Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Câu chuyện thú vị về cuộc tiếp xúc văn hóa giữa những người đến từ hai thế giới: phương Đông và phương Tây: người đàn ông nước ngoài ăn phở Việt Nam. Họ không biết cách dùng đũa, loay hoay một hồi thì được bác chủ quán hướng dẫn cách cầm đũa nhưng vẫn không học được. Vì thế, bác đã cắt nhỏ phở giúp cho vị khách nước ngoài.
* Sự khác nhau giữa người kể chuyện trong truyện ngắn và truyện kí.
- Người kể chuyện trong truyện ngắn thường tập trung vào một câu chuyện cụ thể và phát triển các nhân vật và sự kiện trong câu chuyện đó.
- Trong truyện kí, người kể chuyện thường ghi lại các sự kiện và hiện tượng một cách khách quan hơn, không tập trung vào việc xây dựng nhân vật và câu chuyện.
* Em ấn tượng nhất với truyện “Chiều sương” vì câu chuyện ánh lên ngọn lửa hi vọng về sự sống và hi vọng giản đơn của những người dân chài. Tác giả đã mô tả một cách tinh tế những xúc cảm của nhân vật, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp về cuộc sống của những người dân chài và hy vọng của họ trong cuộc sống.
- Lê Lợi – Lê Thái Tổ đã thành lập một đội quân chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh năm 1418.
- Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách. Tin Lê Lợi dựng cờ nghĩa, chiêu mộ hiền tài bay xa, thu hút các anh hùng hào kiệt từ bốn phương kéo về. Đất Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa. ở đó có đủ các tầng lớp xã hội và thành phần dân tộc khác nhau, với những đại biểu ưu tú như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lai, Cầm Quý, Xa Khả Tham... Sau một thời gian chuẩn bị chín muồi, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy đến tháng 12-1427 Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc.
- Sự xuất hiện của Đức Giám mục và cuộc trò chuyện giữa ngài với Pe-xcốp cùng các học sinh trong lớp đã có tác động rất mạnh mẽ, sâu sắc đến Pe-xcốp. Pê-xcốp xem ngài là cứu tinh. Người đã nhìn ra và đánh thức tài năng thiên phú của cậu bé ngay trước lớp học.
- Nhận xét cách tác giả thuật lại cuộc trò chuyện:
+ Tạo sự tương phản rõ rệt với những gì thường ngày diễn ra trước đó.
+ Nội dung cuộc trò chuyện thân tình, ấm áp, gần gũi do Đức Giám mục vừa trò chuyện với Pê-xcốp vừa với cả lớp.
+ Tác giả – người kể chuyện hầu như chỉ kể lại lời của Đức Giám mục nhưng vẫn giúp thể hiện tiếng nói, tâm tình của Pê-xcốp và các học sinh cùng lớp với cậu bé.
+ Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất hạn tri đã tạo ưu thế riêng làm cho hình tượng Đức Giám mục với Pê – xcốp cùng các HS trong lớp đều trở nên thân thiết nổi bật.
Giới thiệu về Thạch Lam và một số nét tiêu biểu về phong cách sáng tác nghệ thuật
+ Giới thiệu truyện ngắn Hai đứa trẻ
+ Chủ đề của truyện
- Trình bày ý kiến của bản thân
+ Hai đứa trẻ là câu chuyện về ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn
+ Hình ảnh ngày tàn hiện ra trước mắt người đọc bằng hình ảnh tiếng trống trên chòi thu không, hình ảnh mặt trời lặn, dãy tre đen lại…
+ Hình ảnh phiên chợ tàn: còn lại trên đất rác rưởi, lũ trẻ con đang cố nhặt nhạnh, tìm tòi những gì còn dùng được những người bán hàng để lại…
+ Hình ảnh những kiếp người tàn, không thấy tương lai: mẹ con chị Tí, vợ chồng bác xẩm, cụ Thi điên, hai chị em Liên
+ Nhịp sống gợi lên buồn tẻ, nhạt nhẽo…
+ Hai đứa trẻ là câu chuyện thể hiện khát khao vươn tới cuộc sống tầm thường, nhạt nhẽo, thoát ra khỏi điều khó khăn
+ Những con người ở phố huyện nghèo buồn tẻ dù khổ cực nhưng vẫn hi vọng tới tương lai tươi sáng hơn.
+ Chuyến tàu đối lập, khác hẳn với cuộc sống tầm thường, nhạt nhẽo của họ. Nó gợi cho họ niềm tin, niềm hi vọng một điều gì đó tốt đẹp
+ Người điên: thường nói năng lung tung, giao tiếp không theo nghi thức lời nói, hành vi kì lạ,…
+ Người bình thường tỉnh táo thì không như thế.
+ Người giả điên: cố tình làm ra vẻ nói năng lung tung, giao tiếp không theo nghi thức lời nói, hành vi kì lạ,…nhưng thỉnh thoảng cũng vô tình để lộ sự tỉnh táo của mình khiến có thể bị phát hiện đang giả điên.
- Em đã từng nghe ca khúc Sóng, được phổ nhạc từ bài thơ: Sóng, Thuyền và Biển…
- Trong đó em ấn tượng nhất là bài Thuyền và Biển, bài hát mượn hình ảnh của thuyền và biển để thể hiện sự khăng khít, bền chặt và chung thủy của tình yêu. Nó không thể tách rời nhau dẫu có xa cách.
- Câu chuyện tình yêu gây ấn tượng với em là mối tình Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Trong truyện Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga yêu Lục Vân Tiên nhưng phải chịu nỗi đau ly biệt, nhưng không vì thế mà nàng từ bỏ, từ đầu đến cuối nàng vẫn luôn một lòng, một dạ, chung thủy đối với Lục Vân Tiên, thậm chí nàng còn tìm đến cái chết nhưng được cứu sống. Và tấm lòng son sắt thủy chung của nàng đã được báo đáp bằng kết thúc viên mãn của nàng và Lục Vân Tiên.
- Theo em điều kiện để tình yêu trở thành đề tài bất tận của văn học là: tình yêu đó phải là một tình yêu đẹp như tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình… Và sau thứ tình cảm đó phải là vẻ đẹp của đức tính, phẩm chất.
Câu chuyện: Như chưa hề có cuộc chia ly
Bà Nguyễn Thị Lệ Thủy, hiện sống ở Bình Phước. Năm 1972, trong một lần giận cha, bà bỏ nhà đi. Đến năm 1975, bà quay lại Tây Ninh tìm người thân nhưng lúc này gia đình đã dọn đi nơi khác.
Bà dùng số tiền dành dụm từ làm thuê, đi tìm gia đình trong 2 tuần nhưng không gặp. Sau đó, bà Thủy trở lại TP.HCM làm thuê, cuộc sống khó khăn nên không có khả năng tìm kiếm. Năm 2009, bà gửi thư về Như chưa hề có cuộc chia ly để nhờ tìm gia đình.
Người bà mong muốn tìm là người mẹ kế Lương Thị Thời và các em. Ngày xưa, bà được bà Thời che chở, bảo bọc. Chương trình đã mất 12 năm tìm kiếm. Ngày đoàn tụ với người mẹ kế và các em khiến bà không cầm được nước mắt. Bà chưa từng nghĩ sau gần 50 năm thất lạc có thể gặp lại người thân.
Bà Nguyễn Thị Thủy Vân, 1 trong 4 người em thất lạc của bà Thủy, liên tục xin lỗi vì ngày xưa ức hiếp chị mình do được cưng chiều. Tình cảm mẹ con, chị em ngày trùng phùng khiến người chứng kiến cũng phải sụt sùi theo.