K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 6

a) Lan rất nhút nhát
- Cụm danh từ: Lan
- Cụm tính từ: rất nhút nhát
b) Nhà nó vẫn còn xa lắm
- Cụm danh từ: Nhà nó
- Cụm tính từ: vẫn còn xa lắm
c) Hè năm nay em, em định đi Hà Nội
- Cụm danh từ: Hè năm nay
- Cụm động từ: định đi Hà Nội
d) Mẹ nó vẫn làm việc đến sáng
- Cụm danh từ: Mẹ nó
- Cụm động từ: vẫn làm việc đến sáng
e) Ngôi nhà em ở là một ngôi nhà cấp bốn đơn sơ
- Cụm danh từ: Ngôi nhà em ở, một ngôi nhà cấp bốn đơn sơ
f) Tất cả học sinh lớp năm đi lao động
- Cụm danh từ: Tất cả học sinh lớp năm
- Cụm động từ: đi lao động

20 tháng 6

Vì sao thượng đế tạo hóa con người ta có hai tai nhưng chỉ có một cái miệng, có lẽ mỗi người đều cần hiểu, biết lắng nghe nhiều hơn. Vậy phải chăng lắng nghe là một biểu hiện của yêu thương?. 

Khi con người ta biết lắng nghe, họ sẽ hình thành nên cảm xúc suy nghĩ biết thấu hiểu, cảm thông cho những hành động chưa phải của mọi người. Khi biết lắng nghe, đó cũng là lúc mỗi người chia sẻ sợi dây cảm xúc vui buồn với nhau. Ấy chẳng phải là tình yêu thương hay sao. Tình yêu thương làm nên sự ấm áp trong cuộc sống, như ngọn lửa sưởi ấm trái tim những con người ngoài kia đang chịu nhiều áp lực. Sự lắng nghe: là gián tiếp của việc trao yêu thương. Sẽ thật tuyệt khi có người chịu lắng nghe những câu chuyện bạn gặp và muốn chia sẻ, khi có người tâm sự kề cận bên ta. Con người ta vốn chan chứa cảm xúc từ khi sinh ra đến lúc về lại với đất mẹ, cảm xúc ấy luôn là thứ chi phối nhiều hành động. Và khi được yêu thương, được có người lắng nghe điều ấy thật đáng trân trọng. Không phải ai cũng có thời gian rảnh để ngồi lắng nghe những điều bạn nói, khi người ta có tình cảm yêu thương, họ mới chịu để tâm hi sinh thời gian công sức của mình để cùng thấu hiểu với tình cảnh của bạn. Với bản thân em, lắng nghe luôn là điều cần nên có ở mỗi người. Biết lắng nghe, học cách lắng nghe chính là đang học cách trao đi yêu thương. Điều ấy là rất cần thiết bởi ta sống bởi những gì ta trao đi chứ không phải thứ ta nhận lại. Trên thực tế, sự lắng nghe thấu hiểu là cách đơn giản mà hiệu quả nhất để bày tỏ tình yêu thương giữa mọi người với nhau. Paul Tournie từng nói rằng: "Để thực sự thấu hiểu, chúng ta cần lắng nghe, không phải cần trả lời. Chúng ta cần lắng nghe kiên trì và chăm chú. Để giúp đỡ bất cứ ai mở cửa trái tim, chúng ta phải cho người đó thời gian,.." Thực như vậy, yêu thương chính là biết lắng nghe, một con người muốn yêu thương người khác, điều cần làm trước tiên là kiên nhẫn cố gắng hiểu những điều bày tỏ.

Khép lại, lắng nghe không hẳn là định nghĩa của lòng yêu thương mà đó lại là biểu hiện thuần túy rõ ràng nhất. Ấy còn là sự tôn trọng, sự chia sẻ đồng cảm xúc, sự thấu hiểu và cảm thông đẹp đẽ! Hãy biết lắng nghe để cảm nhận tình cảm cuộc sống nhiều hơn và trao sự ấm áp đến mọi người quanh mình.

☕Tlamm

20 tháng 6

tk

Trong cuộc sống này vốn dĩ luôn tồn tại rất nhiều những điều kì diệu. Sau tất cả những được mất thì cái còn tồn tại lại duy nhất với thời gian chính là tình yêu thương. Có rất nhiều cách để chúng ta có thể biểu lộ tình yêu thương của mình và phải chăng lắng nghe là một biểu hiện của yêu thương.  Lắng nghe trong giao tiếp là thái độ im lặng khi người khác nói để mở lòng đón nhận và chia sẻ những câu chuyện. Điều này vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Và nó cũng là biểu hiện của sự yêu thương. Bạn có thê có dủ kiên nhẫn đối với những người bạn không thích sao? Khi bạn thật sự quan tâm đến một ai đó thì mới có đủ thái độ im lặng và tấm lòng sẻ chia mà thôi. Khi ta lắng nghe là ta đã dùng trái tim để cảm nhận cảm xúc của người đối diện và  dùng thái độ thông cảm và thấu cảm với câu chuyện của người đang chia sẻ. LẮng nghe bằng trái tim là lúc ta đã trao đi yêu thương. Nếu thiếu đi sự lắng nghe trong cuộc sống, con người sẽ dần xa cách nhau, cảm xúc sẽ trở nên chai xạn,.... Tuy nhiên chúng ta phải phân biệt rõ lắng nghe chân thành khác với sự im lặng vô cảm.Khi ta lắng nghe, ta cho người khác cơ hội được thổ lộ tâm tình, và cho mình cơ hội để bọc ộ yêu thương và sự thấu hiểu. Và khi lắng nghe không phải chỉ nghe một cách thụ động, hời hợt mà cần xuất phát từ sự chân thành, yêu thương… Tóm lại lắng nghe là một kĩ năng vô cùng quan trọng trong cuộc sống và để bọc lộ sự yêu thương. Vì vậy mỗi chúng ta hãy biết lắng nghe bản thân và mọi người xung quanh một cách chân thành nhất.

tk

Ta-go là nhà thơ nổi tiếng người Ấn Độ. Một trong những bài thơ tiêu biểu của ông có thể kể đến “Mây và sóng”. Khi đọc bài thơ này, tôi đã có nhiều cảm nhận về tình mẫu tử.

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một em bé đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện của mình với những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong câu chuyện của em, thế giới của những người “trên mây” và “trong sóng” hiện lên thật kì diệu. Ở đó trẻ em sẽ được dạo chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc hoàng hôn, được khám phá những điều kỳ thú trên bầu trời, hay dưới mặt biển:

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.

“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.

Với lời mời gọi của người “trên mây” và “trong sóng”, em bé đã khao khát được khám phá: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Khao khát được khám phá thế giới xuất phát từ sự tò mò, hiếu kì của trẻ em. Bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể bắt gặp bản thân trong nhân vật này.

Nhưng điều thú vị ở đây, khi em bé nghe được câu trả lời của những người ở “trên mây” và “trong sóng” lại có chút băn khoăn. Em đã tự hỏi chính bản thân: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Có thể thấy rằng, dù thế giới có hấp dẫn đến mấy, nhưng em bé vẫn nhớ đến mẹ, khao khát được ở bên mẹ hơn cả.

Để rồi từ đó, em bé đã nghĩ ra một trò chơi thú vị có thể chơi cùng với mẹ. Đó là

“Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.
Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.”

“Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.”

Em bé đã sáng tạo ra một trò chơi kì lạ. Nếu em là mây thì mẹ là trăng. Hai bàn tay em ôm lấy mẹ, mái nhà trở thành bầu trời. Nếu em là sóng thì mẹ là bến bờ kì lạ. Em lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan vào lòng mẹ. Dù là trò chơi nào thì em bé vẫn được ở gần cạnh mẹ, được mẹ ôm ấp vào lòng. Điều đó thể hiện được tình mẫu tử vô cùng thắm thiết.
Bài thơ Mây và sóng của Ta-go thật thú vị mà cảm động. Đọc bài thơ, tôi như thêm yêu thương người mẹ của mình nhiều hơn.

tk

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Tác giả đã xây dựng những cuộc trò chuyện vô cùng thú vị, hấp dẫn. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Niềm hạnh phúc của em là được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Từ đó, chúng ta đã hiểu hơn về tình cảm mẫu tử đẹp đẽ.

tk

Nguyễn Thế Hoàng Linh

tk

(sinh năm 1982), tác giả bài thơ "Bắt nạt" là nhà thơ có nhiều bài thơ được nhiều người nhớ đến và được nhiều bạn trẻ yêu thích. Anh đã có 7 tập thơ và khoảng 10.000 sáng tác thơ, truyện ngắn, tranh, ảnh, tản văn, bình luận, chơi chữ… 

Có một người lính

Đi vào núi xanh

Những năm máu lửa.

 

Một ngày hoà bình

Anh không về nữa.

 

Có một người lính

Chưa một lần yêu

Cà phê chưa uống

Còn mê thả diều

 

Một lần bom nổ

Khói đen rừng chiều

Anh thành ngọn lửa

Bạn bè mang theo

 

Mười, hai mươi năm

Anh không về nữa

Anh vẫn một mình

Trường Sơn núi cũ

 

Ba lô con cóc

Tấm áo màu xanh

Làn da sốt rét

Cái cười hiền lành

 

Anh ngồi lặng lẽ

Dưới cội mai vàng

Dài bao thương nhớ

Mùa xuân nhân gian

 

Anh ngồi rực rỡ

Màu hoa đại ngàn

Mắt như suối biếc

Vai đầy núi non...

 

Tuổi xuân đang độ

Ngày xuân ngọt lành

Theo chân người lính

Về từ núi xanh...

19 tháng 6

TK:

Cảm xúc chủ đạo của bài thơ Đồng Dao Mùa xuân là tình yêu Tổ quốc, quê hương, đất nước và con người.

19 tháng 6

Chủ thể trữ tình trong bài thơ là nhân vật người con.

Đối tượng trữ tình trong bài là nhân vật người mẹ.

- Chủ thể trữ tình là nhân vật thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm chính trong bài thơ. Đối tượng trữ tình là nhân vật được nhận tình cảm của chủ thể trữ tình.

 

19 tháng 6

đưa bài thơ lên luôn nhe

19 tháng 6

Cô giáo là danh từ, phấn là danh từ, bảng là danh từ em nhé!

19 tháng 6

phấn là danh từ còn bảng là danh từ

19 tháng 6

Olm chào em, Để học bài trên Olm em kết nối zalo với cô số 0385 168 017 để được hỗ trợ trực tiếp bằng video em nhé. 

6 tháng 5 2019

- LÝ NAM ĐẾ

-TRIỆU QUANG PHỤC

HOK TỐT

6 tháng 5 2019

 Những tướng tiêu biểu trong cuộc khỏi ngĩa Lý Bí:

     -Triệu Túc 

     - Triệu Quang Phục

      - Phạm Tu

     - Tinh Thiều

19 tháng 6

Câu 1: Đại dịch Covid-19 gây ra hậu quả khó lường như: số người chết trên toàn thế giới dưới 2 tỷ người, giản cách xã hội rất lâu,những chuyến bay sẽ bị hủy bỏ.