K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài tập 1: Chỉ ra phép liên kết câu trong những trường hợp sau đây: a. Ngồi đan, và ngắm cây mận. Lúc nào tôi cũng muốn làm hai việc này cùng với nhau. Trời lạnh, gió từ trong khe núi thổi ra liên tục. Nhưng mà hôm ấy trời có nắng. Một ngày trời nắng hiếm hoi. Tôi ngồi ngay dưới tán cây. Cây mận rất già, da mốc meo, khô khốc. Bố tôi trồng nó xuống trong đúng cái ngày tôi chào đời. Gốc cây mận xù ra từng cục. Có...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Chỉ ra phép liên kết câu trong những trường hợp sau đây:

a. Ngồi đan, và ngắm cây mận. Lúc nào tôi cũng muốn làm hai việc này cùng với nhau. Trời lạnh, gió từ trong khe núi thổi ra liên tục. Nhưng mà hôm ấy trời có nắng. Một ngày trời nắng hiếm hoi. Tôi ngồi ngay dưới tán cây. Cây mận rất già, da mốc meo, khô khốc. Bố tôi trồng nó xuống trong đúng cái ngày tôi chào đời. Gốc cây mận xù ra từng cục. Có một vét sẹo tròn tròn dưới gốc. Đây là chỗ mà tôi hay buộc con chó. (Đỗ Bích Thuý)

b. Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh. (Nguyễn Đình Thi)

c. Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy. (Phê-đê-ri-cô May-o)

d. Nhà thơ sẽ thấy con chó sói độc ác mà cũng khổ sở, tuy trộm cướp đấy nhưng thường bị mắc mưu nhiều hơn. Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về, vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì đói nên nó hóa rồ. Ông để cho Buy-phông dựng một vở bi kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc. (H. Ten).

2
11 tháng 3

k biết, em mới học lớp 5

11 tháng 3

:))

(Trước khi xem cho 1 like nha❤) Câu chuyện từ câu ca dao "Con cò mà đi ăn đêm"

Bối cảnh:

Vào một đêm trăng thanh gió mát, chú cò trắng bay đi kiếm ăn. Dưới ánh trăng, cánh cò trắng muốt như một mảnh lụa mỏng bay lượn giữa trời đêm.

Sự việc:

Chú cò bay đến một cánh đồng lúa, đậu trên cành mềm để kiếm mồi. Bỗng nhiên, cành mềm gãy, chú cò lộn cổ xuống ao.

Hành động:

Chú cò hoảng hốt kêu cứu:

"Ông ơi ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đâu lòng cò con"

Kết quả:

Ông lão nghe tiếng kêu cứu, vội vàng ra vớt cò lên. Ông hỏi cò có sao không, cò trả lời:

"Tôi không sao, chỉ sợ ông xáo măng nước đục, làm bẩn lòng tôi."

Ông lão mỉm cười, an ủi cò:

"Đừng lo, ông sẽ xáo măng nước trong, để lòng cò con được sạch sẽ."

Bài học:

Câu ca dao "Con cò mà đi ăn đêm" là một bài học về lòng tốt và sự giúp đỡ lẫn nhau. Khi gặp khó khăn, chúng ta cần cất tiếng kêu cứu, sẽ có người tốt bụng giúp đỡ. Lòng tốt sẽ được đền đáp bằng lòng tốt.

Câu chuyện tưởng tượng:

Sau khi được ông lão cứu, chú cò cảm ơn ông rối rít. Ông lão dặn dò chú cò cẩn thận khi đi kiếm ăn ban đêm. Chú cò hứa sẽ ghi nhớ lời dặn của ông lão.

Từ đó, chú cò trở nên cẩn thận hơn. Chú chỉ kiếm ăn ban ngày và tránh những cành mềm yếu. Chú cò cũng thường xuyên đến thăm ông lão để hỏi thăm sức khỏe và bày tỏ lòng biết ơn.

Ông lão và chú cò trở thành những người bạn tốt của nhau. Họ thường xuyên chia sẻ những câu chuyện vui buồn trong cuộc sống.

Câu chuyện này cho thấy lòng tốt và sự giúp đỡ lẫn nhau có thể tạo nên những tình bạn đẹp đẽ.

Chú thích:

  • Hình ảnh chú cò trắng bay lượn giữa trời đêm là một hình ảnh đẹp và thơ mộng.
  • Bài ca dao sử dụng nhiều từ ngữ gợi tả như "mềm", "lộn cổ", "nao", "xáo", "trong", "đục".
  • Bài ca dao có giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết, thể hiện sự quan tâm, yêu mến đối với chú cò.

Liên hệ bản thân:

  • Em đã từng gặp khó khăn và được ai đó giúp đỡ chưa?
  • Em đã làm gì để giúp đỡ người khác?
  • Em hãy chia sẻ câu chuyện của em về lòng tốt và sự giúp đỡ lẫn nhau.
11 tháng 3

ko biết

 

11 tháng 3

em ko biết

 

11 tháng 3

ko biết

11 tháng 3

Bài thơ "Về thăm mẹ" của tác giả Đinh Nam Khương không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là một tác phẩm chứa đựng những cảm xúc sâu lắng và thiêng liêng về tình mẫu tử. Khi tôi đọc bài thơ này, tôi không khỏi cảm thấy xúc động và đầy ý nghĩa. Trong bức tranh của bài thơ, nhân vật người con được vẽ nên như một hình ảnh của tất cả chúng ta - người con xa quê trở về thăm mẹ trong một chiều đông lạnh giá. Khung cảnh quen thuộc của ngôi nhà xưa, với những chi tiết nhỏ như chum tương, áo tơi, đàn gà và trái na cuối vụ, tất cả đều là những hình ảnh gắn liền với tuổi thơ và ký ức về mẹ. Những hình ảnh này không chỉ là miêu tả vật chất, mà còn chứa đựng sự hi sinh và tâm trí hy sinh không ngừng của người mẹ. Tác giả đã sử dụng những chi tiết tinh tế để gợi lên bức tranh hình ảnh chân thành và tươi vui của người mẹ. Đôi khi, không cần nhiều từ ngữ, chỉ một bức tranh hình ảnh đầy ý nghĩa có thể thấm sâu vào lòng người đọc. Điều này khiến cho bức tranh trong bài thơ trở nên sống động và gần gũi hơn, khiến cho người đọc cảm nhận được những tình cảm sâu sắc giữa người mẹ và người con. Hình ảnh người mẹ Việt Nam trong bài thơ không chỉ là một hình tượng cụ thể, mà còn là biểu hiện của hàng triệu người mẹ Việt Nam, những người phụ nữ yêu thương và hy sinh cho gia đình. Bài thơ này không chỉ là câu chuyện riêng của tác giả, mà còn là câu chuyện của hàng nghìn gia đình Việt Nam, nơi tình cảm gia đình và lòng bi kích được thể hiện một cách chân thành và sâu lắng. Bài thơ nhẹ nhàng mà ẩn chứa những điều sâu lắng, là một tác phẩm văn học đầy ý nghĩa và tinh tế về tình mẫu tử. 

11 tháng 3

Nhân vật lịch sử bạn muốn nhắc tới là ai nhỉ?

11 tháng 3

TRA GOOGLE LÀ DC MÀ BẠN :>

 

 

 

 

TUI SIU THÔNG MINH

Đọc văn bản sau và trả lời:  Cô gái đẹp và hạt gạo Làng nọ có một cô gái đẹp tên là H'bia Muga. Chàng trai nào cũng thích H'bia Muga. Mỗi lần, cô bước chân ra bến tắm, cây cỏ, cá nước yêu cô, nhưng khi cô ở nhà, các vật: nồi, hũ, vại - lại không yêu cô vì cô hay chê bai. Một hôm, cô ngồi chải tóc, cơm nguội ở trong nồi hỏi: - Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô lại cứ chửi bới, khinh rẻ lũ tôi mãi thế? H'bia...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời: 

Cô gái đẹp và hạt gạo

Làng nọ có một cô gái đẹp tên là H'bia Muga. Chàng trai nào cũng thích H'bia Muga. Mỗi
lần, cô bước chân ra bến tắm, cây cỏ, cá nước yêu cô, nhưng khi cô ở nhà, các vật: nồi, hũ, vại -
lại không yêu cô vì cô hay chê bai.
Một hôm, cô ngồi chải tóc, cơm nguội ở trong nồi hỏi:
- Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô lại cứ chửi bới, khinh rẻ lũ tôi mãi thế?
H'bia Muga nghe nói, mặt cau có bực bội:
- Ta đẹp là do công cha mẹ ta sinh ra chứ ta thèm gì nhờ lũ nhếch nhác, bẩn thỉu bọn mi.
- Thế không có bọn tôi thì mẹ cô làm gì có sữa cho cô bú.
Nghe cơm nguội nói, không nén được cơn giận. H'bia Muga lấy một cục cơm nguội ở trong
nồi ném bịch xuống đất và nói:
- Bây giờ lũ mi muốn đi đâu thì đi, đừng ở trong nhà ta nữa.
Thấy tính tình cô gái như vậy, một hôm, nhân lúc cô ngủ say, tất cả đồ đạc bàn với nhau,
không có đồ vật nào không ghét H'bia Muga. Gạo nói:

- Các bác cứ để em đi khỏi nhà này. Em đi thì cô ta sẽ đói. Đói một bữa, hai bữa cô ta còn
chịu được, nhưng đói bẩy bữa, mười bữa thì không chịu được. Rồi cô ta sẽ phải đi đào củ mài, củ
chuối mà ăn. Da cô sẽ đen lại, tóc cô sẽ cứng lại. Lúc đó cô ấy không dám khinh chị em ta nữa.
Nghe xong, tất cả đều phục lý lẽ của gạo. Khuya, chúng xúm nhau lật cầu thang(1) để họ
hàng nhà gạo lăn ra rừng sâu ở.
Sáng hôm sau, trời vừa rạng đông, chim chóc thức dậy hót vang, cô gái cũng thức dậy. Đói
bụng, cô vào buồng xách bầu gạo ra nấu cơm nhưng bầu gạo không còn một hạt. Cô đi tìm thóc,
thóc cũng không thấy đâu. Mặt trời càng lên cao, bụng càng đói, cô ra chòi để lấy thóc, nhưng
chòi cũng trống không. Buồn quá, cô về nhà ngồi khóc, cứ hồn Mơngách Mơnđê(2) mà kêu.
Khóc chán cô lại ra rừng tìm thóc, nhưng rừng sâu thăm thẳm, gai góc ngập đầu, không
thấy bóng một cây lúa nào.
Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, cô gái lần đến hàng xóm vay gạo, nhưng không ai muốn
cho vay. Ngày thứ sáu, thứ bảy, cô vác cuốc đi đào củ mài, đeo giỏ xuống suối nhặt ốc, bắt cá...
Phần vì đói, phần vì mưa nắng, chẳng bao lâu da cô đen, tóc cứng. Từ đó ban ngày cô vào rừng,
ban đêm về nằm một mình. Không ai lui tới chơi cùng cô. Một đêm nằm mơ thấy Mơngách
Mơnđê hiện ra:
- Em là cô gái xinh đẹp, nhưng em lười nhác, lại còn khinh rẻ đồ đạc trong nhà, khinh cả
gạo, cả lúa là những thứ làm cho em trắng da, dài tóc nên chúng bỏ đi. Ta là thần Lúa, thấy em đã
bỏ nhiều tính xấu, ta sẽ bảo các con ta trở về với em.
H'bia Muga nghe vậy thì vô cùng sung sướng. Khi cô mở mắt ra, trời đã rạng đông. Bước
ra đầu sàn, cô vừa lật chiếc cầu thang lên thì hàng đàn gạo thóc tất tưởi kéo về...
Thấy gạo về, H'bia Muga mừng rơi nước mắt. Từ đó cô quý trọng các thứ trong nhà, ngày
ngày theo chị em ra rừng hái rau, bắt cá.
Chỉ ra 1 chi tiết kì ảo có trong văn bản trên và nêu tác dụng của chi tiết kì ảo ấy.

0