Bài học cùng chủ đề
- Đề và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 sở GD&ĐT Nam Định năm 2022 - 2023 (Trắc nghiệm)
- Đề và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 sở GD&ĐT Nam Định năm 2022 - 2023 (Tự luận)
- Đề và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 thành phố Hà Nội năm 2022 - 2023
- Đề và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 - 2023
- Đề và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 thành phố Đà Nẵng năm 2022 - 2023
- Đề và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022 - 2023
- Đề thi thử trường THCS & THPT Lương Thế Vinh - Hà Nội 2022-2023
- Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Nghệ An năm 2022-2023
- Đề và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 sở GD&ĐT Huế năm 2022 - 2023
- Đề và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 sở GD&ĐT Thanh Hóa năm 2022 - 2023
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 sở GD&ĐT Thanh Hóa năm 2022 - 2023 SVIP
Câu I. (2,0 điểm)
Cho biểu thức $P=\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-1}-\dfrac{2 \sqrt{x}}{\sqrt{x}+1}+\dfrac{x-3}{x-1}$, với $x \geq 0, x \neq 1$.
1. Rút gọn biểu thức $P$.
2. Tìm các giá trị của $x$ để $\dfrac{1}{P}=\dfrac{4}{3}$.
Hướng dẫn giải:
1) Với $x \geq 0, \, x \neq 1$,
$P=\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-1}-\dfrac{2 \sqrt{x}}{\sqrt{x}+1}+\dfrac{x-3}{x-1}$
$=\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-1}-\dfrac{2 \sqrt{x}}{\sqrt{x}+1}+\dfrac{x-3}{(\sqrt{x}-1)(\sqrt{x}+1)}$
$=\dfrac{\sqrt{x}(\sqrt{x}+1)-2 \sqrt{x}(\sqrt{x}-1)+x-3}{(\sqrt{x}-1)(\sqrt{x}+1)}$
$=\dfrac{x+\sqrt{x}-2 x+2 \sqrt{x}+x-3}{(\sqrt{x}-1)(\sqrt{x}+1)}$
$=\dfrac{3 \sqrt{x}-3}{(\sqrt{x}-1)(\sqrt{x}+1)}$
$=\dfrac{3(\sqrt{x}-1)}{(\sqrt{x}-1)(\sqrt{x}+1)}$
$ =\dfrac{3}{\sqrt{x}+1}$
Vậy $P=\dfrac{3}{\sqrt{x}+1}$ vói $x \geq 0, \, x \neq 1$
2) Để $\dfrac{1}{P}=\dfrac{4}{3} \Leftrightarrow 1 \, : \, \dfrac{3}{\sqrt{x}+1}=\dfrac{4}{3} $
$\Leftrightarrow \dfrac{\sqrt{x}+1}{3}=\dfrac{4}{3}$
$\Rightarrow \sqrt{x}+1=4$
$\Leftrightarrow \sqrt{x}=3$
$\Leftrightarrow x=9$ (thỏa mãn điều kiện)
Vậy $x=9$ thì $\dfrac{1}{P}=\dfrac{4}{3}$.
Câu II. (2,0 điểm).
1. Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$, cho đường thẳng $(d)$ có phương trình $y=(2-m) x+m+1$ ( $m$ là tham số). Tìm $m$ để đường thẳng $(d)$ cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng $2$.
2. Giải hệ phương trình $\left\{\begin{aligned}&3 x+2 y=11 \\ &x-2 y=1\\ \end{aligned}\right.$.
Hướng dẫn giải:
1. Đường thẳng $(d)$ cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng $2$ nên ta có:
$0=(2-m) . 2+m+1$
$\Leftrightarrow 4-2 m+m+1=0$
$\Leftrightarrow-m+5=0$
$\Leftrightarrow m=5$.
Vậy $m=5$ là giá trị cần tìm.
2. Ta có:
$\left\{\begin{aligned}&3 x+2 y=11 \\ &x-2 y=1\\ \end{aligned} \Leftrightarrow\left\{\begin{aligned}&4 x=12 \\ &x-2 y=1\\ \end{aligned}\right.\right.$
$\Leftrightarrow\left\{\begin{aligned}&x=3 \\ &3-2 y=1\\ \end{aligned} \Leftrightarrow\left\{\begin{aligned}&x=3 \\ &2 y=2\\ \end{aligned} \Leftrightarrow\left\{\begin{aligned}x=3 \\ y=1\end{aligned}\right.\right.\right.$
Vậy hệ phương trình có nghiệm $(x ; y)=(3 ; 1)$.
Câu III. (2,0 điểm).
1. Giải phương trình $-x^2+4 x-3=0$.
2. Cho phương trình $x^2-x+m-1=0$ ($m$ là tham số). Tìm các giá trị của $m$ để phương trình có hai nghiệm $x_1, \, x_2$ thỏa mãn hệ thức $\dfrac{2}{x_1^2}+\dfrac{5}{x_1 x_2}=\dfrac{4}{x_2^2}\left(\dfrac{1}{x_1^2}-1\right)$.
Hướng dẫn giải:
1) Ta có: $(-1)+4+(-3)=0$ nên phương trình có hai nghiệm phân biệt $\left[\begin{aligned}&x=1 \\ &x=\dfrac{-3}{-1}=3\\ \end{aligned}\right.$.
Vậy phương trình có tập nghiệm là $S=\{1 ; 3\}$.
2) Ta có: $\Delta=(-1)^2-4(m-1)=-4 m+5$.
Phương trình có hai nghiệm $x_1, \, x_2 \Leftrightarrow \Delta \geq 0$
$\Leftrightarrow-4 m+5 \geq 0 \Leftrightarrow m \leq \dfrac{5}{4}$.
Theo hệ thức Vi - ét, ta có: $\begin{aligned}&x_1+x_2=1 \, (1) \\ &x_1 x_2=m-1 \, (2)\\ \end{aligned}$.
Theo đề bài, ta có điều kiện: $x_1 x_2 \neq 0 \Rightarrow m-1 \neq 0 \Leftrightarrow m \neq 1$
$\dfrac{2}{x_1^2}+\dfrac{5}{x_1 x_2}=\dfrac{4}{x_2^2}\left(\dfrac{1}{x_1^2}-1\right) $
$\Leftrightarrow \dfrac{2}{x_1^2}+\dfrac{5}{x_1 x_2}=\dfrac{4}{x_2^2 x_1^2}-\dfrac{4}{x_2^2} $
$\Rightarrow 2 x_2^2+5 x_1 x_2=4-4 x_1^2 $
$\Leftrightarrow 2 x_2^2+5 x_1 x_2-4+4 x_1^2=0 $
$\Leftrightarrow 2\left(x_1^2+x_2^2\right)+2 x_1^2+5 x_1 x_2-4=0$
$\Leftrightarrow 2\left(x_1+x_2\right)^2-4 x_1 x_2+2 x_1^2+5 x_1 x_2-4=0 $
$\Leftrightarrow 2\left(x_1+x_2\right)^2+x_1 x_2+2 x_1^2-4=0 $
$\Leftrightarrow 2+m-1+2 x_1^2-4=0 $
$\Leftrightarrow 2 x_1^2+m-3=0 \, (*)$.
Vì $x_1$ là nghiệm của phương trình $x^2-x+m-1=0$ nên $x_1^2-x_1+m-1=0 \Leftrightarrow x_1^2=x_1-m+1$.
Thay vào $(*)$ ta được: $2\left(x_1-m+1\right)+m-3=0$
$\Leftrightarrow 2 x_1-2 m+2+m-3=0$
$\Leftrightarrow 2 x_1-m-1=0$
$\Leftrightarrow 2 x_1=m+1$
$\Leftrightarrow x_1=\dfrac{m+1}{2}$.
Thay $x_1=\dfrac{m+1}{2}$ vào $(1)$, ta có: $\dfrac{m+1}{2}+x_2=1$
$\Leftrightarrow x_2=1-\dfrac{m+1}{2} $
$\Leftrightarrow x_2=\dfrac{2-m-1}{2} $
$\Leftrightarrow x_2=\dfrac{1-m}{2}$.
Thay $x_1=\dfrac{m+1}{2} ; \, x_2=\dfrac{1-m}{2}$ vào $(2)$, ta được: $\dfrac{m+1}{2} . \dfrac{1-m}{2}=m-1$
$\Rightarrow(m+1)(1-m)=4(m-1)$
$\Leftrightarrow-(m+1)(m-1)-4(m-1)=0$
$\Leftrightarrow(m+1)(m-1)+4(m-1)=0$
$\Leftrightarrow(m-1)(m+1+4)=0$
$\Leftrightarrow(m-1)(m+5)=0$
$\Leftrightarrow\left[\begin{aligned}&m - 1 = 0\\ &m + 5 = 0\\ \end{aligned} \Leftrightarrow \left[\begin{aligned} &m=1 \, (ktm) \\ &m=-5 \, (tm) \\ \end{aligned}\right.\right.$.
Vậy $m=-5$.
Câu IV. (3,0 điểm).
Cho tam giác nhọn $A B C$ có $A B<A C$ và nội tiếp đường tròn $(O)$. Gọi $H$ là chân đường cao hạ từ đỉnh $A$ của tam giác $A B C$ và $E$ là hình chiếu vuông góc của điểm $B$ lên đường thẳng $A O$.
1. Chứng minh $A E H B$ là tứ giác nội tiếp.
2. Chứng minh đường thẳng $H E$ vuông góc với đường thẳng $A C$.
3. Gọi $M$ là trung điểm của cạnh $B C$. Tính tỉ số $\dfrac{M E}{M H}$.
Hướng dẫn giải:
1. Chứng minh $A E H B$ là tú giác nội tiếp.
Ta có $A H \perp B C \Rightarrow \widehat{A H B}=90^{\circ}$;
$A E \perp B E \Rightarrow \widehat{A E B}=90^{\circ}$.
Tứ giác $A E H B$ có: $\widehat{A H B}=\widehat{A E B}=90^{\circ}$ mà hai góc này cùng nhìn cung $AB$ dưới một góc không đổi
$\Rightarrow A E H B$ là tứ giác nội tiếp.
2. Kéo dài $AO$ cắt đường tròn $(O)$ tại $K$ khi đó $AK$ là đường kính của đường tròn tâm $O$
Ta có: $C$ thuộc đường tròn $(O) \Rightarrow \widehat{A C K}=90^{\circ}$ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn).
$\Rightarrow C K \perp A C$.
Tứ giác $AEHB$ nội tiếp (cmt) $\Rightarrow \widehat{E H C}=\widehat{B A E}$ (hai góc cùng bù với $\widehat{ B H E}$)
$\Rightarrow \widehat{E H C}=\widehat{B A K}$.
Xét $(O)$ có: $\widehat{B A K}=\widehat{B C K}$ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung $BK$).
Suy ra $\widehat{E H C}=\widehat{B C K}$.
Mà hai góc này ở vị trí so le trong $\Rightarrow H E$ // $C K$
Ta có: $\left\{\begin{aligned}&C K \perp A C \, (cmt) \\ &C K \, \text{//} \, H E \, (cmt)\end{aligned} \Rightarrow H E \perp A C\right.$ (quan hệ từ vuông góc đến song song)
3. Gọi $M$ là trung điểm của cạnh $BC$, $N$ là trung điểm của $A B$.
Ta có: $N$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác $A B H E \Rightarrow N E=N H$ (1)
Tam giác $A B C$ có: $M$ là trung điểm $B C; \, N$ là trung điểm $A B$
Suy ra $M N$ là đường trung bình của tam giác $A B C$
$ \Rightarrow M N$ // $A C$.
Mà $H E \perp A C$ (theo câu b)
$ \Rightarrow M N \perp H E$.
Từ (1) và (2) $\Rightarrow M N$ là đường trung trực của $H E \Rightarrow M H=M E \Rightarrow \dfrac{M E}{M H}=1$.
Vậy $\dfrac{M E}{M H}=1$.
Câu V. (1,0 điểm)
Cho ba số thực dương $x, \, y, \, z$ thay đổi thỏa mãn điều kiện $x y+y z+z x=3 x y z$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $Q=\dfrac{x}{1+y^2}+\dfrac{y}{1+z^2}+\dfrac{z}{1+x^2}+\dfrac{3}{2} x y z$.
Hướng dẫn giải:
Ta có $x y+y z+z x=3 x y z \Leftrightarrow \dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z}=3$
$ \Rightarrow \dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z} \geq \dfrac{9}{x+y+z}$
$\Leftrightarrow 3 \geq \dfrac{9}{x+y+z}$
$\Leftrightarrow x+y+z \geq 3$.
Ta có: $\dfrac{x}{1+y^2}+\dfrac{x y^2}{1+y^2}=\dfrac{x\left(1+y^2\right)}{x+y^2}=x$
$ \Rightarrow \dfrac{x}{1+y^2}=x\left(1-\dfrac{y^2}{1+y^2}\right)$
Theo bất đẳng thức AM-GM ta có: $x\left(1-\dfrac{y^2}{1+y^2}\right) \geq x\left(1-\dfrac{y}{2}\right)=x-\dfrac{x y}{2}$
$ \Rightarrow \dfrac{x}{1+y^2} \geq x-\dfrac{x y}{2}$
Chứng minh tương tự: $\dfrac{y}{1+z^2} \geq y-\dfrac{y z}{2}$ và $\dfrac{z}{1+x^2} \geq z-\dfrac{z x}{2}$
Ta có: $Q=\dfrac{x}{1+y^2}+\dfrac{y}{1+z^2}+\dfrac{z}{1+x^2}+\dfrac{3}{2} x y z=\dfrac{x}{1+y^2}+\dfrac{y}{1+z^2}+\dfrac{z}{1+x^2}+\dfrac{x y+y z+z x}{2}$
$ \geq(x+y+z)-\left(\dfrac{x y}{2}+\dfrac{y z}{2}+\dfrac{z x}{2}\right)+\dfrac{x y+y z+z x}{2}=x+y+z \geq 3 $
Dấu bằng xảy ra $\Leftrightarrow x=y=z=1$.
Vậy giá trị nhỏ nhất của $Q$ là $3$ khi $x=y=z=1$.