Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo : ( Hoidap247 )
Bài thơ có kết cấu chặt chẽ theo lối đầu cuối tương ứng. Khi khổ mở đầu là “Mỗi năm hoa đào nỏ – Lại thấy ông đồ già” và kết thúc là “Năm nay đào lại nỏ – Không thấy ông đồ xưa”. Điều đó tập trung làm nổi bật chủ đề mang tinh thần hoài cổ cảnh đó người đâu. Màu thắm của hoa đào, màu đỏ của giấy, màu đen nhánh của mực tầu và mái tóc hoa râm của ông đồ trái ngược lại hoàn toàn với sự hiu hắt, buồn bã vắng vẻ ở những câu cuối. Ông đồ xuất hiện giữa một bức tranh lộng lẫy, ngoạn mục giữa phố xá tấp nập. Một vẻ đẹp sao vui tươi quá vậy! Ở khổ thơ đầu gợi lên cho độc giả niềm phấn chấn, tươi vui thì khổ cuối là một hình ảnh buồn bã, xót thương, sắc màu cũng phai nhạt theo. Giờ đây, ông đồ và lớp người xưa cũ đã trở nên vô nghĩa giữa cuộc đời. Bài thơ khép lại bằng những hình ảnh, câu thơ mang nặng nỗi buồn tha thiết của tác giả Vũ Đình Liên bằng câu hỏi tu từ. Mỗi năm đều mở đầu bằng hình ảnh hoa đào nhưng lòng người lại chả còn như xưa. Kết cấu đầu cuối tương ứng đã làm nổi bật được ý nghĩa và thông điệp của tác giả.
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn qúa!
Đây là đoạn thơ nói lên cảm xúc của tác giả - một người con xa quê đang hướng về quê hương, đất nước. Thì ra, nhà thơ không đứng trên mảnh đất quê hương để viết lên những cảm nhận ấy, mà bằng một cách vô hình nào đó, ông cảm nhận nó bằng cả trái tim, tâm hồn tha thiết yêu thương, lúc nào cũng nhớ về nguồn cội. Yêu quê hương là yêu những gì bình dị nhất, gần gũi nhất. Kí ức không những không mơ hồ mà còn rất rõ nét. Lúc này ta thấy những gì còn lại trong đôi mắt tác giả, là cái màu xanh của nước, màu bạc của cá, màu trắng của cánh buồm ngoài khơi xa, những thứ đơn sơ mà đẹp đẽ nhất của quê hương - cái nơi có con sông Trà Bồng uốn khúc chảy quanh. Đặc biệt không thể quên được trong tâm thức người con đang ở nơi đất khách quê người đó là cái vị mặn mòi của biển khơi, nó gắn bó với những người dân lao động vùng biển, nó như trở thành một phần máu thịt, một phần linh hồn của quê hương, mang một dấu ấn rất riêng biệt. Và cũng giống như chất thơ của Tế Hanh vậy: bình dị, sâu lắng nhưng cũng rất ngọt ngào.
Khổ thơ cuối bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh nhà thơ ko miêu tả cảnh làng chài đi đánh cá cũng ko miêu tả hững con người nơi đây nữa mà nhà thơ đã bày tỏ lòng yêu thương, trân trọng quê hương của mik:
" Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá"
Với cụm từ "luôn tưởng nhớ" ta có thể cảm nhận đc quê hương luôn nằm trong tâm hồn, trái tim của tác giả. Tác giả "tưởng nhớ" đến con thuyền, cánh buồm, nhớ những con cá và đặc biệt hơn là tác giả nhớ cái "mùi" nồng mặn. Tế Hanh nhớ quê hương thông qua những hình ảnh hết sức gẫn gũi, quen thuộc đối với người dân làng chài và hơn thê chúng là biểu tượng của làng quê tác giả. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá "rẽ sóng chạy ra khơi" với " chiếc buồm vôi", chiếc buồm đã chải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài bằng ấn tượng "màu nước xanh" của biển, màu "bạc" của những con cá. Câu thơ cuối cùng với nghệ thuật ẩn dụ đã rất thành công trong việc diễn tả nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Khổ thơ cuối bài đã thể hiện một cách sâu sắc tình yêu quê và nỗi nhớ quê hương sâu đậm của Tế Hanh.
Em tham khảo nhé:
Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn “Tôi đi học”. Chất thơ được biểu hiện một cách đậm đà qua những cảnh vật, tình tiết, tâm trạng… dạt dào cảm xúc.
Cảnh một buổi mai “đầy sương thu và gió lạnh”, mẹ “âu yếm” dẫn con trai bé nhỏ đi đến trường trên con đường làng thân thuộc “dài và hẹp”. Cảnh mấy cậu học trò nhỏ “áo quần tươm tất, nhí nhảnh” gọi tên nhau, trao sách vớ cho nhau xem. Con đường tựu trường của tuổi thơ đông vui như ngày hội. Cảnh sân trường Mĩ Lí “dày đặc cả người”, tất cả đều áo quần “sạch sẽ”, gương mặt “vui tươi và sáng sủa”.
Cảnh học trò mới “bỡ ngõ đứng nép bên người thân”, “ngập ngừng e sợ”. “Một mùi hương lạ xông lên tronq lớp”, một con chim đến đậu bên cửa sổ lớp học, rụt rè hót rồi vỗ cánh bay cao, cảnh bàn ghế, những hình treo trên tường… đều làm cho chú học trò bé nhỏ ngỡ ngàng “mới lạ và hay”.
Chất thơ tỏa ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt “hiền lạ” của ông đốc đến hình ảnh thầy giáo lớp Năm đón 28 học trò mới với “gương mặt tươi cười”.
Chất thơ là lòng mẹ hiện rất thương yêu con. Bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ: “Mẹ tôi ân cân nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng; bàn tay mẹ cầm thước bút cho con lúc đứng xếp hàng, đứa con cảm thấy “có một bàn tay dịu dàng” của mẹ đầy con tới trước như khích lệ.
Lúc đứa con trai bé bỏng ngơ ngác thì bàn tay mẹ hiền “một bàn tay quen nhẹ miết mái tóc” con. Có thể nói hình tượng bàn tay mẹ hiền được thể hiện một cách tinh tế”.
Chất thơ của truyện “Tôi đi học” còn được thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thi vị, ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm. Đọc hai câu văn đầu truyện ta cảm nhận chất thơ ấy mà lòng xúc động bâng khuâng:
“Chất thơ được thể hiện cả ở nội dung và hình thức của văn bản.
“Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”…
Thật vậy, “Tôi đi học” là những dòng hồi ức về ngày tựu trường của tuổi thơ rất thơ và xúc động.
- Hình ảnh ông đồ cho chữ ngày Tết trong hai khổ thơ đầu: hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu trưng của những giá trị truyền thống.
+ Gắn với Tết và mùa xuân (hoa đào nở).
+ Hình ảnh song hành mực tàu, giấy đỏ, phố đông người .
+ Tài hoa và tấm lòng của người thảo chữ.
+ Nhiều người thuê viết, ngợi khen tài.
→ Hình ảnh ông đồ đẹp có tài và có tâm. Ông mang lại niềm vui cho mọi người bằng tấm lòng và tài năng của mình.
- Hình ảnh ông đồ lạc thời, cô đơn trong khổ thơ 3 và 4.
+ Mỗi năm mỗi vắng: ông đồ mờ nhạt dần theo thời gian, không được mọi người chú ý nữa.
+ Giấy đỏ buồn, mực sầu – chính là tâm trạng của ông đồ.
+ Hình ảnh ông đồ bị mọi người lãng quên (ông đồ vẫn ngồi đấy/ qua đường không ai hay).
+ Hình ảnh lá vàng, mưa bụi: cảnh lạnh lẽo buồn thảm tô đậm tâm trạng buồn xót xa của ông đồ.
- Hình ảnh đối lập của khổ 1,2 với khổ 3,4 là sự đối lập về cảnh và tâm trạng, gợi cho người đọc những suy ngẫm, xót thương cho ông đồ.Ông đồ dần bị đưa vào quên lãng khi không ai còn nhận ra giá trị từ những điều ông tạo ra.
→ Ông đồ ban đầu là trung tâm của sự chú ý dần dần bị quên lãng. Tâm trạng xót xa, buồn đau của ông đồ trước sự vô tình, ơ hờ của mọi người.
Tham khảo :
Đây là phần thứ hai bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, một bài thơ ngũ ngôn kiệt tác trong phong trào Thơ mới trước năm 1945. Hình tượng thơ, giọng thơ buồn tê tái, cứ thấm vào hồn người.
Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay tháo những nét - Như phượng múa rồng bay”. Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao nhiêu người thuê viết - Tẩm tắc ngợi khen tài”. Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán. Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng:
"Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?"
Vũ Đình Liên đã lấy sự vật để đặc tả hổn người, tình người tê tái:
"Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu"...
"Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “ nghiên sầu" đáng thương; mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thỏi có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận!
Bài thơ có một kết cấu tương phản độc đáo: cùng diễn tả hình ảnh ông đồ vào thời điểm mùa xuân, ngồi viết thuê bên hè phố nhưng đã thể hiện hai cảnh tượng đối lập - hình ảnh ông đồ thời vàng son và hình ảnh ông đồ thời tàn lụi. Kết cấu tương phản này thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ. Qua đó, nhà thơ thể hiện tâm tư của chính mình về thời thế và con người. Vẫn góc phố ấy, vẫn con người ấy, vẫn tờ giấy đỏ, vẫn nghiên mực đầy, chỉ có điều, những con người chuộng chữ, những con người mặn mà với nét chữ phượng múa uyển chuyển thiêng liêng giờ đã chẳng còn nhiều, góc phố vắng hoe, công việc cầm chừng, khung cảnh buồn hiu và cô quạnh, ông đồ thì "vẫn" ngồi đấy, kiên trì và nhẫn nại đến lạ thường, ông tưởng như đang ở một thế giới khác, cách biệt với thực tại, chẳng khác một cái thể lạc lõng đang loãng dần vào không gian, đáng thương khôn xiết. Nỗi buồn lê thê của kẻ mang sầu vỡ òa ra không gian, thấm vào lá vàng rơi, quyện vào mưa lạnh buốt, câu thơ thấm nỗi buồn bâng khuâng, tiếngmuwa rơi trong chữ mà vang vọng tới tận đáy lòng Thời gian đi những bước tuần hoàn : năm trước đào nở, năm nay đào cũng chẳng tàn dù cho nhân vật trữ tình đã bước vào cõi bằng an, cõi bằng an ở đây, phải chăng là cái miền quên lãng. Chi tiết cuối hoàn thiện nốt một họa phẩm buồn(mỗi năm.lại thấy, mỗi năm mỗi vắng....lại nở ) đồng thời cũng là điểm cuối của vòng tròn tạo hóa : thịnh suy - huy hoàng- vang bóng) Đọc mà bỗng nhớ một vần thơ Thôi Hiệu cổ " Hoa đào năm ngoái còn cười gióddooong " Từ nay, hinbfh ảnh ông đồ đã vĩnh viễn đi vào quá khứ, vĩnh viễn vắng bóng bên góc đường nhộn nhịp. Câu thơ cuối như lời tự vấn ngậm ngùi, tràn ngập niềm thương cảm sâu sa. Chữ "hồn" là một cách gọi rất Viêt , gợi đúng những cái đã qua nhưng còn lại mãi, hồn là bất tử, văn hóa chỉ có thăng trầm mà không có mất đi , câu thơ đã chạm vào dòng tâm linh giống nòi nên tha thiết mãi.