K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong các từ ngữ in đậm ở những cặp câu dưới đây, trường hợp nào là thuật ngữ, trường hợp nào là từ ngữ thông thường? Cho biết căn cứ để xác định như vậy.a. Cặp câu thứ nhất:- Câu nói ấy lặp đi lặp lại như một điệp khúc- Trong một bài hát hay bản nhạc, phần được lặp lại nhiều lần khi trình diễn gọi là điệp khúcb. Cặp câu thứ hai:- Trong thời...
Đọc tiếp

Trong các từ ngữ in đậm ở những cặp câu dưới đây, trường hợp nào là thuật ngữ, trường hợp nào là từ ngữ thông thường? Cho biết căn cứ để xác định như vậy.

a. Cặp câu thứ nhất:

- Câu nói ấy lặp đi lặp lại như một điệp khúc

- Trong một bài hát hay bản nhạc, phần được lặp lại nhiều lần khi trình diễn gọi là điệp khúc

b. Cặp câu thứ hai:

- Trong thời đại ngày nay, con người đã biết tận dụng các nguồn năng lượng

- Đọc sách là một cách nạp năng lượng cho sự sống tinh thần

c. Cặp câu thứ ba:

- Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc

- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, trên đó các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản đồ

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Câu

Từ ngữ

Trường hợp thứ nhất

Trường hợp thứ hai

a

Điệp khúc

Từ ngữ thông thường

Thuật ngữ

b

Năng lượng

Thuật ngữ

Từ ngữ thông thường

c

Bản đồ

Từ ngữ thông thường

Thuật ngữ

Trong những từ in đậm ở các cặp câu dưới đây, từ nào là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ? Vì sao?a. – Và hẳn vì buồn nên Ánh Vàng muốn được nhìn thấy những điều mới mẻ.                                                               (Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)- Nó mua những tám quyển truyện.b. – Nó đoán ngay chuyện gì đã xảy ra.                                   (Đa-ni-en...
Đọc tiếp

Trong những từ in đậm ở các cặp câu dưới đây, từ nào là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ? Vì sao?

a. – Và hẳn vì buồn nên Ánh Vàng muốn được nhìn thấy những điều mới mẻ.

                                                               (Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

- Nó mua những tám quyển truyện.

b. – Nó đoán ngay chuyện gì đã xảy ra.

                                   (Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

- Nhà tôi ở ngay cạnh trường

c. – Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà!

                                                                (Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

- Mùa đông sắp đến rồi

1
16 tháng 9 2023

Tham khảo

a. những điều mới mẻ: những là phó từ chỉ lượng; những tám quyển truyện: những là trợ từ có ý nhấn mạnh, đánh giá việc “nó” mua tám quyển truyện là nhiều, vượt quá mức bình thường.

b. đoán ngay chuyện gì đã xảy ra: ngay là phó từ chỉ sự không chậm trễ của hành động đoán; ngay cạnh trường: ngay là trợ từ biểu thị ý nhấn mạnh khoảng cách rất gần giữa vị trí của sự vật được nói đến (nhà tôi) so với địa điểm được lấy làm mốc (trường).

c. bán đến hàng nghìn con lạc đà: đến là trợ từ biểu thị ý nhấn mạnh, đánh giá việc bán hàng nghìn con lạc đà là rất nhiều; sắp đến rồi: đến là động từ thể hiện một cái gì đó (mùa đông) xuất hiện hay (đi) tới.

15 tháng 9 2023

a. Tác giả đã dùng từ tượng hình “vấn vít” kết hợp với hình ảnh “dây trầu”, “lời ru” để thấy được sự gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời và vai trò của lời ru đối với sự phát triển của mỗi đứa trẻ

b. Từ tượng hình “xao xác” được tác giả Tố Hữu đưa và trong câu thơ đã góp phần diễn tả tâm trạng nhớ nhung, thương nhớ quê hương tha thiết

c. Từ tượng hình “dập dờn” được tác giả sử dụng rất phù hợp để diễn tả chuyển động lúc lên lúc xuống, lúc gần lúc xa, lúc tỏ lúc mờ nối tiếp nhau liên tiếp và nhịp nhàng của hình ảnh “lúa”

16 tháng 9 2023

Tham khảo

Thay thế các từ in đậm bằng từ đồng nghĩa:

a. Gặp em trên cao đầy gió

    Rừng lạ ầm ầm lá đỏ

=> Các từ thay thế không thể hiện được khung cảnh hùng tráng và bạt ngàn lá đỏ trong khu rừng.

b. Đoàn quân vẫn đi vội vàng

    Bụi Trường Sơn mù mịt trời lửa

=> Các từ thay thế không thế hiện được tư thế hiên ngang và anh dũng của đoàn quân trong cảnh khói lửa mù mịt.

c. Cười thì hàm răng trắng bóc trên khuôn mặt nhem nhuốc.

=> Từ ngữ thay thế không phù hợp với ngữ cảnh, làm giảm đi giá trị diễn đạt của câu văn.

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

a. lộng gió -> ngàn gió

ào ào -> sào sạc

Từ ngữ thay thế đơn giản hơn nhưng không mang đến hàm nghĩa và giá trị như từ ban 

b. vội vã -> hấp tấp

nhòa -> mờ

Giá trị biểu cảm giảm xuống, diễn đạt dài dòng không xúc tích.

c. trắng lóa -> trắng xóa

Giá trị biểu cảm giảm xuống, diễn đạt dài dòng không xúc tích.

16 tháng 9 2023

- Những cụm từ này xuất phát từ: Anh hùng xó bếp, Liệu cơm gắp mắm

- Trường hợp tương tự: Ăn quả nhớ kẻ chân mày

STT

Cách nói hiện nay

 

Thành ngữ/ Tục ngữ

1

Thất bại vì ngại thành công

Thất bại là mẹ thành công

2

Liệu cơm không gắp nổi mắm

Liệu cơm gắp mắm

Trường hợp khác tương tự: 

- Quả táo nhãn lồng từ thành ngữ "quả báo nhãn tiền"

14 tháng 9 2023

a. Tác dụng: tạo sự liên kết giữa hai câu. “Những cuộc vui” là từ thay thế các động từ (nhảy nô, nào hú tim, nào đánh rồng rắn) ở câu trước.

b. Tác dụng: tạo sự liên kết giữa hai câu. Từ “Hành” đầu câu trùng lặp với từ "hành" có trong câu trước.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

a. ngụ ngôn

b. mặc khải, triết học

c. văn hóa

d. sách điện tử

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 12 2023

- Thành ngữ có số từ được dung mang nghĩa biểu trưng, ước lệ, không xác định:

Trăm công nghìn việc

- Giải thích: nghĩa là bận bịu không có thời gian rảnh.

13 tháng 9 2023

Những trường hợp cần tránh dùng từ ngữ địa phương là:

a. Phát biểu ý kiến tại một đại hội của trường

c. Viết biên bản cuộc họp đầu năm của lớp

e. Thuyết minh về di tích văn hóa ở địa phương cho khách thăm quan

15 tháng 9 2023

a. Nghĩa hàm ẩn của câu “Con gà sống lớn để riêng cho thầy” thể hiện tên thầy bói hành nghề mê tín, lợi dụng sự non nớt cả tin của mọi người để kiếm chác.

b. Nghĩa hàm ẩn của câu “Vì tất cả những người quý phái đều mặc như thế này cả” thể hiện sự ngu dốt, thiếu hiểu biết, học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh.