Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
a. Biện pháp tu từ: so sánh
Tác dụng muốn nhấn mạnh sự quen thuộc về quê hương và nói về nỗi nhớ quê nhà
b. Biện pháp tu từ: so sánh
Tác dụng nhấn mạnh tới màn đêm và khung cảnh đẹp đẽ nơi đây như một đẹp tuyệt trần.
c. Biện pháp tu từ: liệt kê
Tác dụng nhằm nói đến sự vắng vẻ nơi đây.
d. Biện pháp tu từ: so sánh, liệt kê
Tác dụng muốn nói tới tùnh yêu bùng cháy và da diết của tình yêu đôi lứa.
e. Biện pháp tu từ: nhân hóa
Tác dụng muốn nói đến sự càn quét của máy bay trên ngọn núi.
Tham khảo
a. Em đứng bên đường
như quê hương
(Nguyễn Đình Thi, Lá đỏ)
- Biện pháp tu từ so sánh: Em đứng bên đường như quê hương.
- Tác dụng: nhấn mạnh sự giản dị và thân thuộc của hình ảnh “em”, đồng thời cũng nói tới nỗi nhớ nhà da diết.
b. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn, trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
- Biện pháp tu từ so sánh.
- Tác dụng: miêu tả vẻ đẹp của con đường nhựa ban đêm sau cơn mưa, khiến người đọc đắm chìm trong khung cảnh đẹp đẽ và thơ mộng nơi chiến trường tàn khốc.
c. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
- Biện pháp tu từ liệt kê.
- Tác dụng: Để nhấn mạnh về sự vắng vẻ và tĩnh lặng trên cao điểm. Tạo không khí hồi hộp và lo lắng về một hiểm nguy đang rình rập.
d. Nho vẫn thì thầm. Nó cũng đang ở trạng thái như tôi. Yêu tất cả. Tình yêu của những con người trong khói lửa. Tình yêu độ lượng, tha thiết, vô tư mà kẻ độc quyền có nó trong tim là những người chiến sĩ.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
- Biện pháp tu từ:
+ So sánh: Nó cũng đang ở trạng thái như tôi
+ Liệt kê: độ lượng, tha thiết, vô tư
- Tác dụng: Thể hiện tình yêu tha thiết và bùng cháy, cho thấy một khía cạnh tâm hồn tươi trẻ và tràn đầy nhiệt huyết trong tình cảm của các cô gái thanh niên xung phong.
e. Máy bay trinh sát vẫn nạo vét sự yên lặng của núi rừng.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
- Biện pháp tu từ nhân hóa.
- Tác dụng: nhấn mạnh và đặc tả về sự càn quét của máy bay trinh sát trên ngọn núi.
Các từ ngữ địa phương:
a. vô
b. ni
c. chừ
d. chi
e. má, tánh
Tác dụng: Việc sử dụng từ ngữ địa phương nhằm tô đậm sắc thái vùng miền, ta có thể dễ dàng cảm thấy sự gần gũi, thân thương qua từng lời văn, hình ảnh trong bài. Đồng thời, nó giúp truyền tải đúng ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc, người nghe.
Tham khảo
bài viết thảo luận về hình ảnh người lính qua bài thơ Đồng chí.
Đề tài người lính là đề tài tốn nhiều giấy mực của các nhà văn nhà thơ thời kì kháng chiến chống giặc cứu nước. Có người vẽ lên cuộc sống vất vả, sự hy sinh anh dũng nơi chiến trường của các chiến sĩ, có người vẽ lên vẻ đẹp oai hùng, uy nghi cùng với tinh thần lạc quan… Nhưng tất cả đều thể hiện tình yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Vậy hình ảnh người lính được thể hiện như thế nào trong thơ văn kháng chiến, cụ thể là qua bài thơ Đồng chí, xin mời thầy cô và các bạn cùng lắng nghe và trao đổi.
Hình ảnh người lính trước hết được thể hiện ở xuất thân và lí tưởng sống cao đẹp. Người lính cụ Hồ xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, có thể là những người lao động nghèo khổ “Quê hương anh đất mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” (Đồng Chí – Chính Hữu), hoặc là những chàng thanh niên trẻ tuổi vô tư “chưa một lần yêu/ còn mê thả diều” (Đồng dao mùa xuân- Nguyễn Khoa Điềm)… Dù xuất thân ở hoàn cảnh nào thì ở họ đều có chung một lí tưởng cao đẹp sẵn sàng hy sinh tuổi xuân, dũng cảm chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Người nông dân mặc áo lính gan dạ dũng cảm “tỳ tay trên mũi súng” (Cá nước – Tố Hữu), các anh dẻo dai bền bỉ hành quân vượt qua “trăm suối ngàn khe”, vượt suốt, trèo đèo trong cảnh “ngày nắng đốt” chói chang, những “đêm mưa dầm dề, gió buốt chân tay” quanh năm suốt tháng. Không một khó khăn, trở lực ngăn được bước tiến của anh:
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới”.
Bên cạnh đó, hình ảnh người lính còn được thể hiện ở hoàn cảnh sống và chiến đấu thiếu thốn, khắc nghiệt. Người lính chiến đấu ở những nơi rừng núi âm u rậm rạp “đêm nay rừng hoang sương muối” (Chính Hữu), “bụi phun tóc trắng”, “mưa xối xả”… Cuộc chiến đấu diễn ra trong mọi hoàn cảnh: trong đêm đông lạnh buốt, hay nắng lửa mưa ngàn, nơi chiến trường ác liệt. Người lính phải gắng vượt lên tất cả để hoàn thành nhiệm vụ. Không chỉ thời tiết, thiên nhiên khắc nghiệt mà cuộc sống chiến đấu ở chiến trường đầy gian khổ, thiếu thốn và cả sự khốc liệt của chiến tranh: những cơn sốt rét rừng hành hạ, ốm đau thiếu thuốc men, bom đạn rình rập đe dọa sự sống, cuộc chiến tranh khốc liệt, hiểm nguy mà những người lính phải đối mặt “áo rách, quần có vài mảnh vá, chân không giày” (Phạm Tiến Duật). Bằng những hình ảnh chân thực, sống động, những nét vẽ không màu. Thơ ca đã gieo vào lòng người đọc những xúc động lắng sâu về hoàn cảnh sống, chiến đấu vô cùng gian khổ, thiếu thốn, hy sinh, thử thách, của những người lính cách mạng- những anh bộ đội cụ Hồ. Đất nước gian lao, cuộc đời người lính cách mạng cũng đầy khó khăn thử thách. Người lính đã vượt lên, chiến thắng mọi hoàn cảnh để chiến thắng được kẻ thù .
Và cuối cùng, hình ảnh người lính hiện lên là những con người yêu nước với những phẩm chất tốt đẹp: giàu lòng yêu nước, kiên cường, lạc quan yêu đời. Những người lính ra đi từ mọi miền quê của đất nước, họ gác lại những tình cảm, ước mơ riêng, những khát khao tuổi trẻ băng qua bom đạn, vượt qua mọi khó khăn, để tiến về phía trước. Quyết tâm ra đi chiến đấu để bảo vệ độc lập cho quê hương cho Tổ quốc. Tất cả đều bắt nguồn từ lòng yêu nước sâu sắc và vô cùng vĩ đại của những người lính mang tên gọi vô cùng giản dị mà thân thương: Bộ đội cụ Hồ. Những người lính dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu. Mọi khó khăn gian khổ, bom đạn của kẻ thù lùi lại phía sau bởi ở họ có một lòng yêu nước sâu sắc, một lý tưởng cao đẹp “Đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”. Với tinh thần “Tất cả vì Tổ quốc thân yêu”. Trong gian nan thử thách, tình đồng đội càng tỏa sáng, trong chiến đấu gian khổ, đồng đội là nguồn động viên là cánh tay dìu đỡ, là người chia lửa khi giáp mặt quân thù “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Đồng thời đó cũng là động lực giúp người lính vượt qua tất cả để hoàn thành lý tưởng cao cả của mình. Dù hoàn cảnh chiến đấu còn đầy những cam go, thử thách, vẻ đẹp phẩm chất cách mạng của người lính vẫn rạng ngời tỏa sáng. Họ chính là những bài ca đi cùng năm tháng, bất tử với thời gian.
a: tác dụng: nhấn mạnh tình cảnh bơ vơ, tan tác; tâm trạng hoang mang, sợ hãi của con người và vạn vật khi chiến tranh bất ngờ ập đến; thể hiện được nỗi buồn thương, đau đớn trước cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than.
b: tác dụng: gợi ấn tượng về những âm thanh rộn rã, tươi vui của tiếng nhạc ngựa và thể hiện niềm vui trước nhịp sống bình yên, thân thuộc của quê hương.
c: tác dụng: nhấn mạnh không khí đông vui, nhịp sống sôi động nơi làng chài khi đón những con thuyền đầy ắp cá, bình yên trở về sau chuyến ra khơi.
a. Giồng là từ ngữ địa phương. Trong trường hợp viết biên bản phải sử dụng từ ngữ toàn dân. Thay từ “giồng” bằng từ “trồng”.
b. Nhớn và giồng là từ ngữ địa phương. Trong trường hợp này, sử dụng từ ngữ địa phương nhằm tô đậm sắc thái vùng miền, ta có thể dễ dàng cảm thấy sự gần gũi, thân thương qua từng lời văn, hình ảnh trong bài.
c. Tía và ăn ong là từ ngữ địa phương. Trong trường hợp này, sử dụng từ ngữ địa phương nhằm tô đậm sắc thái vùng miền, ta có thể dễ dàng cảm thấy sự gần gũi, thân thương qua từng lời văn, hình ảnh trong bài.
d. Tui là từ ngữ địa phương. Trong trường hợp viết biên bản phải sử dụng từ ngữ toàn dân. Thay từ “tui” bằng từ “tôi”.
Tham khảo
Trong văn bản, các từ ngữ như chơi trò, trò chơi, ú tim, chơi được lặp lại nhiều lần. Với những từ ngữ đó, tác giả lí giải việc đọc văn giống như chúng ta đang tham gia một chơi mà trò chơi đó do ta làm uqarn trò xóa bỏ ranh giới giữa ta và tác giả người đọc không phải đệm mà đã chơi tác phẩm trên bản nhạc mà bản nhạc vui hay buồn còn tùy vào người chơi các cách khác nhau để cảm nhận và thấu hiểu
a. Đảo ngữ: “lòng nồng nàn yêu nước” => nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.
b. Đảo ngữ: cả hai câu thơ => nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.
a: Đảo ngữ: “lòng nồng nàn yêu nước”.
Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.
b: Cả hai câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ.
Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.
Bình minh vừa rạng, phương đông ửng hồng. Từ phía xa xa, ông mặt trời mặc bộ xiêm y hoàng bào lộng lẫy từ tư bước lên cao. Trên trời những đám mây màu vàng nhạt lững lờ trôi đi. Những chú gà trống oai phong như những chàng hiệp sí dạo lên những khúc kèn hoành tráng: "Ò ó o o",... từ xa vọng lại. Những chị gió thướt tha mang những luồng khí mát lạnh đến quê huơng tôi. Ngoài đồng, các bác nông dân đang gặt lúa. Khung cảnh thật yên bình tuyệt đẹp trong buổi sáng mùa hè trên quê hương tôi !
Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình.
Thạch Sanh luôn nhận việc khó khăn, chẳng hạn việc giết chăn tinh cứu dân lành, giết đại bàng cứu công chúa thì bị Lý Thông lấy đá lấp hang và luôn đổ oai hại chàng nhưng Thạch Sanh vẫn minh oan cho mình. Chàng dẹp được 18 chư hầu bằng tiếng đàn của hòa bình, thân thiện mà không cần dùng đến vũ khí.
Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của ông cha ta, không muốn chiến tranh chết chóc
Tham khảo!
- Các từ đồng nghĩa với từ đỏ: thắm, hồng, đỏ au.
- Sự khác nhau về sắc thái nghĩa:
+ Thắm: chỉ màu đỏ đậm và tươi.
+ Hồng: chỉ màu đỏ nhạt và tươi.
+ Đỏ au: đỏ tươi, ửng đỏ một cách tươi nhuận.
- Những từ đó là những từ phù hợp nhất để miêu tả sự vật vì nó mang ý nghĩa, sắc thái liên quan đến sự vật đó.
Tham khảo
Thay thế các từ in đậm bằng từ đồng nghĩa:
a. Gặp em trên cao đầy gió
Rừng lạ ầm ầm lá đỏ
=> Các từ thay thế không thể hiện được khung cảnh hùng tráng và bạt ngàn lá đỏ trong khu rừng.
b. Đoàn quân vẫn đi vội vàng
Bụi Trường Sơn mù mịt trời lửa
=> Các từ thay thế không thế hiện được tư thế hiên ngang và anh dũng của đoàn quân trong cảnh khói lửa mù mịt.
c. Cười thì hàm răng trắng bóc trên khuôn mặt nhem nhuốc.
=> Từ ngữ thay thế không phù hợp với ngữ cảnh, làm giảm đi giá trị diễn đạt của câu văn.
Tham khảo!
a. lộng gió -> ngàn gió
ào ào -> sào sạc
Từ ngữ thay thế đơn giản hơn nhưng không mang đến hàm nghĩa và giá trị như từ ban
b. vội vã -> hấp tấp
nhòa -> mờ
Giá trị biểu cảm giảm xuống, diễn đạt dài dòng không xúc tích.
c. trắng lóa -> trắng xóa
Giá trị biểu cảm giảm xuống, diễn đạt dài dòng không xúc tích.