Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Cây chuối trong bài văn trên được tả theo trình tự của từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con → cây chuối to → cây chuối mẹ.
Ta còn có thể tả cây cối theo trình tự khác là tả từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.
b) Cây chuối được tả theo ấn tượng của thị giác thấy hình dáng của cây, lá, hoa..
Cũng còn có thể tả bằng xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác.
Ví dụ: Tả độ trơn bóng của thân bằng xúc giác, tả tiếng khua tàu lá khi gió thổi bằng thính giác, tả vị chát, vị ngọt của quả bằng vị giác, tả mùi thơm của quả chín bằng khứu giác.
c) Các hình ảnh so sánh, nhân hoá:
- Hình ảnh so sánh: Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác / Các tàu lá ngả ra... như những cái quạt lớn / Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non.
- Hình ảnh nhân hoá: Nó đã là cây chuối to đĩnh đạc / Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ / cổ cày chuối mẹ mập tròn, rụt lại / Vài chiếc lá... / Các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn / Khi cây mẹ bận đơm hoa... / Lẽ nào nó đành để mặc... để giập một hai đứa con sát nách nó / Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa...
Tham khảo:
Vì nhà ở gần trường nên em được giao nhiệm vụ cầm chìa khóa lớp. Cũng vì vậy mà mỗi sáng em được tới trường sớm hơn một chút, được tận hưởng khung cảnh quang đãng của trường trước buổi học.
Đôi chân em bước thật nhanh đến trường, cánh cổng thấp thoáng phía đằng xa vẫn luôn đứng đó như mời gọi chúng em: “Các bạn nhỏ ơi hãy nhanh chân đến trường”. Đối với em đó như là cánh cổng thần kì mà mỗi lần bước chân qua em ngỡ như mình bước vào một thế giới hoàn toàn mới. Ở đó có những thầy cô giáo mà em luôn kính trọng, có những người bạn mà em vô cùng yêu thương.
Buổi sớm, những tia nắng ban mai chiếu xuyên qua kẽ lá khiến cho khung cảnh trở nên lung linh hơn. Tấm biển mang tên ngôi trường nằm hiên ngang phía trên cánh cổng. Được là một phần của ngôi trường này luôn khiến em cảm thấy tự hào. Sân trường lúc này vẫn còn khá vắng vẻ, nhiều lớp học vẫn còn khóa cửa. Chỉ có lác đác vài bạn học sinh đến trường sớm để mở cửa lớp giống như em hoặc đến sớm để làm vệ sinh lớp học. Trên sân trường, những hàng cây đứng lặng im. Trên những tán cây, chùm phượng vĩ đang bắt đầu đua nở, vậy là một mùa hè nữa sắp tới.
Sự yên tĩnh của sân trường nhanh chóng bị phá vỡ khi gần đến giờ vào lớp. Học sinh tới trường ngày một đông hơn. Các bạn đến trường thành từng nhóm, tiếng cười tiếng nói vang dội một góc trời. Khi tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp vang lên, tất cả các bạn học sinh lại ùa vào lớp để chuẩn bị cho tiết học đầu tiên.
Quang cảnh buổi sáng ở trường em thật đẹp làm sao. Những hình ảnh này sẽ luôn in sâu trong tâm trí của em và sau này dù có đi những đâu thì khoảng thời gian học tập dưới ngôi trường này vẫn là khoảng thời gian mà em nhớ mãi không quên.
1. Mở bài:
- Giới thiệu về trường em.
2. Thân bài:
- Tả bao quát ngôi trường:
+ Hình dáng.
+ Màu ngói, màu tường.
- Sân trường:
+ Cột cờ, cây cối, ghế đá.
+ Hoạt động vào giờ ra chơi.
+ Hoạt động vào giờ chào cờ.
+ Hoạt động vào giờ học.
- Lớp học:
+ Số phòng học.
+ Trang thiết bị bên trong (bàn, ghế, quạt, ảnh Bác Hồ…)
- Vườn trường:
+ Cây trong trường.
+ Chăm sóc cây trong vườn trường.
3. Kết bài
- Em rất tự hào về trường em.
- Em mong muốn trường ngày càng đẹp hơn.
- Mời các bạn ghé thăm trường em.
a , Bài vă trên gồm 3 phần ; MB , TB , KB. ; MB : giới thiệu về hồ nước . TB ; tả chi tiết hồ nước . KB ; khẳng định tình yêu của mình với hồ nước. b , Phần thân bài được miêu tả theo trình tư không gian c, sự vật được miêu tả ; chảo lớn , cây rong, đàn cá , con thuyền , chú vịt ,khóm hoa, cay xà cừ ,ghế đá , chiếc cầu , mặt trời , mây , hạt cát . Tac giả quan sát bằng ; thị giác , d, biện pháp nghệ thuật ; nhân hóa e, bạn tự làm nha
a)
→ Bài văn trên gồm 3 phần. ( Mở bài, thân bài, kết bài)
→ Nội dung từng phần:
+ Phần 1 ( Mở bài): Giới thiệu về hồ Thứa
+ Phần 2 ( Thân bài): Tả hồ Thứa ( tả chi tiết mọi vật xung quanh hồ)
+ Phần 3 ( Kết bài): Nêu lên tình cảm, cảm nghĩ về hồ
b)
→ Phần thân bài được miêu tả theo trình tự không gian:
+ Tả từ xa đến gần. Tiếp đến là tả hồ và mọi vật xung quanh hồ ( nước hồ, cây rong, đàn cá nhỏ, lá xà cừ, vịt, khóm hoa, ghế đá, chiếc cầu nhỏ, ông mặt trời, mặt hồ)
c)
→ Những sự vật được tác giả miêu tả trong phần thân bài là: hồ, nước hồ, mặt hồ, cây rong, đàn cá nhỏ, vài chiếc lá xà cừ, vài chú vịt, những khóm hoa, ghế đá, chiếc cầu nhỏ, ông mặt trời)
→ Tác giả quan sát những sự vật ấy bằng: thị giác.
d)
→ Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong phần thân bài là:
− So sánh:
+ Từ xa nhìn lại , hồ như một cái chảo lớn đầy nước .
+ Đến gần, nhìn xuống đáy hồ , em thấy những cây rong uốn lượn như múa và từng đàn cá nhỏ đang chơi đùa tung tăng.
+ Thỉnh thoảng, vài chiếc lá xà cừ khẽ rơi trên mặt hồ, trông như những con thuyền nhỏ.
++ Mặt hồ như được ai đó rắc lên những hạt cát vàng óng ánh.
− Nhân hoá:
+ Đến gần, nhìn xuống đáy hồ, em thấy những cây rong uốn lượn như múa và từng đàn cá nhỏ đang chơi đùa tung tăng.
#ngocquyen
Chúc bạn học tốt ạ
Tick cho mình nhé
a. – Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của biển theo màu sắc của trời và mây.
- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau ( khi bầu trời xanh thẳm / khi bầu trời rải mây trắng nhạt / khi bầu trời âm u mây mưa / khi bầu trời ầm ầm giông gió).
- Khi quan sát sự thay đổi màu sắc của biển, tác giả liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người, biển như con người – cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
b. – Con kênh được quan sát vào mọi thời điểm trong ngày : suốt ngày, tù lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.
- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng thị giác – bằng mắt : để thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất bốn bề trống huếch trống hoác, thấy màu sắc của con kênh biến đổi như thế nào trong ngày : buổi sáng – phơn phớt màu đào ; giữa trưa – hóa thanh dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt ; về chiều – biến thành một con suối lửa.
- Tác dụng của những liên tưởng trên : giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội ở nơi có con kênh Mặt Trời này ; làm cho cảnh vật hiện ra cũng sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.
Hè vừa qua, công ty bố em tổ chức cho gia đình cán bộ công nhân viên du lịch các tỉnh miền Bắc. Đoàn được viếng lăng Bác Hồ và tham quan viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội. Tại viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội, em được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn.
Trong gian phòng lớn, nơi trưng bày các đồ vật cổ, trống đồng Đông Sơn được đặt trên một bục gỗ khắc chạm bốn chân theo kiểu cổ. Đường bệ và uy nghi, chiếc trống đồng có hình dáng đồ sộ, cân đối và hài hoà. Chiếc trống đồng Đông Sơn được đúc bằng đồng, hình khối trụ tròn, cao sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, ở giữa thắt lại hình trụ tròn, phần thân loe ra hình phễu. Mặt trống hình tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống. Giữa mặt trống có hình ngôi sao lớn. Vòng tròn ngoài ngôi sao cũng khắc chìm các hình ngôi sao nhỏ hơn. Mỗi ngôi sao có mười hai cánh. Ngôi sao lớn ở giữa biểu tượng cho tục lệ thờ Thần Mặt Trời của người Việt cổ, mười tám ngôi sao xung quanh xen lẫn mười tám con chim tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương. Bao quanh các ngôi sao có hoạ tiết lông công, hình conngười múa, người giã gạo, người đánh trống hoặc bơi thuyền. Hoạ tiết hình chim có các hình tam giác đan xen vào nhau. Hoa văn hình học xung quanh mặt trống là các đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn láng, vành tròn ngoài có hoa văn hình răng cưa, và các vạch ngắn song song.
Thân trống là phần hình trụ của khối tròn. Thân trống có hình hoa văn khắc hình chiếc thuyền, hình võ sĩ, chim muông và thú. Tất cả hình ở thân trống được khắc nổi, trang trí theo hình chữ nhật. Hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Quai trống được đúc theo hình dâythừng bện. Thân trống trơn láng, không có hoa văn, cao khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Chân trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn. Trống đồng Đông Sơn là cổ vật thể hiện đời sống của nhân dân và văn hoá của người Việt cổ. Theo lời cô thuyết minh của viện bảo tàng, trống đồng được làm từ thế kỉ VI và thể kỉ VII trước Công nguyên. Các hình khắc trên trống đồng cho ta hình dung được nền văn minh nông nghiệp của nước ta thời kì trước Công nguyên. Hoa văn của trống ghi lại các hoạt động của xã hội Lạc Việt thời đó: dân ta đã biết đánh bắt hải sản, chăn nuôi gia súc, sản xuất thủ công và sử dụng sức kéo trong nông nghiệp.
Trống đồng thực chất là một nhạc khí. Người Việt cổ dùng trống đồng trong hội hè, đình đám, lễ lạc, tang lễ. Trống đồng còn là biểu tượng quyền lực của các thủ lĩnh bộ tộc. Trống đồng Đông Sơn cho ta biết nền văn minh văn hoá Đông Sơn của người Việt cổ. Việc nghiên cứu lịch sử, thời gian, biểu tượng của trống còn đang tiến hành nhưng những gì em biết được từ cô thuyết minh cũng làm em bồi hồi cảm động. Bộ sưutập trống đồng Đông Sơn của Việt Nam là bộ sưu tập trống lớn nhất thế giới. Hoa văn trên mặt trống thể hiện nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt. Trải qua bao nhiêu thế kỉ, trống đồng Đông Sơn vẫn là nét son sáng chói trong lịch sử Việt Nam. Không chỉ có thế, trống đồng còn là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn các nhà khảo cổ trong và ngoài nước. Được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn thật là một nịềm vui lớn và may mắn của em.
Em ra về mang theo trong tâm hồn xúc cảm dạt dào của lòng tự tôn dân tộc. Em được mở mang thêm kiến thức về lịch sử nước nhà. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để xứng đáng là con cháu Lạc Việt, cống hiến hết sức mình cho Tổ quốc đúng như lời Bác Hồ dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”.
Mỗi năm một lần, vào ngày Tết Trung Thu, xóm em lại tổ chức đêm hội trăng rằm cho các em thiếu nhi.
Chiều hôm ấy, ngay sau khi đi học về, em liền vào nhà tắm rửa sạch sẽ và mặc lên mình chiếc váy xinh nhất để chuẩn bị đi chơi trung thu. Xong xuôi, mẹ còn tết cho em hai bím tóc vô cùng xinh xắn, lại cài thêm chiếc bờm có một cái nơ tim tím nữa. Sửa soạn xong, em liền cầm đèn ông sao lên tay, mang theo vài chiếc kẹo để vào trong túi áo, rồi ra cổng đứng chờ. Trong lúc chờ đợi, em nhìn ngắm xung quanh. Phía trên cao, mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc bánh nướng, tỏa ánh sáng trắng dìu dịu, phủ lên khắp vạn vật. Nhờ vậy mà em có thể nhìn thấy rất rõ cảnh vật xung quanh, và giúp em không hề sợ hãi khi đứng một mình trước cổng nhà. Bỗng trong không gian yên tĩnh ấy, tiếng hò reo, ca hát vang lên. Em vội nhìn về phía đầu con đường, điều mà em chờ mong nãy giờ đã đến rồi. Cùng với âm thanh ồn ã, chính là một đoàn gồm các bạn nhỏ đang tiến về phía em. Bạn nào cũng mang theo chiếc đèn trung thu xinh xắn, tươi cười rạng rỡ. Rồi đoàn người tiến về sát em, chỉ một lát sau, em hòa vào các bạn nhỏ ấy, cùng nhau hát vang bài hát Trung Thu và tiến dần về nhà văn hóa - nơi tổ chức bữa tiệc trung thu. Càng gần đến nơi, thì đoàn người lại càng đông hơn, vì có thêm nhiều bạn nhỏ gia nhập, ai cũng vui tươi, hớn hở.
Đến nơi, nhìn khung cảnh xung quanh, em vô cùng ngạc nhiên. Trên phần sân của nhà văn hóa, các mâm cỗ được bày rất nhiều loại hoa quả, nào ổi, nào cam, nào táo, nào xoài. Cùng rất nhiều loại bánh kẹo, nước ngọt. Trong đó, em thích nhất là những chú chó lông xù được làm từ quả bưởi. Càng ngắm, em lại càng thán phục sự khéo léo của người nghệ nhân. Các mâm cỗ được xếp thành hình tròn, tạo thành một khoảng trống ở giữa, được trải thảm màu đỏ, đây chắc chắn sẽ là sân khấu của đêm nay rồi. Thế là, dưới sự hướng dẫn của các anh chị thanh niên, chúng em ngồi vào bàn, với sự hứng khởi, mong chờ. Chỉ một lát sau, khi chúng em đã ổn định chỗ ngồi thì MC xuất hiện. Đó là bác Hoa - phát thanh viên của xóm. Giọng của bác vô cùng hay và hấp dẫn. Sau màn giới thiệu về chương trình, bác Hoa tuyên bố mọi người bắt đầu phá cỗ. Thế là chúng em sung sướng ăn bánh kẹo. Cùng lúc ấy, chương trình văn nghệ bắt đầu Đó là những tiết mục cây nhà lá vườn do chính các bạn nhỏ, anh chị, thầy cô trong xóm biểu diễn. Nào nhảy, múa, hát, đóng kịch… vô cùng hấp dẫn. Chúng em vừa phá cỗ, vừa reo hò, cổ vũ nhiệt tình. Đến cuối cùng, tiết mục được mọi người mong chờ nhất cũng xuất hiện. Đó chính là tiết mục múa lân. Chúng em được ồ lên với những màn bay nhảy tài tình của chú lân sặc sỡ, lại được cười òa lên với những hành động ngộ nghĩnh của ông địa. Cứ thế, đêm hội trăng rằm diễn ra vô cùng vui vẻ.
Tết Trung Thu thực sự là ngày hội vô cùng vui vẻ và ý nghĩa đối với em. Năm nào, em cũng mong thời gian trôi thật nhanh, để em lại được cùng các bạn rước đèn, phá cỗ.
Tết trung thu là tết đoàn viên, có thể nói là cái tết dành cho trẻ em lớn nhất Việt nam. Bởi vậy, dù chưa đến ngày này, không khí cả nước cũng đã sôi nổi với những cửa hàng bánh trung thu dày đặc hay những quảng cáo mừng tết trung thu trên sóng truyền hình.
Không khí cận trung thu khiến lòng người nôn nao. Ai xa quê đều mong muốn được về sum họp cùng gia đình. Có lẽ, tết trung thu vui nhất vẫn là trẻ con chúng tôi. Vào đêm trung thu, chúng tôi được thực hiện rất nhiều những hoạt động thường niên bổ ích. Đầu tiên chúng tôi được tham gia rước đèn, phá cỗ cùng các anh chị đoàn xã của thôn. Không chỉ thế, chúng tôi còn tham gia các hoạt động bên lề như các trò chơi dân gian hay hoạt động văn nghệ tập thể. Thực sự, khi được tham gia những hoạt động này, tôi thực sự thấy rất vui và bổ ích.
tham khảo nhé
https://olm.vn/hoi-dap/detail/210819016629.html
# mui #
Trả lời:
1. Quan sát một cây mà em thích nhất trong khu vực trường em (hoặc nơi em ở) và ghi lại vắn tắt những gì em đã quan sát được .
a) Trình tự quan sát của em có hợp lí không ?
Có.
b) Em đã quan sát bằng những giác quan nào ?
Thị giác, khứu giác, vị giác, thính giác.
c) Cái cây em quan sát có gì khác với những cây khác cùng loài ?
(Tự viết)
#Huyền Anh