Mục đích của tác giả khi viết bài thơ ' Gà trống và Cáo'
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tư cách: Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo”
- Sự kiện lịch sử được tái hiện: Chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn trước quân Minh xâm lược
- Đối tượng tác động: toàn thể nhân dân
- Mục đích: tuyên bố rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô (quân Minh
- Văn bản được viết ra nhằm mục đích thuyết phục người đọc về quan điểm của người viết về bài thơ Nam quốc sơn hà. Quan điểm ấy là: bài thơ Nam quốc sơn hà là một bài thơ có giá trị, khẳng định chân lí độc lập của dân tộc.
- Văn bản trên nhằm mục đích khẳng định một chân lý độc lập dân tộc là bất diệt.
- Quan điểm của tác giả: khẳng định tính chân lý độc lập dân tộc Việt Nam là điều không ai có thể phủ nhận và được phép xâm phạm đến nó.
Khổ thơ được lặp lại hai lần :
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Mục đích : Bài thơ "Lượm" để lại một cái kết tuyệt đẹp về cậu bé dũng cảm, nhanh nhẹn ấy. Mở đầu, tác giả đã miêu tả chú bé Lượm một cahcs sinh động. Và cuối bài, tuy hình ảnh bé Lượm đã hi sinh, nhưng tác giả vẫn lặp lại những chi tiết ấy để cho thấy cậu bé vẫn còn sống mãi trong lòng của mỗi bạn đọc, sống mãi với quê hương đất nước với lòng anh dũng, nhiệt huyết với Cách mạng.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn 1.
- Chú ý quan niệm về nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
- Hiểu được quan niệm về nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
Lời giải chi tiết:
Việc Nguyễn Trãi nêu ra quan điểm nhân nghĩa ở đầu bài cáo nhằm đưa ra quan điểm của cá nhân về vấn đề “nhân nghĩa” dựa trên khái niệm gốc của Nho gia. Đồng thời, làm tiền đề cho toàn bài cáo, cho độc giả thấy được khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, có mục đích rõ ràng và lấy dân làm gốc.
- Việc nêu ra quan niệm về nhân nghĩa ở đầu bài cáo nhằm khẳng định tư tưởng chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
"Gà Trống và Cáo" là bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, nhà thơ lỗi lạc nước Pháp trong thế kỉ XVII. Như một màn kịch ngắn ghi lại cảnh con Cáo ranh ma gặp chú Gà Trống tinh khôn, khác nào "kẻ cắp bà già gặp nhau!".
Hai câu đầu giới thiệu anh Gà Trống đậu "vắt vẻo" trên cành cây, đó là một kẻ "tinh nhanh lõi đời". Cáo vừa "nhác trông" bèn vồn vã "đon đả ngó lời" làm quen. Cáo ngọt ngào gọi Gà Trống là "bạn quý", ân cần mời mọc:
"Cáo kia đon đả ngỏ lời:
Kìa anh bạn quý xin mời xuống đây"
Xưa nay, cáo vẫn bắt gà, gà vốn sợ cáo, nhưng theo lời Cáo loan tin thì "Muôn loài mạnh, yểu từ rày kết thân". Cái tin vui và lạ đó, Cáo rất "sung í : nig", Cáo muốn "báo cho bạn hữu xa gần đều hay”. Và Cáo chỉ muốn được "hôn" Gà Trống - anh bạn quý cúa minh:
"Xin đừng e ngại xuống đây
Cho tôi hôn bạn, tỏ bày tình thân".
Có thể nói, cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ, câu chuyện của Cáo nêu lên thật dịu dàng, đường mật, chứng tỏ nó là một con cáo ranh ma, già đời!
Đối thủ của Cáo hôm nay là chú Gà Trống rất "tinh nhanh lõi đời". Gà Trống lịch sự "xin được ghi ơn" Cáo. Lời của Gà Trống tuy nhẹ nhàng nhưng pha vị mỉa mai:
"Hòa bình gà, cáo sống chung
Mừng này còn có tin mừng nào hơn".
Con Gà Trống cảnh giác, khôn ngoan tạo ra một tình huống, một cú đánh sắc sảo thông minh.
"Kìa, tôi thấy cặp chó săn
Từ xa chạy lại, chắc loan tin này!"
Tin này là tin mà Cáo đã nói với Gà Trống lúc nãy: "Muôn loài mạnh yếu từ rày kết thân". Nhìn thấy con Cáo "hồn lạc phách bay" và "quắp đuôi co cẳng" chạy dài, anh Gà Trống "khoái chí cười phì", nụ cười chiến thắng bằng trí tuệ. Chân tướng con Cáo ranh ma đã bị lật tẩy, đã bị vạch trần: "Rõ phường gian dối, làm gì được ai".
Bài thơ khép lại trong tiếng cười phì của Gà Trống và sự chạy dài bạt vía kinh hồn của con Cáo già ranh ma. Bài thơ "Gà Trống và Cáo" nêu lên một bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc: khuyên mọi người hãy cảnh giác và thông minh, chớ tin vào những lời dụ dỗ, mua chuộc, ngọt ngào của kẻ khác... mà hại đến thân.