Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chọn A.
(1) Đúng. Vì quần thể luôn chịu tác động từ nhân tố tiến hóa (ít nhất là có sự tác động của CLTN).
(2) Sai. Không có nhân tố tiến hóa, vốn gen không biến đổi, cũng không có sự sắp xếp lại trật tự gen và điều hòa gen nên không thể hình thành loài mới.
(3) Sai. Tiến hóa nhỏ là quá trình hình thành loài. Ý này sai ở “sự cách li có vai trò tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài”, sự khác nhau giữa các nòi mới đúng.
(4) Sai. Chọn lọc tự nhiên luôn tác động lên quần thể kể cả môi trường thay đổi hoặc không thay đổi.
(5) Đúng.
Chọn đáp án A.
Có ba phát biểu đúng là II, III, IV.
- Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của cả hai loài. Quan hệ giữa một sinh vật ăn một sinh vật khác là mối quan hệ hết sức khắc nghiệt, trong thiên nhiên đây chính là động lực tiến hóa của các loài sinh vật. Trong quá trình tiến hóa, thông qua chọn lọc cả vật dữ và con mồi đều hình thành những khả năng thích nghi để săn mồi có hiệu quả và lẩn tránh kẻ thù. Quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi luôn được giữ ở mức cân bằng động, nghĩa là số lượng cá thể của hai quần thể này dao động gần như đồng bộ với nhau.
- Trong quần xã, giữa các loài có chung nguồn sống, các loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở… và các điều kiện sống khác trong môi trường. Trong quan hệ cạnh tranh, các loài sinh vật đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên sẽ có một loài thắng thế còn loài khác bị bại. Tuy nhiên, những loài có cùng một nguồn thức ăn vẫn có thể sống chung hòa bình trong một sinh cảnh, nếu ổ sinh thái của chúng không quá giống nhau. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân hóa ổ sinh thái của mình (bao gồm cả không gian sống, nguồn thức ăn và cách khai thác nguồn thức ăn đó).
- Quan hệ vật chủ - kí sinh là quan hệ của một loài sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ sinh vật đó. Mối quan hệ vật chủ - kí sinh là biến tướng của mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt, chỉ khác là vật kí sinh nhỏ, có số lượng đông, không gây chết ngay vật chủ mà chỉ làm yếu dần, gây bệnh cho sinh vật chủ. Sinh vật kí sinh không có đời sống tự do mà thường phụ thuộc vào một số loài sinh vật chủ nhất định.
Chọn C
Nội dung I sai. Mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa và thúc đẩy cả sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt.
Nội dung II, III, IV đúng
Đáp án B.
Các phát biểu đúng là I và II.
- I đúng: Con lai bất thụ bố mẹ cách li sinh sản bố mẹ thuộc hai loài khác nhau.
- II đúng: Các biến dị xuất hiện trong đời sống cá thể được coi là hiện tượng thường biến không có biến đổi về mặt di truyền không có ý nghĩa đối với tiến hóa.
- III sai: Ngay cả khi điều kiện môi trường không thay đổi, quần thể sinh vật vẫn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên để hình thành nên quần thể thích nghi.
- IV sai: Cách li địa lí chỉ có vai trò ngăn cản sự trao đổi vốn gen giữa các quần thể, góp phần thúc đẩy quá trình hình thành loài mới chứ không trực tiếp tham gia trở thành một nhân tố tiến hóa.
V sai: Quá trình giao phối ngẫu nhiên (ngẫu phối) không được xem là nhân tố tiến hóa vì sự ngẫu phối giữa các cá thể trong quần thể tạo nên trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. Vì vậy, ngẫu phối không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Tuy nhiên, mặt khác, ngẫu phối làm cho đột biến được phát tán trong quần thể tạo nên sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình, hình thành nên vô số biến dị tổ hợp. Loại biến dị này là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa. Ngoài ra, ngẫu phối còn trung hòa tính có hại của đột biến và góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi. Sự tiến hóa không chỉ sử dụng các biến dị di truyền mới xuất hiện mà còn huy động nguồn dự trữ các biến dị di truyền đá phát sinh từ trước nhưng tiềm ẩn trong quần thể do các quá trình đột biến và ngẫu phối tạo ra. Tóm lại, ngẫu phối có vai trò gián tiếp cho quá trình tiến hóa.
Đáp án C
Con đường hình thành loài này là con đường địa lý vì ở giai đoạn 2 có sự chia cắt khu phân bố.
(1) sai vì con đường địa lý gặp phổ biến ở cả thực vật và ở động vật.
(2) sai vì điều kiện độ ẩm khác nhau chỉ đóng vai trò là chọn lọc tự nhiên nên không tạo ra sự khác biệt về hình thái lá và cấu tạo cơ quan sinh sản của hai quần thể A và quần thể B.
(3) sai vì hai quần thể A và B có thể được xem là hai nòi địa lý do khác khu phân bố.
(4) Đúng. Trong quá trình hình thành loài của loài thực vật này đã có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên (sự dâng lên của nước biển làm chết 1 số lượng cá thể), cách li địa lý (eo biển) và cách li cơ học (cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau).
Đáp án C
Con đường hình thành loài này là con đường địa lý vì ở giai đoạn 2 có sự chia cắt khu phân bố.
(1) sai vì con đường địa lý gặp phổ biến ở cả thực vật và ở động vật.
(2) sai vì điều kiện độ ẩm khác nhau chỉ đóng vai trò là chọn lọc tự nhiên nên không tạo ra sự khác biệt về hình thái lá và cấu tạo cơ quan sinh sản của hai quần thể A và quần thể B.
(3) sai vì hai quần thể A và B có thể được xem là hai nòi địa lý do khác khu phân bố.
(4) Đúng. Trong quá trình hình thành loài của loài thực vật này đã có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên (sự dâng lên của nước biển làm chết 1 số lượng cá thể), cách li địa lý (eo biển) và cách li cơ học (cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau).
Chọn đáp án A
Các phát biểu số I, II, III đúng.
- I đúng: Hình thành loài bằng con đường sinh thái gặp ở thực vật và những động vật ít di động xa như thân mềm. Trong cùng một khu phân bố địa lý, các quần thể của các loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau, hình thành các nòi sinh thái rồi đến loài mới.
- II đúng: Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài thường gặp ở thực vật. Có nhiều loài thực vật là tứ bội hoặc nói chung là đa bội (lúa mì, bông, dâu tây...). Ước tính lượng 47% thực vật có hoa và 95% dương xỉ là đa bội. Do đó, hình thành loài bằng cách tăng bội đột ngột bộ NST rất phổ biến ở thực vật. Tuy nhiên nếu cho rằng trong số thực vật có hoa, cứ 2 loài thì có 1 loài đa bội thì cơ chế này có lẽ không có một tầm quan trọng đáng kể về phương diện tiến hóa dài hạn, vì các dòng đa bội nói chung rất có thể là những “ngõ cụt tiến hóa”.
- III đúng: Hình thành loài bằng con đường cách li địa lý là phương thức có cả ở động vật lẫn thực vật, diễn ra từ từ qua các dạng trung gian. Trong phương thức này, cách li địa lý là nhân tố đầu tiên tạo điều kiện cho sự phân hóa các quần thể trong loài gốc. Các điều kiện địa lý không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật mà là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.
Đáp án C
- Nhận định (1) và (2) đúng.
- (3) sai: Trình tự axit amin trong chuỗi hêmôglôbin của người và tinh tinh giống nhau nhưng người và tinh tinh là 2 loài khác nhau.
- (4) sai: Đây là bằng chứng sinh học phân tử.
a)
- Các nhân tố bất lợi của ngoại cảnh chính là các nhân tố chọn lọc.
- Ngoại cảnh xác định hướng chọn lọc thể hiện:
+ Ngoại cảnh thay đổi → chọn lọc vận động, hình thành đặc điểm thích nghi mới.
+ Ngoại cảnh ổn định → chọn lọc ổn định, duy trì đặc điểm thích nghi đã có.
+ Ngoại cảnh không đồng nhất → chọn lọc phân hoá.
b) Có sự khác nhau về điều kiện sống của 2 loài:
- Điều kiện sống của loài L1 có biến động hơn loài L2, vì điều kiện sống thay đổi là nhân tối gây ra sự chọn lọc.
- Loài L1 phải có vùng phân bố rộng hơn loài L2, điều kiện sống của loài L1 không đổng nhất và không liên tục. Trong điều kiện đó, quá trình cách ly và phân hoá diễn ra nhanh hơn, tạo điều kiện thúc đẩy sự hình thành loài mới.