền núi chống chính sách cướp bóc và bình định quân sự của thực dân Pháp. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Yên Thế là vùng bán sơ địa ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang. Vào giữa thế kỉ XIX, do tình trạng suy sụp của nền nông nghiệp nước ta, tại đây đã hình thành những xóm làng của nông dân nghèo từ các nơi tụ họp về. Họ nương tựa vào nhau để sinh sống và chống lại các thế lực từ bên ngoài đe dọa.

Khi thực dân Pháp chiếm Bắc Kì, chúng đưa quân lên bình định cả vùng Yên Thế. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân ở đây đã đứng lên tự vệ.

Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế có thể chia làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn từ năm 1884 đến năm 1892

Tại vùng Yên Thế có hàng chục toán quân chống Pháp hoạt động riêng lẻ, đặt dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh khác nhau. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm đã lãnh đạo nghĩa quân đẩy lùi nhiều trận càn quét của quân Pháp vào khu vực Cao Thượng, Hố Chuối. Đến năm 1891, nghĩa quân làm chủ một vùng rộng lớn và mở rộng hoạt động sang Phủ Lạng Thương (vùng thành phố Bắc Giang ngày nay).

Trước những đợt tấn công, càn quét mới của giặc, nghĩa quân phải rút dần lên vùng Bắc Yên Thế xây dựng, củng cố hệ thống công sự phòng thủ.

Tháng 3-1892, Pháp huy động khoảng 2 200 quân, gồm nhiều binh chủng ồ ạt tấn công vào căn cú của nghĩa quân. Lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng, nhiều người bị địch bắt và giết hại, một số phải ra hàng. Đề Nắm bị sát hại vào tháng 4-1892.

Giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897

Lúc này Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) trở thành thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa.

Hoàng Hoa Thám tên thật là Trương Văn Thám, quê ở Tiên Lữ (Hưng Yên), theo gia đình lên làm ăn ở Sơn Tây sau sang Yên Thế (Bắc Giang) sinh sống.

Sau khi Đề Nắm hi sinh, ông tập hợp những toán quân binh còn sót lại, mở rộng địa bàn hoạt động.

Trong bối cảnh phong trào kháng chiến cả nước bị đàn áp dữ dội, nhiều cuộc khởi nghĩa đã thất bại, Đề Thám phải tìm cách giảng hòa với Pháp để có thời gian củng cố lực lượng. Tháng 10-1894, theo thỏa thuận giữa hai bên, quân Pháp phải rút khỏi Yên Thế, Đề Thám được cai quản bốn tổng: Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng. Nhưng cuộc hòa hoãn kéo dài chưa được bao lâu thì Pháp bội ước, lại tổ chức tấn công (11-1895). Nghĩa quân phải chia nhỏ thành từng toán, trà trộn vào dân để hoạt động.

Nhằm bảo toàn lực lượng, lại biết được ý đồ của Pháp đang muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa, Đề Thám xin giảng hòa lần thứ hai (12-1897). Để được hòa hoãn lần này, Đề Thám phải tuân thủ những điều kiện ngặt nghèo do Pháp đặt ra, như nộp khí giới, thường xuyên trình diện chính quyền thực dân. Bề ngoài, Đề Thám tỏ ra phục tùng, nhưng bên trong thì ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp.

Giai đoạn từ năm 1898 đến năm 1908

Tranh thủ thời gian hòa hoãn kéo dài, Đề Thám cho nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự tại đồn điền Phồn Xương. Đội quân của ông tuy không đông (khoảng 200 người) nhưng rất tinh nhuệ, thiện chiến. Căn cứ vào Yên Thế trở thành nơi tụ hội của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về (từ Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương…)

Giai đoạn từ năm 1909 đến năm 1913

Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà nội năm 1908, thực dân Pháp quyết định mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt bằng được phong trào nông dân Yên Thế. Nghĩa quân trải qua những tháng ngày gian khổ, phải di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác. Nhiều thủ lĩnh đã hi sinh, một số phải ra hàng. Đến tháng 2-1913, khi Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

TL
29 tháng 8 2020

2.

- Ngay khi bị xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á đã kiên quyết đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc. Tuy vậy, các cuộc kháng chiến đều thất bại vì lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến nhiều nước trở thành tay sai.

- Nguyên nhân: Thiếu tổ chức và thiếu lãnh đạo chặt chẽ.

- Mục đích: Vơ vét tài khoản, không mở mang công nghiệp, tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước,...

- Các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp:

Quốc gia

Thời gian

Nội dung

In-đô-nê-xi-a

1905

Nhiều tổ chức công đoàn được thành lập, bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác, Lê-nin.

Phi-líp-pin

1896 - 1898

Nước cộng hòa Phi-líp-pin ra đời, sau đó bị Mỹ thôn tính.

Cam-pu-chia

1863 - 1866

1866 - 1867

Khởi nghĩa A-cha-xoa lãnh đạo ở Ta Keo.

Khởi nghĩa do Pu-côm-bô lãnh đạo ở Cra-chê.

Lào

1901

1907

Đấu tranh của nhân dân Xa-van-na-khét.

Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven.

Miến Điện

đầu thế kỉ XX

Chống thực dân Anh diễn ra rất anh dũng, nhưng thất bại.

Việt Nam

đầu thế kỉ XX

Phong trào Cần vương, phong trào nông dân yêu nước diễn ra quyết liệt.


18 tháng 3 2018

- Hiệp ước Hácmăng có những nội dung chủ yếu sau đây:

Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp. Nam Kì là xứ thuộc địa từ năm 1874 nay được mở rộng ra đến hết tỉnh Bình Thuận, Bắc Kì (gồm cả Thanh-Nghệ-Tĩnh) là đất bảo hộ. Trung Kì (phần đất còn lại) giao cho triều đình quản lí.

Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì.

Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm giữ.

Về quân sự, triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô (Huế). Pháp được đóng đồn binh ở những nơi xét thấy cần thiết ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí đội quân Cờ đen.

Về kinh tế: Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.

=> Nhận xét:
- Tuy nội dung hiệp ước chỉ nói đến mức độ bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và trung Kì nhưng thực chất quyền đối nội, đối ngoại của triều đình đã phụ thuộc vào Pháp và do Pháp quyết định. Vì vậy, thực chất hiệp ước 1883 đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lạp. Tuy vẫn còn tồn tại trên hình thức nhưng triều đình phong kiến chỉ còn là tay sai cho Pháp.
=> Với hiệp ước 1883, triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc.



18 tháng 3 2018

cam on bn nhe

8 tháng 11 2018

Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng của giai cấp tư sản.Giai cấp tư sản tiến hành cách mạng là để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển không chịu ảnh hưởng từ chế độ phong kiến (nhiều khi là tranh giành thị trường :cuộc đấu tranh giành lại độc lập ở Nam Mỹ; và nhiều khi cách mạng tư sản bị phản đối và lập thành chế độ cộng hòa,nhưng vẫn mang lợi cho tư bản).

18 tháng 1 2019

HAYhahahaha

18 tháng 10 2017


+Thể hiện sự tiến bộ của nhân loại trong việc tìm hiểu,khám phá và chinh phục thiên nhiên,chống lại những học thuyết phản động
+Giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh
+Đặt cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng sau này để thúc đẩy sản xuất và phát triển.