K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2023

nhanhvs

 

11 tháng 4 2023

Đổi: 2 lít = 2 . 10-3 m3
Tóm tắt:
m1 = 0,8 kg
m= V . Dnuoc = 2.10-3 . 1000 = 2 (kg) (khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3)
t1 = 25oC
t2 = 100oC
cnhom = 880 J/kg.K
cnuoc = 4200 J/kg.K
                       Giải
Nhiệt lượng cần thiết để làm nóng ấm lên đến 100oC:
\(Q_1=m_1 . c_{nhom} . \left(t_2-t_1\right)=0,8 . 880 . \left(100-25\right)=52800\left(J\right)\) 
Nhiệt lượng cần thiết để làm nóng nước lên đến 100oC:
\(Q_2=m_2 . c_{nuoc} . \left(t_2-t_1\right)=2 . 4200 . \left(100-25\right)=630000\left(J\right)\) 
Nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi ấm nước:
\(Q=Q_1+Q_2=52800+630000=682800\left(J\right)\)

11 tháng 4 2023

Tóm tắt:
Lượng nước là 1,5 lít tương ứng với m = 1,5 kg
t1 = 20oC
t2 = 100oC (nước sôi ở 100o)
c = 4200 J/kg.K
Q = ? J
                          Giải
Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 1,5 lít nước là:
\(Q=mc\Delta t=1,5 . 4200 . \left(100-20\right)=504000\left(J\right)\)

11 tháng 4 2023

a) Chọn mặt đất làm gốc thế năng. Gọi A là vị trí vật được ném lên. Khi đó cơ năng của vật tại A là \(w_A=w_{t_A}+w_{đ_A}=mgh+\dfrac{1}{2}m.20^2=mgh+200m\left(J\right)\) với \(m\) là khối lượng của vật.

Gọi B là vị trí vật chạm đất \(\Leftrightarrow w_{t_B}=0\Leftrightarrow w_{đ_B}=w_B=w_A=mgh+200m\left(J\right)\)

Mà \(w_{đ_B}=\dfrac{1}{2}mv_B^2=\dfrac{1}{2}m.30^2=450m\) nên \(mgh+200m=450m\Leftrightarrow mgh=150m\Leftrightarrow gh=150\Leftrightarrow h=15\left(m\right)\)

b) Gọi C là vị trí vật đạt độ cao cực đại \(\Leftrightarrow w_{đ_C}=0\Leftrightarrow w_{t_C}=w_C=w_A=mgh+200m=15mg+200\left(J\right)\)

Mà \(w_{t_C}=mgh_C\) nên \(mgh_C=15mg+200m\) \(\Leftrightarrow10h_C=150+200\Leftrightarrow h_C=35\left(m\right)\)

Vậy độ cao cực đại vật đạt được so với mặt đất là 35m.

c) Gọi D là vị trí mà động năng của vật bằng 3 lần thế năng.

Khi đó \(w_{đ_D}=3w_{t_D}\Leftrightarrow w_{t_D}=\dfrac{1}{3}w_{đ_D}\) \(\Leftrightarrow\dfrac{4}{3}w_{đ_D}=w_D=w_A=15mg+200m\)

Mà \(w_{đ_D}=\dfrac{1}{2}mv_D^2\) nên \(\dfrac{2}{3}mv_D^2=15mg+200m\) \(\Leftrightarrow\dfrac{2}{3}v_D^2=350m\) \(\Leftrightarrow v_D^2=525\) \(\Leftrightarrow v_D=5\sqrt{21}\approx22,913\left(m/s\right)\)

Vậy vận tốc của vật khi động năng bằng 3 lần thế năng là \(22,913m/s\)

8 tháng 4 2023

Câu 1: Lực ma sát là lực cản trở chuyển động của vật này với vật khác khi tiếp xúc bề mặt.

Câu 2: P = m x g = Trọng lực = Khối lượng của vật x gia tốc

8 tháng 4 2023

Câu 1: Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.

Câu 2: Cách tính: P = 10.m

- P: trọng lượng của vật (đơn vị: N)

- m = khối lượng của vật (đơn vị:kg)

7 tháng 4 2023

gọi số cần tìm là a

 vì a chia cho 2 dư 1 nên a + 1 chia hết cho 2

vì a chia cho 3 dư 2 nên a + 1 chia hết cho 3 

vì a chia cho 4 dư 3 nên a +1 chia hết cho 4

vì a chia cho 5 dư 4 nên a + 1 chia hết cho 5

số tự nhiên nhỏ nhất chia hết cho 2 ; 3 ; 4 ; 5 là 60 nên ta có

x + 1 = 60 ⇒ x = 60-1 = 59

vậy số cần tìm là 59