Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, luôn sẵn sàng đứng lên chống giặc, sẵn sàng hi sinh vì đất nước. Vì thế lịch sử nước ta thấm đẫm những cuộc chiến tranh đau thương, tàn khốc nhưng cũng đầy hào hùng, vẻ vang với những chiến thắng vinh quang in đậm dấu vết của biết bao anh hùng dân tộc trên từng trang lịch sử vàng. Một trong những vị anh hùng đó là Trần Quang Khải, một vị tướng tài ba dưới thời nhà Trần, là con trai thứ ba của vua Trần Nhân Tông, lập công lớn tại Chương Dương Độ, lừng danh muôn đời. Ông không chỉ là một vị tướng kiệt xuất mà còn là một văn nhân có những vần thơ sâu xa, lý thú. Bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” (Phò giá về kinh)) là một bài thơ do Trần Quang Khải viết sau khi quân dân nhà Trần chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai. Bài thơ nói về cảm xúc người tướng khi theo xa giá vua trở về kinh đô khải hoàn được thể hiện qua những câu thơ như sau:
“Đoạt sáo Chương Dương độ,Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san.”
(Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu. )
Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt hàm súc đã vẽ lên một khung cảnh hoành tráng với khí thế chiến đấu và thắng lợi vẻ vang của quân ta. Lúc bấy giờ đại binh của Thoát Hoan đóng tại Thăng Long, còn chiến thuyền thì đóng ở bến Chương Dương, thuộc địa phận huyện Thượng Phúc. Trần Quang Khải được lệnh vua, cùng Trần Quốc Toản và Phạm Ngũ Lão dem quân từ Thanh Hóa đi thuyền vòng đường biển ra đến bến Chương Dương tấn công chiến thuyền của quân Nguyên. Quân giặc địch không nổi phải bỏ thuyền lên bờ chạy.
Còn Hàm Tử hay Hàm Tử quan là địa danh nổi tiếng, nơi xảy ra trận Hàm Tử trong cuộc Kháng chiến chống quân Nguyên 1285 của quân dân Đại Việt. Cửa Hàm Tử xưa thuộc xã Hàm Tử bên tả ngạn sông Hồng, gần bãi Màn Trù. Trận quyết chiến tại cửa Hàm Tử diễn ra vào cuối tháng 5 năm 1285, 5 vạn quân do Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật chỉ huy, đã nhanh chóng giành thắng lợi. Cùng với các trận Tây Kết, Chương Dương, Vạn Kiếp, chiến thắng Hàm Tử dã góp phần tiêu diệt và quét sạch 50 vạn quân Nguyên ra khỏi bờ cõi, giải phóng hoàn toàn Đại Việt.
Nghệ thuật đảo ngữ đưa hai cụm từ “đoạt sáo”, “cầm Hồ” lên trên đầu câu đã thể hiện được khí thế dũng mãnh của quân ta, đồng thời cũng diễn tả được sự thất bại nhục nhã của quân giặc. Nhịp điệu bài thơ nhanh, gấp kết hợp với các động từ biểu thị động tác mạnh mẽ, dứt khoát tạo nên nhịp dộ dồn dập, sôi động, quyết liệt của không khí chiến trận. Nhà thơ không nói nhiều về những chiến công và cũng không tỏ ra say sưa với chiến thắng nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận được niềm phấn khởi, kiêu hãnh vô bờ toát lên từ âm hưởng của bài thơ.
Hơn nữa, nhà thơ đã sử dụng thủ pháp liệt kê và phép đối để làm nổi bật hai sự kiện lịch sử mang tầm chiến lược. Hai chiến công oanh liệt này dã làm ‘thay đổi thế trận của quân ta: mở đầu và tiếp thêm sức mạnh, niềm tin đến quân và dân ta đập tan âm mưu xâm lược, đánh bại được kẻ thù hung bạo nhất thế giới thời bấy giờ, giành lại kinh thành Thăng Long. Ở đây có một điểm nổi bật là Trần Quang Khải là nhà thơ dầu tiên đã đưa địa danh sông núi Đại Việt vào thơ ca.
Đất nước sạch bóng quân thù, được hưởng thái bình yên ổn là một điều rất khó nhưng để giữ gìn non nước mãi hoà bình, thịnh trị lại là điều càng khó hơn. Phải chăng vì thế mà Trần Quang Khải đã nhắn nhủ:
“Thái hình tu trí lực,
Vạn cổ thủ giang san.”
(Thải bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu. )
Nếu muốn đất nước không bị hoạ xâm lược thì dân phải giàu, nước phải mạnh. Cho nên Trần quang Khải đã khuyên nhủ mọi người không nên ngủ trên chiến thắng mà phải bắt tay ngay vào xây dựng đất nước, củng cố lực lượng cả về kinh tế và chính trị thì mới có thể giữ vững nền độc lập, dập tắt mọi tham vọng ngông cuồng của bọn ngoại xâm. Chỉ hai câu thơ ngắn gọn mà đã thể hiện dược tấm lòng và tài trí của một danh tướng với tầm nhìn xa, hiểu biết rộng, suy xét sự việc một cách sâu sắc kết hợp với lòng yêu nước thương dân, có trách nhiệm với Tổ quốc luôn đặt Đất nước lên hàng đầu.
Bằng thể thơ ngữ ngôn tứ tuyệt, lời thơ cô đọng, ý thơ hàm súc, Trần Quang Khải đã dựng lên trước mắt người dọc bức tranh sinh động về khí thế chiến đấu hào hùng của quân dân ta, về quyết tâm hoà bình, độc lập, giữ vững chủ quyền, nhất là khẳng định nước Nam là của người dân Đại Việt, đó là định luật muôn đời không thể thay đổi.
Dầu đã trải qua bao thế hệ, với bao lớp bụi thời gian nhưng bài thơ vần còn mang ý nghĩa lớn lao, không chỉ vào thời xưa mà cả ở thời nay. Lớp trẻ chúng ta muốn dất nước hùng mạnh, độc lập chủ quyền thì phải mở mang kiến thức, rèn luyện phẩm chất xứng đáng với những người làm chủ tương lai của đất nước.
ở Việt Nam ạ ..... là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nước ta.
“Nam quốc sơn hà” là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, chưa rõ nguồn gốc tác giả, nhưng được một số tài liệu cho là tác phẩm của Lý Thường Kiệt. Theo đó, trong cuộc chiến chống lại quân Tống lần thứ hai (1075-1077), Lý Thường Kiệt đã sai người tâm phúc đọc vang bài thơ trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát thuộc địa phận sông Như Nguyệt, Yên Phong, Bắc Ninh, để khích lệ tinh thần quân sĩ Đại Việt. .
1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề: Trong lịch sử Việt Nam, ngoài bản Tuyên ngôn độc lập Bác Hồ đọc tại Quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, chúng ta còn ghi nhận có hai văn bản khác cũng được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc: Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt) và Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi).
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Trong số hai văn bản đó, Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt) được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên.
2. Thân bài
* Tuyên ngôn độc lập: Là văn bản chính luận được viết ra với mục đích tuyên bố với nhân dân cả nước và nhân dân thế giới về nền độc lập và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ cần được tôn trọng.
* Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam): Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên:
- Lời tuyên bố hùng hồn về nền độc lập chủ quyền của đất nước: "Nam quốc... thiên thư" (Sông núi nước Nam... ở sách trời)
+ Việt Nam là một đất nước độc lập, có chủ quyền riêng, vua chính là đại diện tối cao cho dân tộc.
+ Ranh giới bờ cõi của nước Nam không chỉ được ghi nhận qua những trang sử hào hùng mà còn được ghi rõ ràng ở "thiên thư" (sách trời).
=> Chân lí hiển nhiên: Sông núi nước Nam là của vua Nam, là của người dân nước Nam.
+ Sử dụng từ "đế" mà không dùng chữ "vương": Nâng tầm địa vị và tầm vóc của nước Nam.
=> Thái độ tự hào, tự tôn dân tộc khi coi nước Nam là một nước ngang hàng với các nước phương Bắc, vua Nam bằng vai với hoàng đế Trung Quốc.
- Ý chí quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập, chủ quyền ấy: "Như hà... bại hư" (Cớ sao lũ giặc... tơi bời)
+ "nghịch lỗ": Chỉ giặc xâm lược (kẻ đi ngược lại với lẽ phải, với đạo trời)
+ Lời cảnh cáo đanh thép: Bọn giặc dám sang xâm phạm vào bờ cõi và chủ quyền của nước Nam thì sẽ chuốc lấy bại vong thảm hại.
=> Kết cục xứng đáng cho những kẻ phạm vào sách trời, phạm vào đấng linh thiêng, coi thường chân lí, lẽ phải.
=> Đòn tấn công mạnh mẽ giành cho kẻ thù xâm lược, vừa có ý nghĩa khích lệ tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của nhân dân với Tổ quốc.
3. Kết bài
- Khẳng định giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam).
- Nêu suy nghĩ, đánh giá của bản thân về tác phẩm.
Tham Khảo
Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước - một món ăn bình dị, quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu, lận đận “bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.
2. Thể loại Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI 1
. Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường): - Bài thơ gồm bốn câu. - Mỗi câu có 7 chữ - Mỗi câu ngắt nhịp 4/3. - Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4. 2. a) Với nghĩa thứ nhất, Hồ Xuân Hương đã miêu tả lại hình dáng của chiếc bánh cũng như các công đoạn làm ra chúng. Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành những viên tròn, bánh rắn hay nát đúng là phụ thuộc và tay người nặn (cho nước nhiều hay ít). Bánhluộc bằng cách đun sôi nước. Khi chín, bánh sẽ nổi lên.
b) Với nghĩa thứ hai, hình ảnh bánh trôi nước trở thành biểu tượng, biểu trưng cho người phụ nữ xưa, với những khía cạnh như:
- Hình thức: xinh đẹp
- Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa. - Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời. c) Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.
bài Nam Quốc Sơn HÀHai câu sau:
*nội dung ý nghĩa:
-khẳng định kẻ thù không được xâm lược, nếu còn không sẽ bị thất bại ê chề.
a.Nghệ thuật:
-Thể thơ ngắn gọn,xúc tích.
-cảm xúc dồn nén trong hình thức nghị luận trình bày ý kiến
-lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn,đanh thép, dõng dạc.
Văn bản Sông Núi Nước Nam
Nam Quốc Sơn Hà
Lí Thường Kiệt
b. Ý nghĩa:
-Văn bản thễ hiện niềm tin về sức mạnh của chính nghĩa và được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.
Bài bánh trôi nước
Ý nghĩa:
- Bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam.
- Ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ và sự đồng cảm sâu sắc đối với thân phận nổi chìm của họ.
Nghệ thuật :
- Ẩn dụ: mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói về thân phận của những người con gái tài hoa, xinh đẹp trong xã hội xưa mà số phận lênh đênhm trôi nổi, bị phụ thuộc trong tay kẻ khác.
- Sử dụng thành ngữ"bảy nổi ba chìm" để nói về cuộc đời đầy long đong lận đận, lên thác xuống ghềnh của những kiếp hồng nhan bạc phận xưa.
- Điệp từ "vừa" trong câu "thân em vừa trắng lại vừa trong" nhằm nhấn mạnh cái tài, cái sắc của người phụ nữ xưa.