viet bai van neu cam nghi cua em ve luong y ho Pham
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH :
BÀI LÀM :
Lí Bạch là 1 nhà thơ nổi tiếng đời đường của Trung Quốc. Những tác phẩm của ông cho đến nay và mai sau vẫn sống mãi trong lòng người đọc. Và một trong những tác phẩm để đời là bài Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh)
Thơ xưa thường hay nói đến thiên nhiên, thiên nhiên như 1 người bạn để thi nhân có thể chia sẻ tâm sự của mình hoặc cũng có bài thơ viết lên chỉ để ca ngợi thiên nhiên. Thơ Lí Bạch cũng nhắc đến thiên nhiên, đặc biệt là trăng, trăng tràn ngập trong thơ Lí Bạch. Có những bài, trăng như người bạn cung vui chơi với Lí Bạch còn có những bài ánh trăngnhư là cái cớ để ông bày tỏ tâm sự, nỗi lòng của mình và bài thơ Tĩnh dạ tứ là 1 bài như thế.
điều đó được thể hiện ngay ở nhan đề bài thơ. Bài thơ có tựa đề là Tĩnh dạ tứ tức là những suy nghĩ trong 1 đêm rất đẹp, trên trời ánh trăng toả sáng khắp nơi, một thứ ánh sang lung linh huyền ảo vag chính trong khung cảnh thiên nhiên ấy trong lòng Lí Bạch bỗng trào dâng lên nỗi nhó quê hương. Toàn bộ bài thơ là cảm xúc chân thành thiêt tha của tác giả. Ở hai câu thơ đầu:
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phư sương
Đọc hai câu thơ này, cảm giac đầu tiên đến với ta đó là sự yên tĩnh, vắng lặng vag thời gian luc này như đã khuya lắm rồi, tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình. Ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi. Ánh trăng bàng bạc ấy khiến ông ngỡnhư là sương đang la đà trên mặt đất. Hình ảnh ấy gợi cho người đọc 1 cảm giác cô đơn và trống vắng. Phải chăng trong lòng thi nhân đang chất chứa 1 nỗi niềm tâm sự, bởi vậy nên ánh trăng đẹp như vậy mà ông cứ ngỡ như mặt đất phủ sương. Đồng thời với sự “nhầm lẫn” ấy ta còn thấy tâm trạng ngỡ ngàng, bất ngờ của thi nhân trước khung cảnh thiên nhiên. Câu thơ thứ ba:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Câu thơ này vẫn nói đến trăng, nói đến thiên nhiên nhưng từ “ngẩng” dường như ko gợi cho ta cảm giác nhẹ nhàng thanh thản của người ngắm trăng mà đó là cái nhìn chất chứa tâm sự. Trong 3 câu thơ đầu, ta thấy tác giả nhắc nhiều đến thiên nhiên, đến trăng. Khung cảnh thiên nhiên ấy dẫu buồn nhưng vẫn gợi cho ta cảm giác đẹp, 1 vẻ đẹp huyền ảo, lung linh.
Nếu như ở 3 câu thơ đầu thi nhân nhắc nhiều đến trăng, điều đó khiến cho ko ít người ngỡ rằng bài thơ chủ yếu nói về trăng nhưng đến câu thơ cuối tất cả bộc lộ ra rất rõ:
Cúi đầu nhớ cố hương
Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.
Như vậy, có thể thấy toàn bộ bài thơ cảnh và tình luôn song hành và gắn bó với nhau. Đối với Lí Bach thiên nhien luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lai là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho LÍ Bạch những cái nhing khá độc đáo về thiên nhiên, tứ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về quê hương thân yêu.
Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện 1 tình yêu quê hương, đất nước câhn thành, thiết tha. Trong đó bài thơ Tĩnh dạ tứ có thể được coi là 1 bài thơ viết về tình yêi quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê cua mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa quê.
BÀI LÀM 2 :
Câu nói người buồn cảnh có bao giờ vui đâu thật là đúng, trong cái đêm yên tĩnh ấy, trăng rất sáng, rất trong, rất đẹp nhưng lòng người không thể vui với trăng được mà ngược lại, dù ngẩng hay cúi đầu thì nỗi nhớ quê day dứt vẫn tồn tại, vẫn khắc khoải trong lòng tác giả.
Đêm nay là đêm đầu tiên em xa quê hương yêu dấu đi đến một nơi xa xôi. Trăng sáng vằng vặc, xen lẫn cảnh tượng yên ắng tĩnh mịch của vùng làng quê là một tiếng ve sầu não ruột, không gian tối lành lạnh, hơi sương đêm mênh mang, gió gợi man mác. Nỗi nhớ quê nhà lại trào dâng trong lòng em và em chợt ngân nga bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch và em cũng cảm nhận nó bởi tâm trạng của nhân vật rất giống với tâm trạng hiện tại của em.
Bản phiên âm:
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt.
Đê đầu tư cố hương
Bản dịch thơ:
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương.
Người ta cứ ngỡ đây là một bài tứ tuyệt Đường thi. Nhưng thực ra không phải thế, Lý Bạch không phối hợp các thanh điệu trong thơ và đúng luật bằng trắc của thơ Đường mà viết phóng túng theo cảm xúc riêng tư của mình. Bài thơ gồm bốn câu, các biện pháp nghệ thuật như so sánh, biểu cảm đan xen kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Khi sáng tác bài thơ này thì tác giả đang sống trên đất khách quê người với biết bao gian khổ và nỗi nhớ quê hương không bao giờ nguôi ngoai.
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Hai câu trên vừa miêu tả ánh trăng sáng, vừa tự vẽ chân dung, tự bộc lộ tâm trạng của người xa quê. Thấy trăng rọi sáng ở đầu giường nghĩa là tác giả không ngồi đọc sách hay đứng ngắm trăng mà nằm trên giường trằn trọc không ngủ. Nằm trên giường mà thao thức không ngủ được, bất chợt thấy trăng rọi mà ngỡ mặt trời đã thức, mặt đất phủ sương đánh thức mình dậy. Tâm trạng luôn khắc khoải, trăn trở, thao thức của kẻ ly hương như bị nỗi nhớ nhà dày vò của tác giả đang giống với nỗi nhớ quê hương của em. Câu ngỡ mặt đất phủ sương vừa trực tiếp tả tâm trạng bâng khuâng, bồi hồi lại vừa gián tiếp tả cử chỉ của người ngồi trên giường cúi đầu nhìn vào xa xôi, mông lung, như tìm kiếm một thứ gì đó mà đối với tác giả nó rất gần gũi, thân thương, nhớ đất, nhớ người nhớ cả quê hương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
Đến hai câu cuối thì nỗi nhớ quê trào lên bội phần, cử chỉ hành động cũng thêm bối rối trằn trọc, trăn trở. Ở câu trên, tác giả tả ngoại cảnh cho đến nội tâm thì ở hai câu sau thì cảnh và tình, chỉ vào tâm trạng đan xen, kết hợp như đang hòa quyện nhau không thể nào tách bạch. Đang cúi đầu nhìn đất, nhớ nhà rồi bất chợt ngẩng đầu để cố xua đi nhanh, vơi bớt nỗi nhớ, nhưng rồi nỗi nhớ lại trở lại, tràn ngập trái tim của tác giả nên đành cúi đầu nhớ quê hương. Câu nói người buồn cảnh có bao giờ vui đâu thật là đúng, trong cái đêm yên tĩnh ấy, trăng rất sáng, rất trong, rất đẹp nhưng lòng người không thể vui với trăng được mà ngược lại, dù ngẩng hay cúi đầu thì nỗi nhớ quê day dứt vẫn tồn tại, vẫn khắc khoải trong lòng tác giả. Cảnh vui, cảnh đẹp nhưng người nhớ, người sầu thì có cảnh cũng chỉ làm sầu thêm thôi. Nghệ thuật phối hợp thế giới khách quan với nội tâm con người thật đáng nể phục kính trọng. Với những từ ngữ đơn giản mà chắt lọc, bài thơ đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình cảm quê hương của một người sống xa nhà, xa quê. Một cơn gió mát lạnh thoảng qua làm em bừng tỉnh. Ôi! Lý Bạch không hổ danh là tiên thi. Nỗi buồn vẫn còn đọng trong lòng em, em hiểu thêm được nỗi đau khổ tột cùng khi phải xa quê hương của Lý Bạch. Bỗng em chợt buột miệng ngâm lại bài thơ một cách bình thản, nhẹ nhàng:
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương.
Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu.
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên.
Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:
!-->Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”
Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hằng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn lại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kình yêu vô bờ của người cháu đối với bà.
Cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh
Món quà tuổi thơ từ đàn gà mà bà chăm chút của nhân vật cuãng vô cùng giản dị:
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Trong đoạn thơ tràn đầy niềm vui thích. Tiếng gà, ổ trứng chính là những hình ảnh đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Chính những giấc ngủ bình yên ấm áp, hạnh phúc chính là động lực là nhân vật của chúng ta trở thành người chiến sĩ cầm chắc tay súng chiến đấu :
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng.
“Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.
nhà thơ hoài thanh đã có lần khẳng định:thơ Bác đầy trăng.thật vậy,nói đến thơ Bác là nói đến tình yêu,sự nặng lòng với vẻ đẹp của trăng và thiên nhiên đất nước.yêu trăng là tình yêu tự do,tin yêu về sự nghiệp cách mạng đầy gian khổ,về một chiến thắng không xa của dân tộc.tâm hồn Bác nhạy cảm với thiên nhiên,ẩn sâu trong những câu thơ đầy ý vị là một tâm thế ung dung,tự tại lạc quan một cách đáng ngạc nhiên trong hoàn cảnh của đất nước lúc bấy giờ.Ta vẫn thấy trong con người Bác sự hòa quyện về tâm hồn mẫn cảm của một thí sĩ vừa mang cốt cách chiến sĩ.(bạn làm ơn lồng ghép phần thơ vào hộ mình cái)ta lại bắt gặp vẻ đẹp ngời sáng của bác trong bài thơ Rằm Tháng giêng ,vẫn những vẻ đẹp ấy nhưng qua bài thơ ta thấy được con mắt quan sát tinh tế.gợi cho ta một sự ngưỡng mộ và tự hào về người cha dân tộc.
Tham khảo!
Cùng với tốc độ lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19, tình trạng thông tin thất thiệt xung quanh dịch bệnh này cũng được lan truyền một cách rộng rãi trên mạng xã hội. Hành vi trên góp phần làm gia tăng tâm lý sợ hãi, hoang mang cho người dân, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội. Từ những thần dược cho đến những thuyết âm mưu, các tin giả về virus vùng dịch bệnh là một phương tiện để kiếm tiền, hoặc gây hoang mang dư luận. Trên mạng xã hội các dòng tin tức thật giả lẫn lộn về sự nguy hiểm của virus Corona hay số người chết về dịch bệnh khiến cộng đồng thêm phần hoang mang, sợ hãi. Lại có người vì lo lắng quá đà mà nảy sinh tâm lý, lương thực, thực phẩm sẽ nhanh chóng cạn kiệt nên phải mua để tích trữ sẵn. Có người lợi dụng sự nhẹ dạ của nhiều người đã đưa tin giả, nhằm câu like, view để họ bán được mặt hàng nào đó. Họ chọn cách tung ra những thông tin sai, chưa kiểm chứng để gây hoang mang trong xã hội. Vì thế các đơn vị có liên quan phải có chế tài xử phạt các trường hợp tung tin giả và tạo ra tin giả. Rõ ràng, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng để bảo vệ sức khỏe người dân, chúng ta cần có sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, thực hiện tốt các chỉ đạo, khuyến cáo trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Bài Văn sau chỉ mang tính chất minh hoạ!!!
Đối với một tâm hồn nhạy cảm mang phong thái thi sĩ thì Bác Hồ của chúng ta khẳng định cảnh đêm rừng Việt Bắc đẹp như một bức tranh là điều rõ ràng. Trước cảnh đẹp như thế, Người đã say sưa thưởng thức đến độ qưên cả giấc ngủ. Chưa ngủ được, vì cảnh đẹp quá, đáng yêu quá. Nếu chỉ dừng bài thơ ở đây, tâm hồn tác giả cũng đã rất đáng trân trọng rồi. Bởi vì, yêu cảnh đẹp thiên nhiên, đất nước đến độ không ngủ được chính là tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha vậy. Song hồn thơ của Bác vẫn tiếp tục xao động. Hai chữ chưa ngủ không chỉ sơ kết ba dòng thơ, biểu hiện tấm lòng nhà thơ với cảnh đẹp mà còn mớ ra một cung bậc cảm xúc mới nữa. Chưa ngủ được điệp lại và dẫn dắt theo một dòng thơ, dòng tình cảm bất ngờ, khơi sâu cảm xúc cả bài thơ: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Điệp từ chưa ngủ như cái bản lề khép mở hai phía tâm trạng của một con người: càng say mê, yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì Người càng thao thức nghĩ suy, lo lắng vé sự nghiệp kháng chiến, vé việc nước, việc dân bấy nhiêu. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong Bác, thể hiện sự hài hoà phong thái thi sĩ và cốt cách chiến sĩ của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh.
Trong mỗi giờ lên lớp, cô giáo vẫn nhắc nhở với chúng em rằng môi trường đang bị ô nhiễm và cần sự chung ta giúp đỡ của mọi người. Chúng em đang làm học sinh, chúng em sẽ làm những việc vừa sức mình để đóng góp sức nhỏ bảo vệ môi trường.
Mỗi ngày, chúng ta đi ra ngoài, nhìn thấy phố xá đông đúc, bụi mù mịt phủ lên những tán lá cây. Con người đang phải chịu đựng tiếng ồn, khói bẩn và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Tình trạng mọi người xả rác bừa bãi ra ngoài đường đã làm mất cảnh quan đô thị cũng như khiến cho cuộc sống của người dân phức tạp hơn.
Môi trường xung quanh chúng ta đang ôi nhiễm quá trầm trọng, những con sông đang ngập ngụa nước, tình cảnh thiếu nước sạch, rác thải tràn lan khiến cho con người không thể phát triển được.
Mỗi bạn học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường, hãy chung tay của mình bảo vệ môi trường bằng những hành động nhỏ nhặt đến hành động lớn lao hơn. Chỉ là một hành động vứt rác vào thùng rác theo quy định. Không phải bạn học sinh nào cũng có ý thực bảo vệ môi trường như thế này. Nhiều bạn vẫn vứt rác bừa bãi ra đường, khiến cho mặt đường bẩn, mất cảnh quan. Ý thức cũng không được nâng cao.
Mỗi khi về nhà, rác rất nhiều, cần nên gom rác lại giúp mẹ, cho vào một túi lớn và chờ xe rác đến để xử lý.
Năm nay em đã lớn rồi,ý thức bảo vệ môi trường cũng cần được quan tâm. Em giữ gìn vệ sinh trong lớp học, làm trực nhật thường xuyên, để rác đúng nơi quy định. Lúc về nhà em có thể tự đi xe đạp để bảo vệ môi trường, tránh bụi bẩn.
Mỗi năm có dịp Tết trồng cây thì em sẽ tham gia với mọi người gieo mầm những cây xanh để lan tỏa bóng mát. Đây là việc làm giúp cho môi trường thêm xanh sạch đẹp hơn mà nhiều người cần phải ý thức có được.
Môi trường của chúng ta được bảo vệ, luôn xanh sạch đẹp thì sức sống của mỗi người cũng được nâng cao lên rất nhiều. Bởi vậy bảo vệ môi trường chính là trách nhiệm của mỗi người.
Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. Ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là vấn đề đáng báo động. Đây là một hiện tượng xấu, nhiều tác hại, cần nhanh chóng khắc phục.
Trước hết, ta cần hiểu môi trường là gì? Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,... Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam kết, quy định,...
Thực trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra rất nghiêm trọng. Ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác. Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,... Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện.
Từ cách hiểu trên ta thấy ô nhiễm môi trường có nhiều tác hại. Có rất nhiều ví dụ về ô nhiễm môi trường trong những năm gần đây. Theo ước tính của những nhà khí tượng thủy văn, hằng năm trên Biển Đông có tới 9 đến 10 cơn bão hoạt động và 3 đến 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, hiện tượng sa mạc hóa ở ven biển miền Trung đang diễn ra ngày càng nhanh chóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của người dân. Nghiêm trọng nhất chính là việc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long của nước ta sẽ có thể chìm ngập dưới mực nước biển trong thời gian sắp tới, một vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ, một vựa lúa lớn nhất của nước ta có thể mất đi nếu như ngay từ bây giờ chúng ta không có biện pháp kịp thời để khắc phục. Và còn biết bao những ảnh hưởng khôn lường mà biến đổi khí hậu gây ra đối với người dân Việt Nam.
Qua các ví dụ trên ta thấy, ô nhiễm môi trường gây ra những tác hại lớn về con người.
Đối với sức khỏe con người: không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị. Đối với hệ sinh thái: lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp. Các loài động vật có thể xâm lấn,cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học. Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy...
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chính là do ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường. Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm nghiêm trọng. Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,... Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế... Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường... Việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên. Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi, không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hỏi của người dân. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả,... chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là biết mà làm ngơ.
Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng nên cần có những biện pháp để ngăn chặn. Bản thân con người phải ý thức được những tác hại to lớn khi môi trường ô nhiễm. Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm. Nhà trường phối hợp với các ban ngành thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mọi người về việc giữ gìn vệ sinh. Nên có những hình thức khiển trách đúng mức đối với những học sinh có thói quen vứt rác bừa bãi. Giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Trong thời gian gần đây, chúng ta thường được nghe nói đến phong trào "Giờ Trái Đất". Đó cũng là một trong những hoạt động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường. Và chúng ta cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, tạo ra môi trường sống trong lành cho con người.
Tóm lại, ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay là một vấn nạn gây hậu quả nghiêm trọng cần lên án và loại bỏ. Hãy bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mọi người, vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh – sạch – đẹp.
- Cặp từ trái nghĩa đc sử dụng trong bài: bảy nổi ba chìm ( thành ngữ )
- Tác dụng:
Diễn tả chân thật phẩm giá của người phụ nữ
Bộc lộ phẩm chất của người phụ nữ một cách rõ ràng
Ngụ ý tả thực sâu sắc
- Phẩm chất của người phụ nữ xưa: Số phận chìm nổi, long đong, lận đận bấp bênh giữa dòng đời xô đẩy không có quyền quyết định số phận của mik phải phụ thuộc vào kẻ khác. Mặc dù vậy nhưng người phụ nữ trong bài thơ này chấp nhận sự thua thiệt ở đời nhưng vẫn giữ được phẩm giá trong sạch thủy chung coi trọng tình nghĩa của mình
Chúc bạn học tốt ^.^
- Cặp từ trái nghĩa đc sử dụng trong bài: bảy nổi ba chìm ( thành ngữ )
- Tác dụng:
Diễn tả chân thật phẩm giá của người phụ nữ
Bộc lộ phẩm chất của người phụ nữ một cách rõ ràng
Ngụ ý tả thực sâu sắc
- Phẩm chất của người phụ nữ xưa: Số phận chìm nổi, long đong, lận đận bấp bênh giữa dòng đời xô đẩy không có quyền quyết định số phận của mik phải phụ thuộc vào kẻ khác. Mặc dù vậy nhưng người phụ nữ trong bài thơ này chấp nhận sự thua thiệt ở đời nhưng vẫn giữ được phẩm giá trong sạch thủy chung coi trọng tình nghĩa của mình
Chúc bạn học tốt ^.^
Em tham khảo nhé !
Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những lúc gặp hoạn nạn, khó khăn. Biết yêu thương người khác là sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm sẻ chia, biết tha thứ, hi sinh cho người khác. Ai cũng cần có lòng yêu thương con người bởi đó là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy. Người sống biết yêu thương luôn được mọi người kính nể, quý trọng, có được cuộc sống thanh thản và hạnh phúc. Họ luôn là người có giàu nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách đạt đến thành công. Ngược lại, những ai sống vô cảm, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân không những bản thân không hạnh phúc mà người khác cũng xa lánh, khinh bỉ. Học sinh rất cần hình thành, rèn luyện và bồi dưỡng tình yêu thương con người, sống chan hòa, thân ái, yêu thương, cảm thông, tương trợ và giúp đỡ người khác. Không tham lam, đố kị, khinh ghét người khác, đặc biệt là những người nghèo khó, hoặc đang trong khó khăn hoạn nạn. Cuộc sống có thể khó khăn hơn khi ta sống vì người khác nhưng chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Chính lòng yêu thương con người mang lại cho chúng ta những giá trị chân thực của cuộc sống, hoàn thiện bản thân mình và có được một cuộc sống ý nghĩa.
Tham khảo:
Tình yêu thương sẽ như ánh nắng ấm áp của mùa xuân mang đến cho mọi người. Nếu như bạn không cảm nhận được năng lượng của nó thì việc bạn cần chỉ là để ý thêm một chút là có thể nhận ra được. Nó chính là tình cảm thiêng liêng của đấng sinh thành với con cái, là tình cảm khăng khít của anh em, tình làng nghĩa xóm, sự chân thành của những người bạn hay cũng chính là tình thương giữa người với người. Suy cho cùng, yêu thương lại chính là loại vũ khí lợi hại nhất của con người. Bởi nó có khả năng chuốc say gã xấu xa trong tâm can ta, nó có khả năng thức tỉnh một trái tim đong đầy yêu thương, và nó còn có khả năng dìu bước con người ta hướng thiện nữa! Một Chí Phèo được mệnh danh là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại ngày ấy”, sau cuộc gặp gỡ định mệnh và nhận được tình thương của Thị Nở, với bát cháo hành nồng nàn yêu thương của Thị đã cảm hóa Chí. Ấy chẳng phải là sức mạnh của tình yêu thương hay sao! Đừng biến cuộc sống của bạn trở nên vô vị và cằn cỗi như mảnh đất bị bỏ hoang! Hãy thử gieo lên mảnh đất tâm hồn mình những hạt giống yêu thương, rồi ánh ban mai sẽ khẽ hôn nhẹ để chúng vươn mình và lan tỏa yêu thương đi muôn nơi. Bạn biết không, được yêu thương là một hạnh phúc nhưng yêu thương người khác lại càng hạnh phúc hơn.
Tác giả của Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng là một tác phẩm nói về việc cũ của quê hương đất nước, ký thác nỗi sầu xa xứ qua những hồi ức của người đang sống nơi đất khách quê người. Tác phẩm hiện còn 28 thiên, có một số thiên mang yếu tố ly kì như những truyền kỳ, giai thoại, một số thiên gần như những "thi thoại" khá lý thú. Tất cả sự việc, cảnh vật và con người được tác giả nhớ đến thấp thoáng một số nét về xã hội, lịch sử, văn hoá thời Lý - Trần.
Thiên thứ 8, nhan đề chữ Hán là Y thiên dụng tâm (Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng) kể chuyện Phạm Bân, một thầy thuốc giỏi, qua đó ca ngợi y đức, kín đáo biểu lộ niềm tự hào về ông cha, tổ tiên mình.
Phạm Bân là cụ tổ bên ngoại của Hồ Nguyên Trừng, một thầy thuốc giỏi "có nghề y gia truyền" giữ chức Thái y lệnh dưới thời Trần Anh Tông (1293 - 1314). Ông là một thầy thuốc có địa vị cao sang, lại còn giàu lòng nhân ái. Ông không tích của mà tích đức, đã đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo để chữa bệnh giúp người, ông không "né tránh" máu mủ dầm dề của bệnh nhân. Bệnh nhân chữa trị "tới khi khoẻ mạnh rồi đi”, ông không lấy tiền. Trong Ngư tiều y thuật vấn đáp, ta cũng bắt gặp một cụ lương y cao đẹp như thế:
Đứa ăn mày củng trời sinh,
Bệnh còn cứu đặng, thuốc đành cho không.
(Nguyễn Đình Chiểu)
Những năm đói kém dịch bệnh nổi lên, Phạm Bân còn dựng thêm nhà đón những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở. Ông đã cứu chữa được hơn ngàn người. Nhà ông đã trở thành một bệnh viện làm phúc. Quan Thái y lệnh không làm giàu mà chỉ làm phúc. Y đức của ông toả sáng, cho nên được người đương thời trọng vọng. Tác giả nêu lên một số sự việc rất điển hình để làm nổi bật y thiện dụng tâm của Phạm Bân với bao tự hào ngợi ca của mọi người.
Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có một tình huống gây cấn, đầy xung đột giữa tâm đức và danh lợi, giữa cái sống và cái chết, giữa an và nguy. Qua đó, tính cách, nhân cách, bản lĩnh xử thế của người thầy thuốc được tỏ rõ. Cùng một lúc có hai bệnh nhân, người đàn bà thì nguy kịch máu chảy như xối, mặt mày xanh lét bậc quý nhân trong cung đang bị sốt. Một bên là người đến gõ cửa mời gấp, một bên là vương triệu đến khám. Đã mấy ai dám trái lệnh vua? Phạm Bân đã có một cách ứng xử rất đẹp. Ông đã đi ngay đến cứu bệnh nhân khi mệnh sống... chỉ ở trong khoảnh khắc, còn bệnh của quý nhân thì không gấp, sẽ đến vương phủ sau: Tôi cứu họ trước, lát nữa sẽ đến vương phủ. Cứu mệnh sống cho con bệnh nguy kịch là trên hết, trước hết. Phạm Bân đã ứng xử theo lương tâm người thầy thuốc, cho dù phận làm tôi không trọn vẹn, có thể nguy hiểm đến tính mệnh mình. Câu đối đáp của quan Thái y lệnh với quan Trung sứ đã thể hiện tầm vóc cao đẹp của một vị danh y. Trái mệnh vua là tội lớn: Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Ông thật là người dũng cảm, giàu đức hy sinh, có tâm đức, giàu y đức mới có sự lựa chọn vô cùng dũng cảm và đầy tình người như thế, như ông nói: Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khác, chẳng biết trông vào đâu-. -Ông nói lên niềm tin và sự anh minh của đức vua: Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng may ra thoát. Vì trái lệnh vua triệu, ông dũng cảm nhận: Tội tôi xin chịu. Qua đó, ta thấy Phạm Bân đã có "một tấm lòng" cao cả khi đứng trước sự lựa chọn giữa y đức và danh lợi, giữa mệnh sống bệnh nhân và sự nguy hiểm của bản thân mình. Câu nói của Phạm Bân vừa có lý vừa có tình, rất nhân bản, toả sáng một nhân cách cao quý. Có phần thưởng nào to lớn hơn khi Phạm Bân được Trần Anh Tông ngợi khen: Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức....
Phạm Bân là hình ảnh tuyệt đẹp về người thầy thuốc giàu tình thương người, toả sáng tâm đức, y đức, để lại bao lánh yêu và ngưỡng mộ trong lòng ta. Lương y như từ mẫu. Cùng với các bậc danh y như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, Lê Hữu Trác... nhân vật Phạm Bân sống mãi trong thời gian và lòng người. Đây là một truyện giản dị mà hấp dẫn, chứa chan tình người, nêu cao đạo đức của người thầy thuốc chân chính.