K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2016

1 . Nghĩa đen:miêu tả chiếc bánh Trôi nươc thân quen gần gũi với người dân xưa.
-Nghĩa bóng:nói lên nỗi khổ của người phụ nư và phẩm chất đẹp của họ.Họ có cuộc sống phụ thuộc, bị chèn ép vào người khác, ko có cuộc sống tự do.Lại có vẻ đẹp về hình dáng và cả phẩm chất dù thế nào cũng thuỷ chung, son sắt

2.

+) MB : Lời chào bạn đến nhà .
“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”
-> Niềm nở, thân mật, kính trọng
- Giọng điệu đùa vui, tự nhiên như lời nói thông thường, lời thông báo, lời chào.

+) Bài thơ lập ý bằng cách dựng lên tình huống không có gì để tiếp bạn, nhưng vẫn thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.

Theo nội dung câu thứ nhất (Đã bấy lâu nay, bác tới nhà), thì đáng ra, Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo và tử tế. Nhưng sáu câu kế tiếp, nhà thơ lại vẽ ra một hoàn cảnh rất đặc biệt để tạo ra sự đùa vui: Có sẵn mọi thứ nhưng hoá ra lại không có thứ gì. Vật chất muốn đầy đủ nhất nhưng lại cứ giảm đi, đến chỗ không còn một chút gì hết. Vì vậy tiếp bạn chỉ còn có mỗi cái tình. Tạo ra tình huống như vậy, vừa đùa vui, vừa nói lên sự mong ước tiếp đãi chu đáo cả vật chất lẫn tinh thần, lại vừa nhấn mạnh được cái tình. Chỉ một sự chân tình có thể đủ bù đắp những thiếu hụt vật chất.

+) Tác giả khẳng định : tình bn chân thành , đằm thắm , bền chặt , trong sáng . Tình bn ấy cao hơn vật chất . Ko màng đến vật chất .


 

 

13 tháng 11 2016

1. Nghĩa đen: miêu tả bánh trôi nước.
Nghĩa bóng: số phận chìm nổi của phụ nữ Việt Nam trong chế độ phong kiến, phẩm chất và nét đẹp của người phụ nữ lúc ấy.

2.

+) Mở đầu bài thơ nhà thơ nói về hoàn cảnh người bạn đến chơi nhà. Đó chính là một người bạn xa đã lâu không gặp thế nhưng vẫn nhớ đến nhau và đến thăm nhà thơ.

+) Khi bạn đến chơi nhà không có một thứ gì để đãi bạn mà chỉ có mỗi hai người ngồi với nhau mà thôi. “Ta” vừa là nhà thơ lại vừa là người bạn kia. Vậy là trong vô vàn những thứ kể ra thì chỉ có mỗi hai chữ ta ấy mà thôi.

+) Khẳng định chiều sâu của tình bn , cái đắng quý nhất là đến vs nhau bằng tấm lòng

12 tháng 11 2016

1. Nghĩa đen: chỉ loại bánh làm từ bột nếp có hình tròn, có nhân đường phèn.
2. - Mở bài đã nêu chủ đề về tình bạn.
- cá, gà, cải, cà, bầu, mướp, trâu,...(theo mình chỗ này bạn phải hỏi là Tác giả muốn đãi bạn những thứ gì?)
- Nói lên rằng: tình bạn cao đẹp, thắm thiết , thiêng liêng, vượt lên mọi thứ vật chất tầm thường.

12 tháng 11 2016

2
+) Tình bạn chân thành thắm thiết. Nguyễn Khuyến, một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài, sống hiu quạnh nơi nông thôn, cũng cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Ta hãy lắng nghe tiếng nói chân thành mộc mạc của nhà thơ khi nói với bạn.

+) ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có.

+)

Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười hóm hỉnh, cười vui của tác giả. Đối lập với những cái "không" ấy là cái có thật đáng quý.

Bác đến chơi đây, ta với ta...

Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất.“ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.


 

2.Bài thơ đc lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn ko có gì tiếp bạn để rồi kết lại 1 câu "Bác đến chơi đây, ta với ta!" nhưng thể hiện đc tình bạn đậm đà, thắm thiếtEm có tán thành ý kiến trên ko? Nếu ko, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ = cách trả lời các câu hỏi sau :a/ Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến chơi...
Đọc tiếp
2.Bài thơ đc lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn ko có gì tiếp bạn để rồi kết lại 1 câu "Bác đến chơi đây, ta với ta!" nhưng thể hiện đc tình bạn đậm đà, thắm thiết
Em có tán thành ý kiến trên ko? Nếu ko, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ = cách trả lời các câu hỏi sau :
a/ Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến chơi nhà?
b/ Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại là thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?
c/ Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ "ta với ta" nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ?
d/ Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà.
 
 
1
3 tháng 10 2016

2. em tán thành .
a) Phải thết đãi bạn nhiều món ngon vì lâu rùi ko gặp bạn thân của mình .
b) CHo thấy tác giả :
- chợ xa trẻ ko ở nhà --> Cảnh nhà neo đơn 
- Ao sâu nước cả khôn chài cá 
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà 
--> Tuổi già sức yếu 
Cải chửa ra cây , cà mới nụ 
Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa [..!]
-->Cây chỉ chợp lớn . Tíêc thay , đó lại ko giúp tác giả bày tỏ tấm lòng của mình
--> Tác giả đang muốn làm phai nhạt đi những thứ mang giá trị về vật chất .
c) Quan niệm về tình bạn :
''bác đến chơi đây , ta với ta '' 
--> Câu thơ thể hiện tình bạn thắm thiết bất chấp mọi điều kiện về vật chất .
d) Tình cảm cao quý , chân thực đậm đà . Giao tiếp không màu mè của xã hội

1. Bài ca dao trên là lời ru của mẹ với đứa con 

- Nói về công lao to lớn của cha mẹ .

- Giọng điệu ấm áp , du dương . Nhắc nhở con về công lao sinh thành , dưỡng dục của mẹ cha . Khuyên nhủ con phải luôn ghi nhớ công lao ấy , vì cha mẹ mà làm nhiều việc tốt . 
2. ND chính của 2 dòng đầu: Công lao lớn , tình yêu của mẹ cha dành cho con . Dùng phép hoán dụ , Lấy những thứ trìu tượng : Công cha , nghĩa mẹ để so sánh với các cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ : Núi ngất trời , Nước biển Đông .

 Biện pháp tu từ  được sử dụng : Hoán dụ , so sánh .

Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp đó ở từng dòng : 

Công cha như núi ngất trời : |Hình ảnh núi ngất trời đc so sánh , hoán dụ với Công cha .

-> Công lao của cha cao vút , không thể với tới
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông : | Nước ở ngoài biển  Đông đc So sánh , hoán dụ vs Nghĩa mẹ 

-> Nghĩa mẹ như nước dồi dào , ào ạt không thể đong đếm .

3. Ơ dòng 3, tác giả dân gian đã láy lại hình ảnh : Núi cao , biển rộng mênh mông . 

Có khác so với dòng 1 và 2 : Cả Núi và biển đều lớn lao , vĩ đại chứ không chỉ riêng 1 .

Cách sử dụng lặp hình ảnh như vậy nhằm mục đích : Nhấn mạnh công lao của cha mẹ sâu sắc, mênh mông , không gì có thể so sánh đc . 
4. Giải thích cụm từ cù lao chín chữ :  Chín chữ cù lao ấy là: Sinh – Cúc – Phủ – Súc – Trưởng – Dục – Cố – Phục – Phúc.

Dòng cuối khép lại bài ca dao muốn nhắn nhủ : Hãy ghi nhớ công ơn của cha mẹ , người đã tạo dựng , bồi dưỡng chúng ta . Ta như những mầm non nhỏ nếu không có người trồng , chăm sóc sẽ héo úa , hư nát . Nhờ người gieo trông mà ta mới trở nên xanh tốt , đẹp tươi .

@ Bài có vẻ hơi lủng củng nhỉ ? Xinloi ~~ Mình chỉ viết đc vậy thôi !

5 tháng 11 2016

-Tác dụng của tình huống làm nổi bật tình bạn thắm thiết hơn vật chất của tác giả

=)) Thể hiện tình bạn thắm thiết chân thành

*

Hình ảnh người phụ nữ qua bài Bánh trôi nước :

Vẻ đẹp :xinh đẹp, hoàn thiện

Số phận chìm nổi lênh đênh

Phẩm chất trong sáng ,sắt son ,thủy chung :

5 tháng 11 2016

nếu thấy đúng nhớ tích cho mình nhé

 

9 tháng 10 2016

1) Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động.
2) - Số câu : 8 câu (bát cú)

- Số chữ : 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn)

- Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1- 2- 4- 6- 8 : nhà – xa – gà – hoa – ta (vần a).

- Phép đối : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

3) 

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Mới nghe ta như thấy rằng nhà thơ như tỏ ý lấy làm tiếc về việc bạn mới đến thăm mà chẳng có gì để tiếp bạn. Đây chính là cách nói cường điệu hoá, thi vị hoá cuộc sống vật chất trong gia đình Nguyễn Khuyến. Nói như vậy là đang đùa với bạn, trong lời nói ấy mang nụ cười ý vị vừa tỏ thái độ “mong chờ” những dịp bạn đến thăm như thế này. Hay chính trong lời phân trần ấy bộc lộ sự bất ngờ thăm hỏi của bạn. Hoàn cảnh sống của tác giả nơi miền quê kiểng rất đạm bạc, thanh bạch, giản dị gắn bó với làng xóm quê hương.

4) -Không có ai để nấu nướng,giúp đỡ,
-Chợ xa mà khách còn đợi,không thể bỏ đi,không mua được rau quả gì để tiếp đón.
-Ao nhà thì sâu,không thể câu,mò hay dùng các cách chài lưới mà bắt cá được.
-Gà thì có nhưng rào rộng,không sao đuổi bắt nổi 
-Rau cải còn chưa ra cây để mà xào nấu cho khách.
-Cà thì vừa ra hoa,chưa đơm quả.
-Bầu,mướp cũng có mà lại chưa ăn được.
-Miếng trầu nhai cho vui câu chuyện cũng chẳng có nổi 1 miếng.
=>Tuy nhà có thịt,có rau nhưng đều không thể mang ra mời khách.Thực sự là muốn cũng không được .
Qua đây muốn ca ngợi tình bạn chân thành,thắm thiết, không bị cuồn theo vẻ vật chất bề ngoài.

6) Câu thứ 8 và cụm từ "ta với ta" nhấn mạnh tình cảm tri ân không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực thôi. Những người tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc là đã đủ vui rồi. Tình cảm không cứ nhất thiết phải có đầy đủ vật chất mới vui là như vậy.

20 tháng 10 2016

bài này khá hay nên có thể giúp bạn tham khảo

Soạn bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến lớp 7
I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả.
 
–    Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học trung đại Việt Nam.
–    Thuở nhỏ thông minh lớn lên học rộng hiểu nhiều nên đã thi đỗ tiến sĩ.
–    Ban đầu thì Nguyễn Khuyến cũng thi hỏng nhưng lần sau ông thi đỗ cả ba kì thi Hương Hội Đình nên người đời gọi ông là tam Nguyên yên đổ.
–    Tuy nhiên khi ấy thực dân Pháp sang xâm lược nước ta cùng với những phong trài Tây hóa, ông chán ghét quan trường nên cáo quan về quê ở ẩn.
–    Các sáng tác của Nguyễn Khuyến chia làm hai mảng chính:
•    Mảng thơ trữ tình: chùm thơ thu và những bài thơ về nông thôn, nông dân.
•    Mảng thơ trào phúng: tiến sĩ giấy…
 
2.    Tác phẩm.
–    Hoàn cảnh sáng tác: Nguyễn Khuyến cáo quan về quê sống với ruộng vườn dân dã, đến một hôm có người bạn tri kỉ đến chơi nhà nhưng không có gì thiết đãi bạn nhà thơ làm bài thơ này tự cười chính bản thân mình.
–    Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật.

II.    Phân tích.
1.    Hai câu thơ đầu: giới thiệu hoàn cảnh bạn đến chơi với nhà.

–    “đã bấy lâu nay” -> một khoảng thời gian đã lâu hai người không gặp nhau.
–    Người bạn tri kỉ bấy lâu nay chưa gặp nay bỗng đến thăm nhau trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Tuy nhiên nhà thơ cảm thấy vui khi mà người ta còn nhớ đến mình và đến thăm mình.
–    Nhưng trái ngược với tình cảm đáng quý ấy là sự tiếp đón của nhà thơ.
–    Hoàn cảnh gặp phải là những người trẻ trong gia đình ông đi vắng, đi chợ ở xa.
->    Hai câu thơ giới thiệu hoàn cảnh những người bạn đến thăm nhau, quý mến nhau nhưng thực tại khó khăn thì lại quá đáng buồn. Chẳng mấy khi có thời gian đến thăm nhau mà không có ai ở nhà để tiếp đãi.

2.    Năm câu thơ tiếp: hoàn cảnh khi bạn đến chơi nhà.

–    Tác giả nêu lên những cái có trong nhà nhưng lại có những cái khó khăn trong đó:
–    Cái có: ao, vườn, cá, gà, cải, cà, mướp, bầu.
–    Cái khó khăn: ao thì sâu không thể bắt cá, vườn rộng khó đuổi gà, những loại rau củ đều đang ở mức tiềm năng đang ra hoa chưa có quả để ăn
->    Bằng việc liệt kê những thứ có mà lại khó làm như thế tác giả muốn thể hiện sự khó khăn và sự thiếu thốn trong việc tiếp đãi người bạn thân yêu của mình. Nói như thế nhưng dường như ta cảm nhận được rằng không phải vườn rộng cũng chẳng phải ao sâu mà có thể không có những thứ ấy để tiếp đãi bạn của mình.
–    Ngay cả miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có.
->    Sự thiếu thốn trong việc tiếp đãi bạn bè, vật chất không có.
3.    Câu thơ cuối:
–    Bác đến chơi chỉ có ta với ta.
–    Từ ta được nhắc lại hai lần, ta thứ nhất là nhà thơ, ta thứ hai là bạn của nhà thơ.
–    Xua tan những cái vật chất kia bạn bè đến với nhau chỉ có tình cảm làm trò chuyện.
III.    Tổng kết.
–    Bài thơ thể hiện cuộc sống dân dã của nhà thơ khi cáo quan về quê, sống bình dị yên lành không có mâm cao cỗ đầy để tiếp bạn chỉ có tình cảm thắm thiết chân thành để đáp lại tình cảm bạn đến chơi nhà mà thôi. Tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nói quá, phóng đại… để nhấn mạnh vào sự dân dã nơi làng quê, Vật chất bị gạt đi thay vào đó là tình cảm tình bằng hữu thăng hoa.
11 tháng 10 2016

1) - Ca ngợi tình bạn đậm đà, trong sáng, chân thành thắm thiết, dân dã mà cảm động.

- Thể hiện quan niệm về tình bạn đẹp: Tình bạn trong sáng, chân thành không dựa trên vật chất tầm thường

2)Bố cục:3phần

-Câu 1:Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà

-Sáu câu tiếp theo:Cảm xúc về gia đình

-Cau 8:Cảm xúc về tình bạn

3)''Ao sâu..đương hoa''

4)Cố tình tạo dựng lên 1 t/huống đặc biệt éo le là cách nói hài hước, phóng đại cái nghèo cái thiếu thốn, thể hiện sự hóm hỉnh hài hước, yêu đời của một nhà nho thanh bạch. => T/g là một người trọng tình nghĩa hơn vật chất, tin tưởng ở sự cao cả của tình bạn trong sáng. 

5)''Đã bấy lâu nay,bác đến chơi nhà

Trẻ thời đi vắng,chợ thời xa

Đầu trò tiếp khách,trầu ko có

Bác dến chơi đây,ta vs ta''

6). « Bác đến chơi đây, ta với ta » .

ta ( 1) : chủ nhà- nhà thơ.

Ta ( 2) : Khách – bạn

QHT « với » liên kết 2 đại từ ta : chủ và khách không còn khoảng cách, chỉ còn ta với ta, tuy 2 mà 1 , gắn bó, hòa hợp vui vẻ trọn vẹn.

Đúc kết , quyết định giá trị toàn bài thơ. Bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn. Như 1 tiếng cười xòa vui vẻ, hồn hậu, khẳng định một T/B đậm đà thân thiết trọn vẹn mà trong sáng vượt lên trên mọi vật chất tầm thường. giống nhau : đều là h/a kết thúc bài thơ, thể hiện tâm trạng của tác giả., đều gợi mở trong lòng người đọc. 

 

11 tháng 10 2016

Bằng những kiến thức đã biết về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, hãy nhận diện bài thơ về số câu, số chữ, về cách hiệp vần vầ về luật đối.

Cụm từ ta với ta trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng, trong khi đó, ở bài thơ của Nguyễn Khuyến cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với bạn mình.

 

14 tháng 10 2016

a)  Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bài thơ có 8 câu 7 chữ hợp vẫn cuối câu 1 và chữ cuối câu chẵn ( 1,2,4,6 và 8 ). Trong bài có phép đối ở 4 câu : câu 3 đối với câu 4 : câu 5 đối với câu 6.

e ) Cụm từ ta với ta trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng, trong khi đó, ở bài thơ của Nguyễn Khuyến cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với bạn mình.