Thủ đô của nước Việt Nam là gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn An-na thân mếm!
Chắc bạn rất ngạc nhiên khi nhận được bức thư này vì bạn chưa biết mình một người Việt Nam. nhưng mình lại biết bạn qua xem chương trình truyền hình về nước Nga. Chính vì thế mà mình muốn viết thư làm quen với bạn.
Mình tự giới thiệu nhé: Miinh tên là Nguyễn Trần Phương Nhi, học lớp 3A trường Tiểu học vạn Thắng 2 ở Vạn Ninh –Khánh Hòa, nước Việt Nam. Mình viết thư này để mong bạn cho mình biết về bạn: bạn năm học lớp mấy? Học giỏi môn nào? Thích chơi môn gì? Gia đình bạn ra sao?… Mình còn muốn biết thêm về đất nước,về cuộc sống của người dân Nga … Được như thế, mình và bạn trên thế giới sẽ được cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung: trái đất này là của chúng mình …
Chúc bạn luôn học giỏi và tràn đầy sức khỏe.nhớ viết thư cho mình nhé!
TK:
Kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mẫu 1Chào mừng ngày Quốc khánh mùng 2 tháng 9, khu phố của em đã tổ chức một đêm văn nghệ. Chương trình văn nghệ diễn ra vào lúc bảy giờ ba mươi phút tối tại nhà văn hóa. Mọi người trong khu phố đến xem rất đông. Em cùng với bố phải ra từ sớm để giành được vị trí ngồi tốt nhất. Tiết mục mở màn là phần biểu diễn của các bác cán bộ trong khu phố với bài hát “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”. Bài hát giúp em nhớ về những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc. Sau đó là tiết mục nhảy hiện đại của các anh chị đoàn viên trên nền nhạc “Việt Nam ơi”. Em cảm thấy không khí lúc này thật sôi động. Sau đó, rất nhiều các tiết mục hấp dẫn khác được trình diễn. Chương trình văn nghệ ngày hôm nay vô cùng hấp dẫn.
Kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mẫu 2Tối nay, em và cả nhà đã cùng nhau xem một buổi biểu diễn xiếc được truyền hình trực tiếp ở trên tivi.
Mở đầu là một chú hề với bộ trang phục và trang điểm sắc sỡ. Chú vừa chào khán giả, vừa tung những quả bóng nhiều màu khiến ai cũng phải trầm trồ. Sau đó, là phần giới thiệu về những tiết mục sắp được biểu diễn. Nghe chú hề kể tên, em càng thêm háo hức. Sau đó, trong tiếng hò reo của khán giả ở sân vận động, sân khấu bắt đầu sáng lên để bắt đầu buổi biểu diễn. Mở đầu là tiết mục nhảy múa theo nhạc của những chú thỏ. Theo nhịp vỗ tay của huấn luyện viên, chúng nhảy lên xuống theo nhịp, khiến chiếc váy ngang bụng rung rinh theo, đáng yêu vô cùng. Sau đó, là tiết mục khỉ đạp xe. Bốn chú khỉ cùng đạp một chiếc xe đi diễu hành qua sân khấu. Có chú thì chỉ chăm chú nhìn khán giả, có chú thì chăm chăm nhìn chùm chuối ở trên, quên cả đạp xe. Làm hai chú còn lại co giò đạp mệt nghỉ. Và còn nhiều tiết mục khác hay hơn nữa. Nhưng em thích nhất, vẫn là tiết mục đua vượt chướng ngại vật của các chú chó. Nào là qua cầu, bơi qua bể bơi nhỏ, chạy đường dích dắc, nhặt đĩa. Vừa xem, em vừa hò reo cổ vũ hết mình.
Đây thực sự là tiết mục xiếc hay nhất mà em từng được xem. Mong rằng, em sẽ sớm được xem những tiếc mục xiếc hay như thế ở ngoài đời thực, chứ không chỉ là qua màn hình tivi nữa.
Kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mẫu 3Sáng nay, trường em tổ chức văn nghệ chào xuân 2022. Ở đó có rất nhiều tiết mục văn nghệ hay, nhưng em ấn tượng nhất là tiết mục tốp ca Ngày Tết quê em của các anh chị lớp 5C. Trên sân khấu được trang khí tràn ngập màu sắc mùa xuân, với rèm đỏ, và những chậu mai, đào rực rỡ. Các anh chị mặc những bộ áo dài cách tân màu sắc rực rỡ xếp thành hai nhóm ở hai bên sân khấu. Ở giữa là đội múa phụ họa mặc áo tứ thân, tay cầm những cành hoa nhiều màu sắc. Chỉ cần nhìn thôi, là em đã thấy vui rồi. Khi âm nhạc sôi động vang lên, các anh chị bắt đầu nhún nhảy, chúng em ở dưới cũng hào hứng lắc lư theo. Lời bài hát đã quá quen thuộc, nên chúng em đã cùng nhẩm theo các anh chị trên sân khấu. Tuyệt nhất là các anh chị múa phụ họa, vừa di chuyển theo nhạc, lại còn xếp thành các đội hình đẹp mắt nữa. Cuối tiết mục, mọi người trên sân khấu xếp thành hình chữ S, hai bên là hai câu đối chúc mừng năm mới. Vừa đẹp vừa ý nghĩa. Đối với em, đó chính là tiết mục văn nghệ tuyệt nhất sáng nay.
Kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mẫu 4Tối thứ bảy vừa rồi, em cùng bố đi xem chương trình ca nhạc chào mừng ngày Quốc khánh ở nhà văn hóa tiểu khu. Đúng 7 giờ tối, em và bố đến nơi mà người đã ngồi kín hết cả chỗ. Phải loay hoay mãi chúng em mới tìm được chỗ ngồi. Ngay sau đó, đèn ở cả phòng tắt đi, chỉ còn những bóng đèn lớn chiếu thẳng vào sân khấu. Từ trong góc tối, người dẫn chương trình mặc bộ vét đen lịch lãm bước ra, cúi chào khán giả. Sau khi giới thiệu về ý nghĩa của buổi biểu diễn và các tiết mục sắp diễn ra, thì anh ấy cúi chào mọi người thêm một lần nữa rồi lùi dần về trong bóng tối. Và rồi, buổi biểu diễn chính thức bắt đầu. Các tiết mục múa, hát, nhảy, đọc thơ diễn ra vô cùng hấp dẫn. Tiết mục nào cũng được đầu tư kỹ lưỡng. Những người nghệ sĩ từ nhỏ đến lớn đều biểu diễn hết sức mình. Đặc biệt, trên tấm màn chiếu màu trắng phía sau,luôn chiếu những hình ảnh tươi đẹp của đất nước Việt Nam ta, khiến người xem tự hào không thôi. Trong đó, em thích nhất là tiết mục hát đơn ca Tàu anh qua núi. Khi cô ca sĩ cất lên tiếng hát, là em đã vỗ tay không ngừng rồi. Mãi đến lúc 10 giờ 30 tối, chương trình kết thúc, em cùng bố trở về nhà. Dọc đường đi, em thích thú kể với bố những điều mình đã nhìn thấy, thỉnh thoảng bố lại gật gật hưởng ứng. Buổi biểu diễn văn nghệ này thật là tuyệt vời
Kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mẫu 5Nghỉ hè, cả gia đình em cùng nhau về quê chơi. Tối hôm đó, em đã được theo bà đi xem buổi diễn chèo ở đầu làng. Vở chèo đó có tên là Quan Âm Thị Kính. Nơi gọi là sân khấu thực ra là một bãi đất trống ở đầu làng, được dọn dẹp sạch sẽ, trải những tấm chiếu lên cho “nghệ sĩ” biểu diễn. Chưa đến giờ bắt đầu, mà người dân trong làng đã đến đứng rất đông. Người già, người trẻ, con trai, con gái, ai cũng hồ hởi, mong chờ. Và rồi, sau hồi trống dồn dập, từ sau tấm màn, cô gái dẫn chương trình mặc tấm áo tứ thân bước ra chào mọi người và giới thiệu nhân vật. Các ca sĩ chèo ai cũng mặc trang phục đẹp, trang điểm hấp dẫn. Cô dẫn chương trình giới thiệu đến ai thì người đó bước lên chào mọi người. Sau đó, đương nhiên là đến tiết mục chính thức. Rõ ràng là em đã từng được xem vở chèo này rồi, mà sao hôm nay thấy hay quá. Từng cử chỉ, hành động của nhân vật sao mà thu hút quá. Em khóc cùng nàng Thị Kính tội nghiệp, căm giận khi ả Thị Mầu tác oai tác quái. Cùng chung cảm xúc ấy với em, là những người cũng đang ngồi xem bên cạnh. Chúng em cùng vui, cùng buồn với nhân vật. Cứ thế, buổi biểu diễn kéo dài suốt hơn ba tiếng, mà tưởng như chỉ có mấy mươi phút. Mãi đến lúc về, em vẫn bần thần không thôi. Thật mong rằng, em sẽ sớm được xem một buổi diễn chèo mộc mạc, giản dị mà hấp dẫn như thế này thêm lần nữa.
"Giải Nhất đã thuộc về lớp 3A. Xin chúc mừng các em! Mời lớp trưởng của lớp 3A đại diện lên nhận phần thưởng". Giọng nói của cô Tổng phụ trách vang lên, em tự tin đi lên sân khấu trong tiếng vỗ tay của các bạn trong toàn khối, Lớp em đã giành giải Nhất trong cuộc thi kéo co chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 vừa qua, Đó là một kỉ niệm mà em và các bạn sẽ không bao giờ quên.
Trong các hoạt động được tổ chức chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thì kéo co là trò chơi được các bọn học sinh toàn trường đón xem nhiều nhất. Dưới sự cổ vũ nhiệt tình của các khán giả, đội thi đấu của lớp em đã lọt vào vòng chung kết, Vòng cuói, chúng em phải đọ sức với một đối thủ đáng gờm là lớp 3C - bạn nào trong đội đó cũng cao lớn và khỏe mạnh.
Trong khi các thầy cô chuẩn bị cho trận đấu thì các bọn học sinh cả hai đội đều thực hiện các động tác khởi động tay và chân để lúc vào kéo không bị trượt chân hoặc mất thăng bàng. Trước đó, cả hai đội đều được thầy, cô giáo tư vấn về chiến thuật thi đấu sao cho hiệu quả nhất.
Mỗi đội theo quy định sẽ có mười người - năm nam, năm nữ tham gia kéo. Nhà trường đỗ chuẩn bị một sợi dây thừng to, dài và chắc chắn. Ở giữa sợi dây có buộc một chiếc khăn màu đỏ để đánh dấu điểm ngăn cách. Khi sợi dây đỏ đó bị kéơ qua vạch vôi phía bên nào trước thì bên đó sẽ giành chiến thắng.
Khi cuộc chơi sắp bắt đâu, mỗi đội đứng vào hàng theo những vị trí đã được sắp xếp. Đôi chân của các bọn ghì chặt lấy mặt đất, hai tay bám chặt sợi dây thừng. Khoảng cách đứng giữa các bọn cũng cân phải xác định rõ, tránh việc đứng quá thưa hay quá dày, như thế mãi tạo được độ bền cũng như phân phối được lực một cách đều nhất.
Tiếng còi của trọng tài vang lên. Trận đấu thực sự bắt đầu! Vận động viên của hai bên giữ chột lấy sợi dây thừng, chân cứ miết chặt xuống mặt đất. Hai bên giằng co sợi dây, lúc thì chiếc khăn đỏ nghiêng về lớp 3A, nhưng chỉ khoảng năm giây sau, lớp 3C lại kéo được nó sang phía mình, tình thế căng thẳng khiến khán giở mấy phen... "đứng hình". Các bạn bên đội 3C cao to hơn bên lớp em một chút, nhưng các bạn lớp em lại rất dai sức, không chịu bỏ cuộc mặc dù chiếc khăn đỏ cứ nhích dần nhích dần từng tí một về phía lớp 3C.
"Cố lên! Cố lên!" - tiếng cổ vũ của các khán giả bên ngoài đã tiếp thêm sức mạnh cho các bạn. Tiếng reo hò xen lân tiếng vỗ tay đã khiến cho không khí cả sân trường trở nên khí thế, sôi động và thú vị hơn. Tình thế được lật ngược khi các bạn 3A lớp em bất ngờ phản công và túm chặt sợi dây thừng hon nữa rồi ra sức kéo. Hai bên vẫn cứ giằng co nhau, gương mặt ai nấy cũng đỏ bừng, thở hổn hển. Chiếc khăn đỏ được kéo dân dân vượt qua vạch vôi quy định về phía lớp của chúng em.
Và chúng em đã chiến thắng. Các thầy cô, cổ động viên hò reo cổ vũ chúc mừng. Các thành viên trong đội thì ôm nhau hạnh phúc và xúc động vì có một màn lội ngược dòng ngoạn mục. Các bạn khác trong lớp cũng chạy vào bắt tay chúc mừng. Lớp em cũng không quên chúc mừng các bạn lớp 3C vì các bạn ấy đã thi đấu hết mình.
Đi lên sân khấu nhận thưởng mà những hình ảnh và không khí của buổi kéo co hôm ấy cứ như một cuốn phim quay chậm trong đầu em. Em sẽ nhớ mãi kỉ niệm đẹp đẽ này!
Bài làm
Một trong những người lao động trí óc mà em được biết đó là bố của em.
Bố em làm kế toán tại một công ty du lịch. Hàng ngày bố phải ngồi rất nhiều giờ bên máy vi tính để nhập dữ liệu, chi phí của từng đoàn khách du lịch. Bố phải thường xuyên kiểm tra sổ sách, chứng từ thu, chi xem đã hợp lệ chưa. Công việc của bố bận lắm. Cứ đến cuối tháng bố lại bận rộn với công việc báo cáo thuế. Bố vẫn nói với em rằng công việc của bố rất tỉ mỉ và rất cần sự cẩn thận. Bố bảo công việc nào cũng vậy, lao động trí óc cũng như lao động chân tay đều quan trọng và cần thiết cho xã hội.
Cô giáo của em là một người lao động trí óc nghiêm túc mà em có dịp tiếp xúc hằng ngày.
Cô em đã ngoài ba mươi tuổi. Dáng người cô thanh thanh, thon gọn, mảnh dẻ với mái tóc dài buộc gọn gàng. Khuôn mặt cô thon, hình trái xoan, thanh tú. Nổi bật trên khuôn mặt đôn hậu của cô là đôi mắt sáng, long lanh những tia nhìn ấm áp. Cô em rất yêu quý học trò. Cô giảng bài khúc chiết, rõ ràng, tỉ mỉ. Bạn nào lười học, cô ân cần bảo ban. Bạn nào ngoan ngoan, cô âu yếm khen ngợi và nêu gương bạn ấy trước lớp. Ngày hai buổi đến lớp, cô giáo của em miệt mài soạn giảng, đem hết tinh thần giảng dạy cho chúng em hiểu thấu đáo bài học. Vào giờ rỗi rảnh, không có bài tập khó, cô thường kể chuyện danh nhân lịch sử cho chúng em nghe. Cô lúc nào cũng hiền hậu, yêu thương chúng em.
Em rất yêu quý cô giáo và sẽ cố gắng học giỏi để ba mẹ và cô giáo vui lòng.
Lịch sử nước ta có biết bao nhiêu cuộc đấu tranh để giữ nước và đòi lại độc lập chủ quyền. Chính vì vậy nước ta có rất nhiều vị anh hùng chống ngoại xâm cứu nước lỗi lạc mà xuất thân của họ từ chính những người dân bình thường. Hai Bà Trưng cũng vậy. Hai Bà Trưng ghi danh vào trang sử hào hùng với cuộc chiến chống ách đô hộ nhà Đông Hán (40-43) tại quê nhà Bắc Ninh của hai bà. Chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại một cách dã man, bà quyết định nổi binh cùng em gái là Trưng Nhị tại thành Luy Lâu, Thuận Thành, Bắc Ninh. Trước khi xuất binh, hai bà đã đọc vang lời thề:
Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này
Trong cuộc khởi nghĩa của hai bà, có rất nhiều nữ tướng tham gia và họ cùng nhau lập những chiến công khiến cho quân giặc khiếp hồn, thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước. Sau khi làm chủ đất Mê Linh, Trưng Trắc lên làm vua lấy hiệu là Trưng Vương, hoàn thành sứ mệnh nối nghiệp họ Hùng. Năm 43, quân giặc tiến quân xâm lược, Hai Bà Trưng kiên cường chống trả, song quân địch quá đông và mạnh, Hai Bà thua trận và đã tự tử tại sông Hát. Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa của hai nữ tướng đã góp phần không nhỏ vào việc chống giặc ngoại xâm.
Hai bà mãi là những vị tướng tài của dân tộc, cả dân tộc không quên công lao to lớn ấy của hai bà.
Nông Văn Dền (đội trưởng), Nông Văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Nì, Lý Thị Xậu. Bí danh (lần lượt): Kim Đồng, Cao Sơn, Thanh Minh, Thủy Tiên, Thanh Thủy. Người phụ trách Đội đầu tiên là anh Đức Thanh. Mục đíchcủa Đội: "Đánh Tây, đuổi Nhật, giành độc lập cho nước nhà".
Các thành viên đầu tiên: Nông Văn Dền (đội trưởng), Nông Văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Nì, Lý Thị Xậu. Bí danh (lần lượt): Kim Đồng, Cao Sơn, Thanh Minh, Thủy Tiên, Thanh Thủy. Người phụ trách Đội đầu tiên là anh Đức Thanh.
tớ nghỉ là vậy
Trong chuyến tham quan tại Bát Tràng – Đền Đô, chúng em đã được tham gia các trò chơi dân gian do các anh chị hướng dẫn viên và nhà trường tổ chức, nhưng trò chơi để lại cho em nhiều ấn tượng sâu đậm nhất là trò chơi kéo co.
Mỗi lớp sẽ cử ra hai mươi bạn để tham gia thi đấu. Cầm chắc trên tay các bạn là sợi dây thừng rất to và dài, ở giữa là một dải lụa màu đỏ đánh dấu điểm mốc. Dưới sân có vạch sơn trắng để phân chia ranh giới hai đội. Khi đã biết đối thủ của mình là lớp 3H, chúng em hồ hởi ra sân thi đấu. Bạn nào cũng thể hiện tinh thần quyết tâm rất cao. Tiếng hô "bắt đầu" vang lên, cả hai đội đều dồn sức vào đôi tay, hai chân bám chặt xuống đất, người ngả về phía sau ra sức kéo. Sợi dây khi thì nhích về phía đội em, khi thì lại nghiêng sang phía đội bạn. Tiếng trống, tiếng reo hò cổ vũ của các bạn cổ động viên càng làm cho chúng em thêm phấn khích. Cuối cùng, sau hai hiệp thi đấu, chiến thắng đã thuộc về lớp 3I chúng em. Cả lớp ôm nhau nhảy múa, vui mừng chiến thắng. Em rất thích chơi kéo co vì kéo co đem lại cho chúng em sức khỏe và tình đoàn kết.
Em mong nhà trường sẽ tổ chức nhiều chuyến đi tham quan hơn nữa để chúng em lại được chơi những trò chơi dân gian đầy bổ ích và lí thú.
#NPT
Thủ đô của Việt Nam là Hà Nội
HÀ NỘI nha bạn