Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Một số bài tập hình trong các đề kiểm tra giữa kì 1 SVIP
Cho tam giác ABC vuông tại A, lấy điểm D thuộc cạnh huyền BC (D không trùng B và C) . Gọi M, N lần lượt đối xứng với D qua AB, AC. Gọi I là giao điểm của MD với AB, K là giao điểm của ND với AC.
a) Chứng minh tứ giác AIDK là hình chữ nhật.
b) Chứng minh M đối xứng với N qua A.
c) Tìm vị trí của D trên cạnh BC sao cho CM đi qua trung điểm của IK.
Hướng dẫn giải:
a) Vì M đối xứng D qua AB\[\Rightarrow \]AB là trung trực của MD \[\Rightarrow \] AB \[\bot \] MD tại I
Vì N đối xứng D qua AC\[\Rightarrow \]AC là trung trực của ND \[\Rightarrow \] AC \[\bot \] ND tại K
Xét tứ giác AIMD có:
$\begin{cases} & \widehat{MIA}=90{}^\circ (MD\bot AB) \\ & \widehat{MHA}=90{}^\circ (ME\bot AC) \\ & \widehat{BAC}=90{}^\circ (gt) \end{cases}$
Vậy AIMH là hình chữ nhật.
b)
- Chứng minh M, A, N thẳng hàng.
- Chứng minh AM = AN.
c) Tìm được vị trí D là trung điểm của BC.
Cho tam giác ABC có BC = 4cm, các đường trung tuyến BD và CE cắt nhau tại G. Gọi I, K theo thứ tự là trung điểm của GB, GC.
a. Tính độ dài ED
b. Chứng minh DE//IK
c. Chứng minh tứ giác EDKI là hình bình hành.
Hướng dẫn giải:
a) Tam giác ABC có:
EA = EB (Vì CE là trung tuyến)
DA = DC (Vì BD là trung tuyến)
Do đó, ED là đường trung bình của tam giác ABC
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}ED=\dfrac{1}{2}BC\\ED//BC\quad\left(1\right)\end{matrix}\right.\)
Vậy ED = 2 (cm).
b) Tam giác BGC có:
IB = IG (gt)
KC = KG (gt)
Do đó, IK là đường trung bình của tam giác BGC
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}IK=\dfrac{1}{2}BC\\IK//BC\end{matrix}\right.\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra ED // IK.
c) Từ (1) và (2) suy ra ED // IK và ED = IK.
Do đó tứ giác EDKI là hình bình hành.
Cho hình bình hành ABCD có E, F theo thứ tự là trung điểm của AB, CD.
a) Tứ giác DEBF là hình gì? Vì sao?
b) Chứng minh rằng các đường thẳng AC, BD, EF đồng quy tại một điểm.
c) Gọi giao điểm của AC với DE và BF theo thứ tự là M và N. Chứng minh rằng M và N đối xứng nhau qua O.
Hướng dẫn giải:
(Hướng dẫn)
a) Tứ giác DEBF là hình bình hành vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau.
b) Gọi O là giao điểm của AC và BD
- Chỉ ra trong hbh ABCD có O là trung điểm O của AC và BD (1)
- Chỉ ra trong hbh DEBF có BD cắt EF tại trung điểm của mỗi đường. Mà O là trung điểm của BD nên O là trung điểm của EF (2)
- Từ (1) và (2) $\Rightarrow $ đpcm.
c)
- Chỉ ra được M là trọng tâm của $\Delta ABD$ $\Rightarrow OM=\frac{1}{3}OA$
- Chỉ ra được N là trọng tâm của $\Delta BCD$ $\Rightarrow ON=\frac{1}{3}OC$
- Mà $OA=OC\Rightarrow OM=ON$
$\Rightarrow $ đpcm.
Cho tam giác ABC các đường trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G. Gọi E là trung điểm của GB, F là trung điểm của GC.
a, Chứng minh tứ giác MNEF là hình bình hành.
b, Tam giác ABC có điều kiện gì thì MNEF là hình chữ nhật.
c, Nếu các đường trung tuyến BM và CN vuông góc với nhau thì tứ giác MNEF là hình gì?
Hướng dẫn giải:
a)
Chứng minh được EF là đường trung bình của tam giác GBC, suy ra EF//= $\frac{1}{2}$ BC.
Chứng minh được MN // BC và = $\frac{1}{2}$ BC, suy ra MN //= EF.
Vậy MNEF là hình bình hành.
b)
Hình bình hành MNEF là hình chữ nhật nên NF = EM. Mà EM = $\frac{2}{3}$ BM và NF = $\frac{2}{3}$ NC nên BM = NC.
Vậy Tam giác ABC cân tại A.
c) Hình bình hành MNEF có hai đường chéo BM ⊥ CN . Vậy MNEF là hình thoi.