Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
- Em đã đọc nhiều câu chuyện có cô tiên, ông bụt như Sự tích hoa cúc trắng, Chuyện bốn mùa…
- Em gặp ông bụt trong giấc mơ, ông bụt đã ban cho em những bông hoa khi em làm việc tốt thì hoa sẽ tỏa hương và điều ước của em thành sự thật
- Đây là cuộc gặp gỡ đầy thú vị và thật bất ngờ
2. Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, đã cuốn em về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ em gắn với lời kể của mẹ, của bà, với những nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diệu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của em. Ồ, đẹp chưa kìa! Trước mắt em là cảnh vật chưa bao giờ thấy. Mây trắng như tuyết sà thấp xuống la đà bên những phiến đá. Cạnh đó là vườn hoa đủ sắc màu rực rỡ. Hương thơm theo gió tỏa ra khắp mọi nơi. Những ánh sáng phát ra phiến đá tròn vẫn rực hồng cả khoảng không. Em đi vài bước nữa, một rừng hoa hiện lên cho em một cảm giác thật bất ngờ. Cơn gió thổi nhè nhẹ mang theo hương hoa, cỏ lạ. Chị Hồng, chị Huệ thật xinh xắn đang say sưa ngắm mình trong bầu trong khí yên tĩnh. Một tiếng nổ nhỏ làm em giật mình. Một đám mây nhỏ đang từ từ bay về phía em. Một ông lão phương phi hiện ra. Em chưa kịp cúi chào thì ông đã lên tiếng: "Cô bé đừng sợ! Ta là Bụt đây mà!" Thì ra, đây là vị tiên đã giúp anh Khoai có cây tre trăm đốt. Trông Bụt thật hiền từ. Dáng ông nhẹ nhàng, thanh thoát. Ông khoác lên mình chiếc áo choàng trắng với những đường viền vàng óng. Tay ông cầm chiếc gậy trúc. Mỗi bước ông đi là mỗi cụm mây nhỏ vươn theo gót chân. Mái tóc ông bạc trắng. Chòm râu dài mềm mại. Em thích được nhìn vào mắt ông. Đôi mắt hiền từ mà sáng như sao. Ông đến sát bên em. Cả người ông toát lên một mùi thơm dịu nhẹ. Ông khẽ nói: "Cháu bé ngoan lắm, làm được nhiều việc tốt ta thưởng cho đóa hoa này!". Ông đưa tay vẫy nhẹ. Lạ thật! Đóa hoa từ từ bay đến bên em. Đóa hoa rực rỡ đủ màu. Ông dặn em cất kỹ đóa hoa này. Mỗi lần em làm được việc tốt hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước của em sẽ thành sự thật. Ông đưa tay vuốt nhẹ lên tóc em rồi theo làn mây biến mất.
3.
Em chủ động hoàn thành bài tập.
4.Học sinh tự đọc, rà soát lại lỗi và bình chọn đoạn văn.
- Em tiến hành kể lại câu chuyện Ông Bụt cho người thân nghe theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 2.
- Suy nghĩ của em về nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện: Ông nhạc sĩ trong câu chuyện là một người rất tốt bụng và ấm áp. Khi Mai làm gãy nhành hoa, mặc dù ông biết nhưng ông không hề trách mắng Mai. Ngược lại ông còn hóa thân thành ông Bụt, mua một chậu lan mới thay cho chậu lan cũ để hoàn thành mong ước của Mai một cách thầm lặng.
Em rất thích đọc và nghe kể những câu chuyện cổ tích. Điều thú vị nhất là từ những chi tiết hoang đường, kì ảo tạo nên sự hấp dẫn lạ lùng của câu chuyện.Trong kho tang truyện cổ tích dân gian Việt Nam, có rất nhiều nhân vật quen thuộc, mỗi nhân vật cho ta một bài học cuộc sống thật sâu sắc. Nhưng nhân vật em thích, ấn tượng nhất chính là ông Tiên (Bụt), đại diện cho sự công bằng trong xã hội. Ông Tiên thường là những vị thần đem lại hạnh phúc cho người nghèo khó, tốt bụng và trừng phạt những kẻ độc ác, xấu xa.
Theo trí tưởng tượng của em, Tiên ông là một ông lão quắc thước, râu tóc bạc phơ, trán cao, da dẻ hồng hào, mắt sáng, miệng tươi, dáng điệu khoan thai.Trang phục ông mặc thường mang màu trắng. Ông thường cầm trên tay một chiếc gậy đầu rồng hoặc đơn giản chỉ là thanh trúc vàng óng ả. Bao quanh người ông là một làn khói mỏng mờ ảo và những làn ánh sáng lấp lánh. Ông còn sở hữu một giọng nói trầm ấm khác thường, giọng nói đó đã an ủi biết bao con người khôn khổ trong bước đường cùng.
Mỗi khi ông Tiên hiện ra là một người tốt được giúp đỡ. Khi thì ông giúp cô Tấm có được quần áo đẹp để đi dự dạ hội, khi lại giúp anh Khoai kiếm được cây tre trăm đốt theo lời phú ông. Tiên ông chính là nơi bám víu cuối cùng của những con người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội xưa. Đau đớn trước số phận của mình, họ thường viện vào thần tiên để thể hiện ước mơ và khát khao hạnh phúc.Tiên ông không chỉ là nhân vật cứa giúp người nghèo mà còn là nhân vật đại diện cho lẽ công bằng, cho quan niệm: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” của nhân dân ta. Trước những kẻ xấu xa, mưu mô và thủ đoạn ông thường thẳng tay trừng trị.
Còn đối với những người hiên lành, tốt bụng thì lại được đền đáp xứng đáng. Có lần, vào buổi trưa em nằm trên chiếc võng dưới bụi tre, sau hè nhà ngoại đọc truyện. Những cơn gió mát đưa em chìm vào giấc ngủ. Một vầng hào quang chói lọi làm em hoa cả mắt. Trước mặt em là một cụ già khoảng tuổi ông ngoại em. Râu tóc bạc phơ, cưỡi làn mây trắng. Tay cầm cây gậy phép. Trang phục của ông toàn màu trắng.
Đưa đôi mắt hiền từ nhìn em và nói với giọng trầm ấm, vang xa :“Ta là ông Bụt trong các truyện cổ tích đây”. Em tự hỏi …Sao con được gặp Bụt nhỉ? Trong truyện cổ tích khi nào con người gặp khó khăn Bụt mới hiện ra giúp đỡ. Mà con có chuyện gì khó khăn đâu? Thật là kì lạ!? Em đang suy nghĩ miên man… thì bỗng Bụt cười to, xoa đầu em và nói: ”Con được gặp ta là do con bấy lâu nay ngoan ngoãn, học giỏi, làm vừa lòng cha mẹ, ai cũng khen nên ta đến để thưởng cho con một món quà.
Ông bụt liền chĩa chiếc gậy phép vào người em. Từ chiếc gậy tuôn ra bao nhiêu là những ngôi sao nhỏ. Những ngôi sao ấy bay quanh người em. Những ngôi sao ấy bay tới đâu, em lại có cảm giác lâng lâng đến đấy.Bỗng chú cún con tinh nghịch liếm vào chân em giật mình tỉnh giấc, Ông bụt bất ngờ biến mất. Thì ra đó chỉ là một giấc mơ.Tỉnh dậy rồi mà em vẫn còn luyến tiếc giấc mơ đó…” không biết quà ông Bụt cho mình là gì nhỉ?”.
Ông Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam luôn luôn đại diện cho lẽ phải, cho những con người yếu đuối trong xã hội. Chính bởi vậy mà hàng ngàn năm nay trẻ em vẫn mong ước một lần được gặp ông Tiên ban cho phép màu. Và em cũng rất mong như thế.
các bạn trả lời nhanh hộ mình với nhé. sáng mai mình đi học rồi
- Nắng mùa thu như thế nào?
- Cái gì vàng óng?
- Nhành lan ấy như thế nào?
- Cái gì rất đẹp?
- Ai là người sáng tác nhạc?
- Nhạc sĩ làm gì?
Trong những câu chuyện đã học, em thích nhất là câu chuyện Cây khế.
Cây khế là một câu chuyện cổ tích của nước ta mang trong mình bài học ý nghĩa. Chuyện kể về hai anh em ruột nhưng có tính cách trái ngược nhau. Người anh tham lam, lười biếng bao nhiêu thì người em hiền lành, chăm chỉ bấy nhiêu.
Sau khi cha mất, người anh chia cho em mình một cây khế già và một túp lều tranh rồi lấy hết gia sản. Người em ở lều tranh chăm chỉ làm lụng mỗi ngày và chăm sóc cây khế. Năm đó khế ra trái rất sai và ngọt nên có chim lạ đến ăn. Thấy người em than thở vất vả, chim hứa ăn khế sẽ trả vàng. Và chở người em ra đảo lấy vàng về. Nhờ đó, người em trở nên giàu sang. Biết chuyện, người anh xin đổi gia tài lấy cây khế của em, rồi bắt chước em than thở với chim. Tuy nhiên do tham lam, hắn may cái túi lớn gấp bốn lần chim dặn và lấy quá nhiều vàng khiến chim không chở nổi. Trên đường về lại gặp bão lớn, thế là hắn cùng số vàng đó rơi xuống biển sâu.
Câu chuyện đã dạy cho em bài học về lòng trung thực và sự chăm chỉ trong cuộc sống. Nếu có tính tham lam, gian dối thì sẽ có kết thúc bi kịch như người anh mà thôi.
Vì đây là nơi các em bé chưa ra đời nên nơi diễn ra câu chuyện trong vở kịch được gọi là vương quốc Tương Lai
Ông nhạc sĩ được xem là ông Bụt trong câu chuyện trên. Vì khi Mai gặp khó khăn và cầu cứu ông Bụt, ông nhạc sĩ đã xuất hiện, âm thầm lắng nghe và hoàn thành nguyện vọng cho Mai mà không cần đền đáp gì.