K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 6

Một cây làm chẳng nên non 

Bà cây chụm lại nên hòn núi cao 

17 tháng 6

Máu chảy ruột mềm 

21 tháng 10 2019

- Ý nghĩa:

+ Môi hở răng lạnh: Những người thân thuộc phải nhờ cậy và giúp đỡ lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau, nếu không sẽ tổn hại cho nhau, là sự gắn bó khăng khít, ảnh hưởng lẫn nhau giữa những người có quan hệ gần gũi, thân thuộc.

+ Máu chảy ruột mềm: Những người trong máu mủ, họ hàng khi gặp hoạn nạn thì anh em, họ hàng cũng cảm thấy thương xót, đau đớn.

+ Nhường cơm sẻ áo: San sẻ, giúp đỡ cho nhau những thứ tối cần thiết cho đời sống khi thiếu thốn, khó khăn

+ Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn: Con người phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Tuy không cùng một mẹ sinh ra nhưng cũng cùng chung dòng máu con Rồng cháu Tiên, là anh em một nhà.

- Những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao này muốn nhắc chúng ta khi sống phải biết yêu thương, có trách nhiệm với anh em gia đình và với cộng đồng xã hội.

26 tháng 6 2017

- Một, ba: Biểu thị số lượng cụ thể, xác định, ở đây chỉ sự hợp lại của các cá thể, tập thể tạo ra sức mạnh chung

19 tháng 11 2021

Tục ngữ:máu chảy ruột mềm

19 tháng 11 2021

Tham khảo!

Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy​

Anh em bát máu sẻ đôi.​

Cắt day bầu dây bí, ai cắt dây chị dây em.​

Chị ngã em nâng​

10 tháng 12 2017

Câu ca dao khuyên chúng ta phải biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, để có thể chinh phục thiên nhiên, chống ngoại xâm, khắc phục khó khăn, cải tạo cuộc sống... để có cuộc sống ấm no, phong phú về vật chất lẫn tinh thần.
b) Câu ca dao trên nói về truyền thống đàon kết của dân tộc. Em vẫn luôn cố gắng chung sức, hợp lực với mọi người, thể hiện tinh thần đoàn kết của mình với mọi người xung quanh, cùng nhau tiếp tục phát huy và giữ gìn truyền thống cao đẹp đó.

18 tháng 9 2021

Chì; đồng; vàng.

18 tháng 9 2021

cảm ơn bạn(^U^)ノ~YO

11 tháng 12 2021

Các chất được nói đến trong các câu ca dao, tục ngữ trên là:

a) Chì, đồng

b) Nước, đá

c) Vàng

11 tháng 12 2021

 

a) Chì, đồng

b) Nước, đá

c) Vàng

1 tháng 4 2017

- Ý nghĩa:

+ Môi hở răng lạnh: Những người thân thuộc phải nhờ cậy và giúp đỡ lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau, nếu không sẽ tổn hại cho nhau, là sự gắn bó khăng khít, ảnh hưởng lẫn nhau giữa những người có quan hệ gần gũi, thân thuộc.

+ Máu chảy ruột mềm: Những người trong máu mủ, họ hàng khi gặp hoạn nạn thì anh em, họ hàng cũng cảm thấy thương xót, đau đớn.

+ Nhường cơm sẻ áo: San sẻ, giúp đỡ cho nhau những thứ tối cần thiết cho đời sống khi thiếu thốn, khó khăn

+ Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn: Con người phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Tuy không cùng một mẹ sinh ra nhưng cũng cùng chung dòng máu con Rồng cháu Tiên, là anh em một nhà.

- Những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao này muốn nhắc chúng ta khi sống phải biết yêu thương, có trách nhiệm với anh em gia đình và với cộng đồng xã hội.

1 tháng 4 2017

Ý nghĩa:

+ Môi hở răng lạnh: Những người thân thuộc phải nhờ cậy và giúp đỡ lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau, nếu không sẽ tổn hại cho nhau, là sự gắn bó khăng khít, ảnh hưởng lẫn nhau giữa những người có quan hệ gần gũi, thân thuộc.

+ Máu chảy ruột mềm: Những người trong máu mủ, họ hàng khi gặp hoạn nạn thì anh em, họ hàng cũng cảm thấy thương xót, đau đớn.

+ Nhường cơm sẻ áo: San sẻ, giúp đỡ cho nhau những thứ tối cần thiết cho đời sống khi thiếu thốn, khó khăn

+ Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn: Con người phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Tuy không cùng một mẹ sinh ra nhưng cũng cùng chung dòng máu con Rồng cháu Tiên, là anh em một nhà.

- Những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao này muốn nhắc chúng ta khi sống phải biết yêu thương, có trách nhiệm với anh em gia đình và với cộng đồng xã hội.


18 tháng 4 2022

Dân tộc Việt Nam trả qua hàng ngàn năm lịch sử với biết bao thăng trầm và biến động. Để có được hòa bình và hạnh phúc cho nhân dân như ngày hôm nay, có lẽ chúng ta đã phải hy sinh biết bao nhiêu xương máu. Không chỉ vậy, đó còn là nhờ vào truyền thống đoàn kết của nhân dân ta. Khi bàn về vấn đề này, tôi lại nhớ đến câu tục ngữ:

 

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

 

Đầu tiên, cần hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ trên. Nếu xét về nghĩa đen, một cây không thể làm nên núi rừng rộng lớn, mà một khu rừng được tạo thành bởi rất nhiều cây cối. Còn xét về nghĩa bóng, “một cây” chỉ sự tồn tại riêng lẻ, đơn độc, “ba cây” chỉ một tập thể to lớn, hành động “chụm lại” nói đến sự đoàn kết, hợp nhất một lòng sẽ tạo thành “núi cao” có nghĩa là đích đến, thành công hay thắng lợi. Câu tục ngữ đề cao vai trò của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống của con người.

Câu tục ngữ hoàn toàn đúng đắn. Từ trong quá khứ cho đến hiện tại điều đó đã được minh chứng. Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam cũng đã từng khẳng định rằng: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Mọi công việc nếu chỉ làm một mình, có thể mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành, thậm chí là không thể hoàn thành. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn.

 

Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ xa xưa, nhờ có tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã dời non lấp biển mở mang bờ cõi làm nên những cánh đồng màu mỡ. Lịch sử đấu tranh từ thời bà Trưng, bà Triệu rồi các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập rồi đến chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết. Và sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”

Đến hiện tại, trước xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam vẫn đang chung tay góp sức, vượt qua những khó khăn: ủng hộ người nghèo, ủng hộ miền trung gặp thiên tai lũ lụt, chúng ta chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nêu cao truyền thống đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên trong xã hội vẫn không ít những kẻ luôn gây rối, phá hoại, thành quả lao động, cách mạng gây chia rẽ bè phái cộng động dân tộc, những kẻ phản động đó cần phải trừng trị.

Là một học sinh, việc ý thức được vai trò của đoàn kết là vô cùng quan trọng. Điều đó giúp tôi có thêm sức mạnh từ bạn bè để hoàn thành tốt mục tiêu của thân. Tinh thần đoàn kết thông qua câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” thật là lớn lao và ý nghĩa. Mỗi người hãy luôn ghi nhớ câu tục ngữ này như một bài học quý giá cho bản thân mình về ý thức trách nhiệm.

11 tháng 3 2022

Tham khảo

“Một cây làm chẳng nên non”có nghĩa là một người thì khó có thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành. Cả câu có nghĩa là: Chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công

11 tháng 3 2022

vậy thì 

THAM KHẢO Ạ:

Câu tục ngữ " Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao" là câu tục ngữ hay và đặc sắc. Bằng các hình ảnh ẩn dụ "một cây", "ba cây", "núi cao" mà câu tục ngữ trên đã thể hiện thông điệp của người xưa đến với chúng ta ngày này là bài học về tình đoàn kết. Tình đoàn kết được thể hiện qua rất nhiều phương diện cụ thể, không chỉ trong lời nói, suy nghĩ mà cả trong hành động, việc làm thiết thực. Khi xưa, qua những cuộc khởi nghĩa, kháng chiến chống giặc ngoại xâm: cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Lê Lợi thắng lợi trước một thế lực nhà Minh hùng mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sau mười năm gian khổ; Quang Trung tiêu diệt 29 vạn quân Thanh năm 1789,... hay chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ,.. Tất cả những chiến công hiển hách đó đã thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta; nếu không có sự đoàn kết, dân tộc ta khó có thể đứng dậy đòi lại chủ quyền dân tộc. Ngày nay, trong gia đình ta cần xây dựng gia đình hòa thuận, đoàn kết, hạnh phúc, ấm áp. Không chỉ vậy, trong trường học ta cần tạo nên một lớp học đoàn kết, làm nên một tập thể vững mạnh, đạt được nhiều kết quả cao trong học tập... Như vậy, đoàn kết là bỏ qua cái “tôi” để góp sức tạo nên cái “ta” tập thể, góp phần tạo nên sức mạnh to lớn để vượt qua mọi gian nan, thử thách. Có thể khẳng định rằng tình đoàn kết là nền tảng của đạo lí, là thước đo phẩm chất, đạo đức của mỗi con người. Câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” đã mang đạo lí ý nghĩa đến thật tinh tế; nhắc nhở chúng ta sống phải có tình đoàn kết. Từ đó mà ta hãy rèn luyện và phát huy tình đoàn kết với nhau.