Bài 5. Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:- Thiếp cảm ơn đức của...
Đọc tiếp
Bài 5. Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.
1. Câu 1 và câu 2 trong đoạn văn bản trên được nối bởi từ nào? Từ đó thuộc kiểu từ loại nào?
2. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
3. Qua câu văn “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.” em hiểu Vũ Nương là người như thế nào?
4. Cụm từ “Rồi trong chốc lát” là thành phần gì trong câu?
5. So với văn bản gốc “Vợ chàng Trương”, tác giả Nguyễn Dữ đã có sáng tạo như thế nào ở văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”?
6. Vì sao nói truyện kết thúc có hậu nhưng vẫn bi kịch?
7. Trong chương trình Ngữ văn em cũng đã học một văn bản cũng nói về một nhân vật lựa chọn cái chết để giữ gìn danh dự của mình. Hãy ghi lại tên văn bản và tác giả của văn bản đó.
8. Chuyển lời thoại của nhân vật Vũ Nương trong đoạn văn trên thành lời dẫn gián tiếp
9. Phân tích tác dụng của chi tiết kì ảo trong đoạn văn bản trên.
10. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng- phân- hợp cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong văn bản (đoạn văn sử dụng câu bị động, câu ghép).
Đừng bảo hóa
Quy ước gen: + Gọi gen quy định tính trạng hạt vàng là A => Kiểu gen của hạt vàng thuần chủng là AA
+ Gọi gen quy định tính trạng hạt xanh là a => Kiểu gen của hạt xanh thuần chủng là aa
Sơ đồ lai: P: AA x aa
G: A a
F1 Aa (100% hạt vàng)
F1 x F1 Aa x Aa
G A,a Aa
F2 1AA:2Aa:1aa (75% hạt vàng, 25% hạt xanh)
Kết quả: + Ở F1, 100% hạt thu được đều là hạt vàng
+ Ở F2, xuất hiện cả hạt vàng và hạt xanh theo tỷ lệ 3:1 (3 vàng, 1 xanh)