K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 1

- Cảnh làng quê ở 2 bức tranh khác nhau ở chỗ:
Tranh 1 là nhà sàn, đây là kiểu nhà phổ biến ở miền núi và ở đây có nhiều cây cối cũng như nhiều loại động vật trên cạn.
Tranh 2 là nhà nổi, đây là kiểu nhà phổ biến ở các tỉnh miền sông nước như Tiền Giang, Kiên Giang,.. và có nhiều tàu thuyền, các động vật dưới nước.
- Em thích cảnh ở tranh 2 hơn. Vì em thích được đi lại bằng thuyền, thích ăn cá, thích nghịch nước.

13 tháng 1 2022

giúp mình di mng

13 tháng 1 2022

bạn tự làm đi,mấy cái đó ai biết về bạn đc

 

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 10 2023

Trang chiếu của hai bạn khác nhau về định dạng văn bản.

Em thích trang chiếu của bạn Lê Đăng Khoa, vì bạn Khoa có dùng định dạng văn bản để nhấn mạnh nội dung.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 11 2023

Mỗi học sinh sẽ kể về quê hương của mình. Ví dụ:

a. Quê em ở Hà Nội.

b. Quê em có rất nhiều cảnh đẹp như: Hồ Gươm, Cầu Thê Húc, Lăng Hồ Chủ tịch, Văn miếu Quốc Tử Giám, ...

c. Người dân quê em rất hiền lành, hòa đồng, hiếu khách, chăm chỉ, tốt bụng.

d. Em thích nhất không khi khi tiết trời vào thu của quê mình. Khung cảnh rất lãng mạn và nên thơ, tạo cho em có cảm giác thư giãn, thoải mái.

Tham khảo

1 : Trong hai bức chân dung thì bức Thúy Kiều nổi bật hơn , vì ở nhiều đoạn thơ tả cho ta thấy hình ảnh Thúy kiều đẹp khuynh nước , khuynh thành đến "Hoa ghen,liễu hờn"

"Làn thu thủy, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"

"Sắc đành đòi một"

ngoài sắc ra Kiều còn có tài :

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

2.

*Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là nghệ thuật dùng phương pháp tả cảnh vật qua đó người viết bộc lộ những tưởng cảm xúc và suy nghĩ của mình về 1 vấn đề v...v...
đây là biện pháp thường thấy của những tác phảm mang dấu ấn thơ ca trung đại .
*Tám câu cuối vừa là cảnh vừa là nỗi buồn của Kiều phủ lên cảnh vật. Nỗi buồn trào dâng, lan tỏa vào thiên nhiên như từng đợt sóng. Điệp ngữ liên hoàn "buồn trông" mở đầu câu thơ 6 chữ tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc của đoạn thơ và cũng à điẹp khúc của tâm trạng, diễn tả nỗi buồn chồng chất trong lòng Kiều. Từ láy "thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm" giàu sức biểu cảm, cho thấy nghệ thuật tả cảnh ngụ tình độc đáo, vừa gợi cảnh vật sinh động, vừa biểu lộ tâm trạng Kiều. Cánh buồm thấp thoáng nơi cửa bể chiều hôm gợi nỗi bơ vơ, nỗi buồn tha hương, nỗi nhớ quê nhà da diết. Cánh hoa trôi man mác là nỗi cô đơn, buồn cho thân phận lênh đênh vô định. Nội cỏ rầu rầu, chân mây mặt đất một màu xanh xanh gợi nỗi lo lắng trước cuộc sống hiện tại vô vị, tẻ nhạt, tương lai mịt mờ, bế tắc. Tiếng sóng ầm ầm kêu quanh ghế ngồi là cảnh tượng hãi hùng khiến Kiều bàng hoàng, lo sợ trước dông bão cuộc đời. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ. Đoạn thơ thành công với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.  
4 tháng 8 2023

a.
1. người đàn ông Khiếm thị
2. cậu bé bị ốm
3. gia đình nghèo khổ
4. nhà bị dột nóc, mưa ướt hết sách vở phải đem đi phơi
- Mồ côi, chất độc da cam, hộ nghèo, cận nghèo 
b.
1: Mở quán ăn từ thiện cho những người có hoàn cảnh khó khăn 
2: Trao tặng ngôi nhà cho người già neo đơn
3: Giúp bạn qua đường khi bạn bị đau không thể đứng
4: Dọn dẹp nhà cửa giúp đỡ bà cụ khi bà ở một mình 
5: Quyên góp, ủng hộ quần áo, sách vở cho đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai lũ lụt
 6: Hai bạn đang khuyên nhủ, động viên bạn vượt qua khó khăn
- khích lệ, động viên, an ủi khi bạn bè, người thân gặp khó khăn đã thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ.

8 tháng 12 2021

Tham khảo!

   Hai câu thơ đầu trong bài thơ "Cảnh khuya" tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

                                                         Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận một cách tinh tế. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

                                                          Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

 

8 tháng 12 2021

Đêm khuya nơi núi rừng hoang sơ, Người lắng nghe thấy âm thanh của tiếng suối chảy róc rách. Tiếng suối được so sánh “trong như tiếng hát” - gợi lên một âm thanh thật nhẹ nhàng, trong trẻo, déo dắt, lúc trầm lúc bổng giống như tiếng hát xa vọng lại giữa không gian yên tĩnh, thanh bình trong khu rừng của chiến khu Việt Bắc. 

Một vẻ đẹp vừa đậm màu sắc dân gian vừa trang nghiêm cổ kính từ những câu chữ bình dị mà hàm súc. Cảnh này có hình vật, có ánh sáng và có âm thanh. Trên nền cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ, huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ, tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!