Cho e hỏi vs ạ,em học lớp 7,ngày mai là cô cho KTTX một đoạn văn NLVH và cô bảo phải xác định lí lẽ,ý kiến,bằng chứng nhưng mà e ko biết xác định như thế nào,Anh chị nào học qua rồi giúp e vs ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Không ai sinh ra đã hoàn hảo hay được đảm bảo thành công. Nhưng nếu chúng ta kiên trì hướng đến sự hoàn hảo và nỗ lực, sớm muộn cũng sẽ gặt hái thành quả. Nick Vujic, một con người không tay không chân nhưng đã vượt qua mọi nghịch cảnh, là minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó.
Sinh năm 1982 tại Brisbane, Úc, Nick chào đời với hình thể khiếm khuyết. Nỗi đau của cha mẹ anh không thể diễn tả. Trong khi ở trường, Nick phải chịu đựng sự chế giễu từ bạn bè, dẫn đến trầm cảm và ý định tự tử. Nhưng từ một bài báo mẹ anh cho xem về một người khuyết tật khác, Nick nhận ra mình không đơn độc. Từ đó, anh thay đổi tư duy, bắt đầu hành trình tự lập và tìm ý nghĩa cuộc sống.
Nick tập luyện không ngừng nghỉ để làm những việc tưởng chừng cơ bản nhất như tự ăn uống hay gõ bàn phím. Tinh thần lạc quan và sự ủng hộ từ gia đình giúp anh vượt qua mọi đau đớn và thử thách. Năm 21 tuổi, anh tốt nghiệp đại học ngành Kế toán và trở thành nhà diễn thuyết truyền động lực. Những bài nói chuyện của Nick đã chạm đến trái tim hàng triệu người, đặc biệt là giới trẻ, khơi dậy lòng cảm phục và động lực vươn lên.
Câu chuyện của Nick nhắc nhở rằng đừng phán xét ai chỉ qua vẻ bề ngoài. Mỗi con người tồn tại đều mang trong mình sức mạnh phi thường. Nick đã chứng minh rằng xuất phát điểm không quyết định số phận, mà chính sự kiên định, lòng tin và tình yêu cuộc sống mới là chìa khóa dẫn đến thành công.
4oTrong câu chuyện "Hai chiếc bình" (The Two Vases) của tác giả Khánh Hoài, nhân vật người nông dân thể hiện qua những đặc điểm đặc trưng của một người nông dân chân chất, hiền lành và có phẩm chất đáng quý. Câu chuyện này dùng hình ảnh của người nông dân để nhấn mạnh những giá trị đạo đức về sự kiên trì, lương thiện và biết chia sẻ. Dưới đây là phân tích chi tiết về nhân vật người nông dân trong câu chuyện này.
1. Hình ảnh người nông dân chân chất, hiền lànhNhân vật người nông dân trong câu chuyện sống rất giản dị và có cuộc sống cần cù, chăm chỉ. Ông ta rất tôn trọng và quý trọng những gì mình có, dù là vật dụng đơn giản như hai chiếc bình.
- Tinh thần hiền lành: Người nông dân không cố gắng tìm kiếm lợi ích cá nhân hay phô trương những gì mình có. Thái độ của ông với chiếc bình không phải là muốn khoe khoang mà là một sự trân trọng, một cách sống khiêm tốn.
- Lòng tốt: Người nông dân trong câu chuyện không để ý đến chiếc bình bị vỡ, mà ông luôn tìm cách làm sao để sử dụng chiếc bình còn lại một cách có ích nhất. Ông không chọn cách bỏ đi chiếc bình bị vỡ, mà vẫn tìm thấy giá trị của nó trong đời sống của mình.
- Kiên nhẫn và bền bỉ: Người nông dân có khả năng làm việc với sự kiên nhẫn và chăm chỉ, giống như khi ông sử dụng những chiếc bình mỗi ngày. Điều này thể hiện qua việc ông luôn cố gắng giữ gìn tài sản dù chiếc bình đã bị vỡ một phần.
- Lòng nhân hậu và sự sẻ chia: Khi nhìn chiếc bình bị vỡ, ông không thấy đó là một mất mát mà lại thấy cơ hội để tạo ra giá trị mới. Ông có lòng nhân hậu khi không chỉ nghĩ đến bản thân mình mà còn lo lắng đến sự sử dụng hiệu quả của chiếc bình cho gia đình.
Câu chuyện về chiếc bình thể hiện quan điểm sống của người nông dân về việc không dừng lại trước khó khăn hay thất bại. Mặc dù chiếc bình bị vỡ, ông vẫn biết cách sử dụng nó như một phần của cuộc sống.
- Đổi mới và sáng tạo: Trong câu chuyện, chiếc bình bị vỡ không phải là một vấn đề mà là một cơ hội để làm mới cuộc sống. Nhân vật người nông dân trong câu chuyện có khả năng nhìn nhận mọi thứ theo cách tích cực, tìm kiếm những giải pháp trong những hoàn cảnh khó khăn.
Người nông dân là một nhân vật có lòng yêu thương sâu sắc đối với gia đình và công việc của mình. Hình ảnh chiếc bình bị vỡ không chỉ là một vật dụng mà nó còn tượng trưng cho sự chăm sóc, lao động và sự gắn kết trong gia đình. Người nông dân hiểu rằng mỗi hành động của mình đều có ảnh hưởng đến những người xung quanh, và vì thế ông luôn làm mọi việc với sự chăm sóc và tận tâm.
Kết luận:Nhân vật người nông dân trong câu chuyện "Hai chiếc bình" thể hiện những phẩm chất quý báu của người lao động: chân chất, kiên nhẫn, sáng tạo, nhân hậu và yêu thương gia đình. Ông là hình mẫu của những người nông dân Việt Nam, luôn tìm cách vượt qua khó khăn và biết trân trọng những gì mình có trong cuộc sống.
“Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Tô Hoài. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật chính - Dế Mèn hiện lên đầy chân thực, sinh động.
Dế Mèn được xây dựng với nhưng đặc điểm của một nhân vật trong truyện đồng thoại. Dế Mèn vừa mang những đặc điểm của loài dế, lại vừa có những đặc điểm của con người. Trước hết, Tô Hoài đã khắc họa nhân vật này qua những nét ngoại hình. Một chàng dế khỏe mạnh. cường tráng với một đôi càng “mẫm bóng” cùng “những cái móng vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”. Nhà văn đã có những câu văn miêu tả: “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn”. Đầu của Dế Mèn còn “to ra và nổi từng tảng, rất bướng”. Cùng với hai cái răng thì đen nhánh và “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” và sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Không chỉ ngoại hình, mà hành động của Dế Mèn cũng cho thấy được sự khỏe mạnh, cường tráng. Với những cái móng vuốt nhọn hoắt của mình, Dế Mèn đã “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” để muốn thử sự lợi hại của chúng. Rồi “Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”, “thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái”.
Tiếp đến, nhà văn đã xây dựng tính cách của nhân vật Dế Mèn. Chàng ta mang những nét tính cách của con người: kiêu căng, ngạo mạn và hống hách. Điều đó được thể hiện qua thái độ với nhân vật Dế Choắt. Khi thấy Choắt trông thật gầy gò và ốm yếu. Dế Mèn không những không đồng cảm, mà còn chế giễu bạn của mình. Một lần sang chơi nhà Choắt, Dế Mèn lên tiếng chê bai: “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế. Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng…Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn..”. Hay khi Choắt bày tỏ ý muốn Dế Mèn đào một cái ngách sang bên nhà của Mèn, để khi có kẻ đến bắt nạt thì giúp đỡ nhau. Nhưng Dế Mèn lại khinh khỉnh: “Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ? Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”.
Cái dáng vẻ yếu đuối của Dế Choắt khiến cho Dế Mèn cảm thấy khinh khỉnh, coi thường. Đặc biệt nhất là tình huống dẫn đến cái chết thương tâm cho Choắt. Dế Mèn đã ngông cuồng trêu tức chị Cốc khiến chị ta nổi giận. Dế Choắt yếu ớt bị vạ lây, bị chị Cốc mổ cho đến chết. Cái mỏ của chị Cốc cứ thế giáng xuống thân hình gầy gò của Dế Choắt, đến khi chị đi rồi nó mới dám ra ngoài. Nó nhìn thấy bạn của mình không thể dậy được nữa cùng với những lời trăng trối, Dế Mèn vô cùng đau khổ, ân hận. Nhờ cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã nhận ra bài học đường đời đầu tiên.
Nhà văn Tô Hoài đã xây dựng hình ảnh nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” nhằm gửi gắm một bài học nhân văn sâu sắc.
- Biện pháp tu từ: nói quá.
- Tác dụng: tạo ấn tượng với người đọc và nhằm tăng sức biểu cảm cho câu văn.
mong rep
biện pháp tu từ: nói quá.
tác dụng : tạo ấn tượng với người đọc và nhằm tăng sức biểu cảm cho câu văn.
Một trong những tác phẩm nổi tiếng viết cho thiếu nhi là “Dế Mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài. Trong “Bài học đường đời đầu tiên”, nhân vật chính trong truyện là Dế Mèn đã được tác giả khắc họa rất sinh động.
Nhà văn đã xây dựng Dế Mèn là một nhân vật trong truyện đồng thoại. Ở nhân vật này vừa có những đặc điểm của loài vật, lại vừa có những đặc điểm của con người. Đầu tiên, Dế Mèn được khắc họa qua những nét ngoại hình. Một chàng dế với đôi càng “mẫm bóng” cùng “những cái móng vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”. Thân hình của chàng ta “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn”. Đầu của Dế Mèn còn “to ra và nổi từng tảng, rất bướng”. Hai cái răng thì đen nhánh và “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” cùng với sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Tiếp đến, nhà văn còn miêu tả hành động của nhân vật này. Với những cái móng vuốt nhọn hoắt của mình, Dế Mèn đã “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” để muốn thử sự lợi hại của chúng. Hay như: “Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”, “thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái”. Từ ngoại hình đến hành động đều cho thấy sự khỏe mạnh, cường tráng của Dế Mèn.
Không chỉ là ngoại hình, Tô Hoài còn xây dựng cho Dế Mèn những nét tính cách tiêu biểu. Đó là một chàng thanh niên hung hăng, ngang ngược và kiêu ngạo. Dế Mèn nghĩ mình là nhất nên dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm: quát mắng chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó hay đặc biệt là anh bạn hàng xóm Dế Choắt. Một lần sang chơi nhà Choắt, Dế Mèn lên tiếng chê bai: “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế. Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng… Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.”. Hay khi Choắt bày tỏ ý muốn Dế Mèn đào một cái ngách sang bên nhà của Mèn, để khi có kẻ đến bắt nạt thì giúp đỡ nhau. Nhưng Dế Mèn lại khinh khỉnh: “Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ? Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”. Và đặc biệt nhất là tình huống dẫn đến cái chết thương tâm cho Choắt. Dế Mèn đã ngông cuồng trêu tức chị Cốc khiến chị ta nổi giận. Để rồi, Dế Choắt yếu ớt bị vạ lây, bị chị Cốc mổ cho đến chết. Cái mỏ của chị Cốc cứ thế giáng xuống thân hình gầy gò của Dế Choắt, đến khi chị đi rồi nó mới dám ra ngoài. Dế Choắt đã kiệt sức mà chết. Trước khi chết, Dế Choắt đã đưa ra những lời khuyên chân thành cho Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang họa vào thân”. Câu nói của Choắt giống như một lời thức tỉnh dành cho Dế Mèn, để cậu ta nhận ra bài học cho chính bản thân mình.
Sau khi chôn cất Dế Choắt xong, cảm giác của nó thật hụt hẫng và bất lực bởi Dế Choắt đã chết rồi, đâu thể cứu vãn được nữa. Dế Mèn đứng lặng bởi nó muốn suy nghĩ một cách nghiêm túc về cách sống của mình trong suốt thời gian qua. Bài học đường đời đầu tiên nhưng Dế Mèn đã phải trải một cái giá quá đắt. Như vậy, nhân vật Dế Mèn đã được Tô Hoài được nhà văn khắc họa nhằm gửi gắm những bài học ý nghĩa trong cuộc sống.
Tương lai.
Tương lai luôn ở phía trước mặt bạn, nhưng bạn không thể nhìn thấy nó
Quan trọng là nghị luận xã hội về vấn đề gì em nhỉ?
Dạ là cô em cho học tới bài 3 những góc nhìn cuộc sống(CTST) và học xong cô cho KTTX
Cô bảo là cho một đoạn NLVH và tìm ý kiến,lí lẽ,bằng chứng trong bài đó,vd như bài:Phân tích ca dao đứng bên ni đồng,ngó bên tê đồng(có trên mạng) mà em ko biết tìm ntn cô giúp e vs ạ