Cái nhìn hạn hẹp của nhân vật con ếch và các ông thầy bói đã mang lại hậu quả như thế nào? Bài học chung có thể rút ra từ hai truyện Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi là gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu hỏi về cả hai truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi và ếch ngồi đáy giếng
Câu 1: Cả hai truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi và ếch ngồi đáy giếng đều có nét chung và nét riêng :
- Điểm chung : Cả hai truyện đều nêu ra những bài học về nhận thức, nhắc nhở người ta không được chủ quan trong việc nhìn nhận sự việc, hiện tượng xung quanh.
- Điểm riêng :
+ Truyện" Ếch ngồi đáy giếng" nhắc nhở mọi người không ngừng học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo.
+ Truyện " Thầy bói xem voi" chủ yếu đề cập đến phương pháp nhận thức. Muốn hiểu đúng về sự vật, hiện tượng phải xem xét toàn diện mọi mặt cấu thành nên sự vật, hiện tượng đó, cần phải nhìn sự vật trong tính chỉnh thể.
=> Như vậy, hai câu chuyện ngụ ngôn này bổ sung cho nhau những bài học sâu sắc về nhận thức.
Qua câu chuyện ếch ngồi đáy giếng, em rút ra dc bài học là phải luôn mở rộng tầm hiểu biết của mình, không nên kiêu ngạo.
Qua câu chuyện thầy bói xem voi, em rút ra dc bài học là phải nhìn mọi chuyện một cách toàn diện, không nên chưa hiểu chuyện mà đã nói linh tinh.
VD: mình ko biết
- Văn bản " Ếch ngồi đáy giếng " em rút ra bài học đó là không nên kiêu ngạo ngạo mạn trong bất kì hoàn cảnh nào, từ bỏ thói kiêu căng, xem thường nếu không sẽ bị trừng trị đích đáng. Mỗi chúng ta vẫn phải học hỏi rất nhiều vì thế giới bên ngoài là rất rộng lớn.
- Khi giao tiếp, nói chuyện, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên khẳng định quan điểm của mình là đúng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế... chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi.
Ví dụ : Đã có lần em bị mất bút và đổi oan cho bạn Kiên lấy bút của em nhưng thực chất Kiên không lấy và bút của em bị rơi xuống dưới ngăn bản .
* Điểm chung của hai truyện:
Cả hai đều nêu ra những bài học nhận thức (tìm hiểu và đánh giá về sự vật hiện tượng) nhắc người ta không được chủ quan trong việc nhìn sự vật, hiện tượng xung quanh.
* Điểm riêng:
– Ếch ngồi đáy giếng: phải mở rộng tầm hiểu biết, không được kiêu ngạo, coi thường.
– Thầy bói xem voi: phương pháp tìm hiểu sự vật, hiện tượng.
* Những điểm riêng bổ trợ cho nhau trong bài học về nhận thức.
- Nét chung giữa hai truyện :
+ Đều nêu lên bài học về nhận thức, nhắc nhở mọi người phải chú ý tìm hiểu xung quanh một cách toàn diện, không được chủ quan, kiêu ngạo.
+ Gắn với hai truyện là hai thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi.
- Nét riêng của từng truyện :
+ Truyện Ếch ngồi đáy giếng nhắc nhở mọi người phải không ngừng học hỏi để mở rộng thêm tầm hiểu biết, không được chủ quan kiêu ngạo vì sớm muộn, căn bệnh này cũng làm hại họ.
+ Truyện Thầy bói xem voi chủ yếu nói về phương pháp nhận thức. Muốn nhận thức đúng sự vật, hiện tượng, phải xem xét kĩ lượng và toàn diện đối tượng đó rồi mới đưa ra nhận xét của mình.
a.RÚt ra kết luận làm thành luận điểm:
- Thầy bói xem voi: Phải có cái nhìn toàn diện trước sự vật, hiện tượng.
- Ếch ngồi đáy giếng: Không được chủ quan, kiêu ngạo.
b.
- Xây dựng lập luận chính:
- Thầy bói xem voi: Muốn hiểu biết được sự vật, hiện tượng nào đó cần phải có cái nhìn toàn diện. (quan hệ điều kiện – kết quả)
- Ếch ngồi đáy giếng: Không được chủ quan, kiêu ngạo mà phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình. (quan hệ suy luận bác bỏ – khẳng định)
– Chẳng hạn, với đề "Không được chủ quan, kiêu ngạo", có thể lập luận theo quan hệ tổng phân hợp như sau:
- Mở bài: Không được chủ qua, kiêu ngạo mà phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình.
- Thân bài:
+ Thói huênh hoang, chủ quan, kiêu ngạo vẫn thường thấy trong thực tế.
+ Tác hại của thói huênh hoang chủ quan, kiêu ngạo.
+ Phải cố gắng khiêm tốn, học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết của mình.
- Kết bài: hiểu biết của con người hạn hẹp, cần phải không ngừng mở rộng hiểu biết và khiêm tốn học hỏi.
ruyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng mượn chuyện loài vật để nói bóng gió, kín đáo về chuyện của loài người. Từ cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua Cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, các tác giả dân gian ngầm phê phán những kẻ với sự hiểu biết hạn hẹp, nông cạn nhưng lại hay tỏ vẻ ta đây. Đồng thời, truyện cũng ngầm khuyên nhủ mọi người nên cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết; không nên chủ quan, kiêu ngạo. Đừng để thiên hạ đánh giá mình là loại: “Ếch ngồi đáy giếng”.Ý nghĩa của truyện không dừng ở mức hài hước, trào lộng để mua vui, Cao hơn thế, các tác giả dân gian muốn phê phán cái “mù” trong nhận thức của không ít người. Bài học bổ ích chứa đựng trong truyện chính là: Trong cuộc sống, sự vật nào, vấn đề nào bản thân chưa hiểu biết tường tận, thấu đáo thì chớ nên bày tỏ ý kiến một cách nông nổi, hồ đổ. Muốn có được một nhận xét chính xác thì phải tìm hiểu toàn diện, kĩ càng. Những hiểu biết sơ sài, nông cạn, những suy đoán chủ quan, thiếu thực tế chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Ngoài ra, truyện còn ngầm chỉ trích loại người có trình độ hiểu biết thấp kém nhưng lại hay làm ra vẻ thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn trong câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi”.Đọc để hiểu thêm về bản thân, về môi người quanh ta, từ đấy có hướng sửa chữa những thói hư, tật xấu và tự hoàn thiện nhân cách nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng mượn chuyện loài vật để nói bóng gió, kín đáo về chuyện của loài người. Từ cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua Cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, các tác giả dân gian ngầm phê phán những kẻ với sự hiểu biết hạn hẹp, nông cạn nhưng lại hay tỏ vẻ ta đây. Đồng thời, truyện cũng ngầm khuyên nhủ mọi người nên cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết; không nên chủ quan, kiêu ngạo. Đừng để thiên hạ đánh giá mình là loại: “Ếch ngồi đáy giếng”.
Ý nghĩa của truyện không dừng ở mức hài hước, trào lộng để mua vui, Cao hơn thế, các tác giả dân gian muốn phê phán cái “mù” trong nhận thức của không ít người. Bài học bổ ích chứa đựng trong truyện chính là: Trong cuộc sống, sự vật nào, vấn đề nào bản thân chưa hiểu biết tường tận, thấu đáo thì chớ nên bày tỏ ý kiến một cách nông nổi, hồ đổ. Muốn có được một nhận xét chính xác thì phải tìm hiểu toàn diện, kĩ càng. Những hiểu biết sơ sài, nông cạn, những suy đoán chủ quan, thiếu thực tế chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Ngoài ra, truyện còn ngầm chỉ trích loại người có trình độ hiểu biết thấp kém nhưng lại hay làm ra vẻ thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn trong câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi”.
Trong cuộc sống này, ai cũng có những thiếu sót trong cuộc sống. Nên chúng ta phải biết tìm hiểu, học hỏi những kiến thức từ bé nhất đến lớn nhất trao dồi cho chúng ta hằng ngày. Không nên tự cao tự đại xem mình là người tài giỏi, luôn nhìn nhận sự việc theo một cách khách quan, kĩ càng, nhận xét bao quát sự việc, sự vật,...
Chúc bạn học giỏi!!
Phải mở rộng tầm hiểu biết, xem xét sự vật một cách kĩ lưỡng, chớ nên huênh hoang kiêu ngạo
Đề 1 :
Các thầy bói sờ đúng 1 bộ phận nhưng sai ở cả con voi vì 5 thầy chỉ sờ ở 5 chỗ khác nhau nên kết quả ra cũng khác nhau
Đề 2 :
Điểm chung: 2 truyện đều nêu ra bài học về nhận thức, nhắc con người không được chủ quan trong việc nhìn nhận sự việc, hiện tượng xung quanh
Điểm riêng : Ếch ngồi đáy giếng: là lời nhắc nhở không ngừng học hỏi, mở rộng sự hiều biết, phải tránh chủ quan kiêu ngạo, coi thường xung quanh nên sẽ phải trả giá đắt
Thầy bói xem voi: là bài học về phương pháp tìm hiều sự vật hiện tượng: muốn nhận thức đúng, phải xem xét toàn diện kĩ lưỡng và phù hợp
Hok tốt
- Cách nhìn hạn hẹp của nhân vật con ếch và các ông thầy bói đã mang lại hậu quả không mấy tốt đẹp:
+ Con ếch thì bị trâu đi qua dẫm bẹp.
+ Các ông thầy bói thì tranh cãi kịch liệt, đánh nhau toác đầu chảy máu.
- Bài học rút ra từ hai truyện: Cần cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan mà nên khiêm tốn học hỏi, nâng cao kiến thức, trình độ của bản thân.