Theo dõi: Văn bản được mở đầu bằng cách kể lại một câu chuyện có tính chất ngụ ngôn.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau.
Thầy sờ vòi bảo:
– Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Thầy sờ ngà bảo:
– Không phải! Nó dài dài như cái đòn càn.
Thầy sờ tai bảo:
– Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.
Thầy sờ chân cãi:
– Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột đình.
Thầy sờ đuôi lại nói:
– Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn.
Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau chảy máu.
Chắc là đây:
Ta là mẹ của Thánh Gióng, năm nay đã già rồi, ấy vậy mà trong lòng vẫn không nguôi nhớ về đứa con trai yêu quý của ta. Chuyện về đứa con trai này mãi là kỉ niệm trong lòng ta.
Thuở ấy, cách đây cũng ngót mấy chục năm trời, vợ chồng ta sống ở một vùng quê yên bình, cánh đồng xanh rì thẳng cánh cò bay, lợn gà đầy chuồng, nói chung cuộc sống thì đầy đủ và no ấm, hơn thế những người bà con xóm giềng cũng vô cùng tốt bụng. Hai vợ chồng ta ngày đêm mong mỏi có mụn con vui vầy tuổi già.
Ngày ngày, ta ra đồng chăm sóc ruộng lúa, vườn khoai cho đỡ buồn. Một hôm ra đồng, ta nhìn thấy một vết chân rất to, to gấp mấy lần người thường, lúc đầu ta còn lo lo nhưng chợt nhớ xóm làng ta từ xưa đến nay vốn rất thanh bình thì có điều gì khiến ta phải lo lắng đâu chứ. Trí tò mò nổi lên, ta liền đặt ngay bàn chân của mình lên để ướm thử. Sau đó mải miết với công việc của mình. Về nhà ta cũng quên khuấy đi sự việc đó. Cho đến một thời gian sau, chợt một hôm ta thấy người khang khác và ta biết mình đã có mang. Ta sung sướng báo tin cho ông lão, ông lão cũng vô cùng mừng rỡ. Hai vợ chồng ta nâng niu chăm sóc đứa trẻ trong bụng cầu mong cháu khoẻ mạnh, lành lặn như bao đứa trẻ khác. Tháng thứ 9 trôi qua vẫn chưa thấy cháu chào đời vợ chồng ta vô cùng lo lắng, nhưng rồi cứ chờ đợi và cho đến tháng mười hai thì Gióng ra đời. Vợ chồng ta vui mừng khôn xiết. Gióng ra đời khoẻ mạnh, tuấn tú lạ thường, hai vợ chồng đặt biết bao hi vọng vào nó. ấy vậy mà đến năm lên ba tuổi Gióng vẫn chẳng biết nói, biết cười, biết đi, cứ đặt đâu là ngồi đó, trong khi bằng tuổi đó lũ trẻ hàng xóm đã biết chạy nhảy khắp nơi. Hai vợ chồng ta rất buồn, ngày đêm cầu khấn trời phật cho đứa con độc nhất của ta mau chóng được như những đứa trẻ khác.
Thế rồi bỗng đâu quân giặc kéo sang xâm lược nước ta, chúng kéo đến đông nghìn nghịt, cuộc sống đang yên bình bỗng bị khuấy động, nhà nhà lo sợ, người người lo sợ, mọi người chuẩn bị đồ khô để chạy giặc. Trong tình cảnh đó nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài đi đánh giặc cứu nước.
Sứ giả về tận đến làng ta rao gọi người tài. Ta nhớ hôm đó, hai vợ chồng đang ngồi bàn tính xem nếu đi chạy giặc sẽ phải mang theo thứ gì thì Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói rất mạch lạc:
– Mẹ ơi! Ra mời sứ giả vào đây, con có chuyện muốn nói.
Hai vợ chồng giật mình ngơ ngác, rồi chợt sung sướng reo lên:
– Con đã nói được rồi ư Gióng, cha mẹ mừng lắm, nhưng con còn bé thế này thì làm được gì mà mời sứ giả, không khéo mang tội khi quân.
Nói vậy nhưng thấy ánh mắt cương quyết của Gióng, ta vẫn chạy ra mời sứ giả vào trong bụng vừa mừng lại vừa lo.
Sứ giả bước vào căn nhà đơn sơ của ta đưa mắt nhìn xung quanh có ý muốn biết mặt người tài nhưng nhìn mãi mà chỉ thấy cậu bé ba tuổi đang nằm trên giường, sứ giả có vẻ nghi ngờ nhưng vừa lúc đó Gióng lên tiếng, giọng đầy quả quyết:
– Ông hãy về bẩm báo với đức vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ ra tay tiêu diệt lũ giặc này. Mang đến đây càng nhanh càng tốt.
Sứ giả vẫn tỏ ý nghi ngờ, thằng bé nhà ta bỗng vùng đứng dậy, khuôn mặt đầy nghiêm nghị:
– Ông hãy tin ở ta, ta không phải là một đứa trẻ bình thường.
Nghe Gióng nói vậy, sứ giả lập tức đi ngay. Lúc này, Gióng quay sang bảo ta:
– Mẹ xuống nấu cho con một nồi cơm to để con ăn còn chuẩn bị đi đánh giặc.
Đến lúc này, ta chợt hiểu dường như Gióng không phải là một người bình thường, có lẽ nó là con Ngọc Hoàng xuống cứu giúp dân làng. Nghĩ vậy, ta vội vàng xuống bếp nấu một nồi cơm to, bưng lên cho Gióng ăn, kì lạ thay Gióng ăn chỉ một loáng đã hết bay nồi cơm và mỗi lúc ta thấy Gióng lớn lên một ít. Chỉ trong vài ngày Gióng lớn gấp 10 lần hôm trước, quần áo may chẳng kịp bởi chỉ một loáng đã chật không mặc nổi.
Chỉ trong một thời gian ngắn bao nhiêu lương thực ta dự trữ đã hết veo, bà con láng giềng biết tin Gióng nhận lời đi đánh giặc nên vui vẻ mang gạo, cà sang nhà và giúp ta thổi cơm cho Gióng ăn. Gióng ăn không biết no, người to lớn như một tráng sĩ.
Một hôm cả nước nhận được tin quân giặc đã đến núi Trâu, tình hình đất nước rất nguy kịch. Tất cả mọi người từ già đến trẻ ai ai cũng hoảng hốt, lo sợ. Đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ Gióng yêu cầu đến nhưng khổ một nỗi lúc này Gióng đã to lớn gấp mười lần hôm sứ giả gặp nên chẳng thứ gì còn vừa với nó cả. Những thứ đó chỉ như thứ đồ chơi đối với nó. Sau mấy lần làm đi làm lại Gióng mới chọn cho mình thứ phù hợp còn những cái khác Gióng khẽ bẻ đã vỡ vụn, và áo giáp sắt mặc vào khẽ cựa đã bung.
Sau khi đã mặc áo giáp sắt, cầm roi, nhảy lên mình ngựa, lúc này Gióng thật oai phong lẫm liệt, nó chẳng còn giống đứa trẻ lên ba như trước. Nó chắp tay từ biệt hai vợ chồng ta:
– Vì đất nước con ra đi đánh giặc và không biết đến khi nào trở lại. Cha mẹ ở quê nhà cố gắng giữ gìn sức khoẻ.
Quay sang bà con láng giềng, lúc này cũng đến rất đông để chia tay, nó cũng chắp từ biệt mọi người và nó còn nói:
– Nếu cháu không trở về nhờ bà con láng giềng chăm sóc cha mẹ cháu lúc tuổi già sức yếu. Chúc cha mẹ và bà con mạnh khoẻ bình yên!
Nghe nó nói vậy, ta không cầm được nước mắt nhưng cũng vô cùng tự hào vì con ta đang làm một việc vô cùng lớn lao.
Chào mọi người xong nó thúc ngựa phi thẳng ra ngoài trận đánh. Ngựa đi đâu phun lửa đỏ rực ra đến đó. Nó đón đầu lũ giặc đánh cho chúng tơi bời, và chỉ trong chốc lát quân giặc đã bị tiêu diệt gần hết. Đúng lúc đó chiếc roi sắt trong tay nó gẫy làm đôi, lũ giặc hí hửng định xông lên nhưng Gióng đã nhanh tay nhổ khóm tre bên cạnh. Quật túi bụi vào lũ giặc, lũ giặc không kịp chống trả. Một thời gian sau quân giặc đã bị Gióng tiêu diệt chẳng còn một bóng nào nữa.
Ta nghe tin Gióng đã tiêu diệt được quân giặc trong lòng xiết bao vui mừng, và mong nó trở về nhưng chờ mãi không thấy con đâu, đến sau này ta mới biết nó chính là con trai Ngọc Hoàng xuống giúp dân làng nay hoàn thành nhiệm vụ đã bay về trời.
Thấm thoát đã bao năm trôi qua nhưng trong lòng ta vẫn không nguôi nhớ về đứa con ấy, dẫu vậy ta rất vui vì con trai ta đã trở thành vị anh hùng dân tộc được mọi người ghi nhớ.
Sao cậu lại cho môn ngữ văn vào môn tin học zậy Lương Phương Anh
Ngày xửa ngày xưa, trong khu rừng nọ, có một con Cáo già tinh ranh, độc ác. Nó thường nghĩ ra đủ mưu mẹo để lừa những con vật nhẹ dạ, cả tin, biến thành mồi ngon cho nó.
Sáng hôm ấy, trên đường đi kiếm ăn, Cáo nhác trông thấy chú Gà Trống có cái mào đỏ chót rung rinh, bộ lông bóng mượt, đôi chân vàng rực bám chắc vào cành cây. Chú Gà Trống đang mê mải gáy vang, chào đón Mặt trời, báo hiệu cho tất cả muông thú trong rừng biết một ngày mới đã bắt đầu.
Cáo ta thèm chảy dãi. Nó nghĩ bụng: “Chà ! Thịt chú Gà Trống kia chắc là ngon tuyệt! Mình phải dụ cho Gà Trống xuống đất thì mới vồ được!”. Cáo ngoác mồm cười rồi đon đả ngỏ lời:
- Kìa! Xin chào anh bạn quý mến của tôi! Mời anh xuống đây nghe tôi báo tin vui này: Từ giờ trở đi, muôn loài sống trong rừng sẽ kết thành bè bạn. Tôi sung sướng lắm nên muốn báo cho bạn hữu xa gần đều biết. Nào! Gà Trống ! Xin đừng e ngại, hãy xuống nhanh để tôi hôn bạn, bày tỏ tình thân ái!
Nãy giờ, Gà Trống vẫn yên lặng nghe Cáo dụ dỗ nhưng trong lòng thì chẳng lạ gì trò lừa bịp của Cáo. Muốn doạ cho Cáo sợ, Gà Trống nhanh trí bảo:
- Cảm ơn anh Cáo đã có lòng tốt! Từ nay trở đi, Gà và Cáo chung sống hoà bình với nhau thì quả là chẳng có tin mừng nào hơn! Ô kìa! Tôi thấy có hai anh chó săn đang chạy lại phía này. Chắc là họ cũng vội vàng đi loan tin vui như anh vậy!
Nghe thấy thế, Cáo hồn bay phách lạc, quắp đuôi, co cẳng chạy biến. Gà Trống khoái chí cười khì:
- Rõ là phường gian dối, hèn nhát! Ngữ ấy thì làm gì được ai!
Ngày xửa ngày xưa, tại một làng nọ, có tới năm ông thầy bói cùng hành nghề. Thầy thì đông, người xem thì ít nên thầy chẳng mấy khi bận rộn.Một hôm nhân buổi hàng họ ế ẩm, các thầy rủ nhau về sớm. Đi đường thầy nào cũng phàn nàn, từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa biết hình thù con voi nó thế nào. Về tới gốc đa đầu làng, đang ngồi tán gẫu, bỗngcác thầy nghe người đi chợ về kháo nhau có con voi đi qua. Băn khoăn một lúc, các thầy bàn nhau góp tiền chi viên quản tượng để được một lần xem con voi nó thế nào.Khi voi đứng lại, năm thầy đều tiến lại gần. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy lại sờ chân, thầy lại sờ đuôi. Được một lúc, năm thầy ngồi lại bàn tán với nhau.Thầy sờ vòi nhanh nhảu nói trước :Ôi giời ! Tưởng con voi nó thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa.Thầy nói sai bét rồi, thầy sờ ngà lên tiếng.Nó chần chẫn như cái đòn cànThầy sờ ta đứng ngay cạnh vội tiếp lời.Các thầy nói thế nào ấy chứ, tôi thấy nó bè bè như cái quạt thóc.Các thầy nói đều không đúng cả ! Thầy sờ chân đứng chống gậy vuốt râu.Tôi thấy nó sùng sững như cái cột đình.Thôi các thầy đừng cãi nhau nữa ! Thầy sờ đuôi vội can.Thực tế nó tun tủn như cái chổi sể cùn.Mỗi thầy một ý chẳng thầy nào dám vác mặt ra ngoài chợ, đi đâu các thầy cũng bị ngưởi ta chế giễu : Đến đánh giá một con vật còn không đúng thì bói toán ai dám tin. Thế là từ đó dân gian mới có thành ngữ thầy bói xem voi để chỉ những kẻ xem xét sự vật hiện tượng nhưng chỉ nhìn từ một phía mà thôi
Trong những câu chuyện em đọc được về những nhân vật là các con vật gần gũi với trẻ em, em thích nhất là truyện “Cuộc chạy đua trong rừng”.
Ngày mai muôn thú trong rừng mở hội thi chọn con vật chạy nhanh nhất.
Ngựa Con thích thú lắm. Chú tin chắc sẽ giành vòng nguyệt quế. Chú mơ màng nghĩ đến lúc đứng trước mọi người, tay nâng chiếc cúp vô địch trong sự hân hoan, tán thưởng ...Chú sửa soạn bộ dáng không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài mượt mà được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch..
Ngựa Cha thấy thế, bảo:
- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.
Ngựa Con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp:
- Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ chiến thắng!
Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà hươu sốt ruột gặm cỏ. Thỏ Trắng, Thỏ Xám thận trọng ngắm nghía các đối thủ. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát.
Tiếng hô “bắt đầu!” vang lên. Các vận động viên rùng rùng chuyển động. Vòng thứ nhất...Vòng thứ hai.. Ngựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khỏe khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Cai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú tập tễnh và cuối cùng dừng lại hẳn. Nhìn bạn bè lần lượt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn.
Ngựa Con rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất. Đồng thời qua câu chuyện trên em rút ra được được bài học: trong cuộc sống chúng ta không nên chủ quan, luôn cần có sự chuẩn bị kĩ càng.
Đất nước ta có 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có tiếng nói riêng, có cách ăn mặc riêng. Nhưng tất cả các dân tộc ấy đều sinh ra từ một mẹ. Chuyện kể rằng :
Ngày xưa, có hai vợ chồng đi rừng bắt được con dúi. Dúi xin tha mạng và báo cho hai vợ chồng biết sắp có mưa lớn gây ngập lụt. Nó mách cho hai người biết cách chuẩn bị để thoát nạn. Khi lũ hết, hai vợ chồng thấy mặt đất vắng tanh không có một bóng người.
Ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu, thấy chồng buồn, chị cất lên giàn bếp. Một lần đi làm về, hai vợ chồng nghe thấy tiếng lao xao. Khi dùi vào quả bầu, những con người nhỏ bé nhảy ra. Người Khơ-mú dính than nên hơi đen, tiếp theo sau là người Thái, Mường, Dao, Hmông, Ê-đê,… Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta.
Bài làm
“Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã dược cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đấy.
Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống dầu thai làm con. Từ dó, người vự có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.
Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha dể lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.
Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lơi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.
Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.
Năm ấy, đển lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu dể chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chêt chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trôn đi vì dã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.
Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gôc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh dô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.
Năm ấy, vua mở hội lớn dể chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con dại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.
Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng dau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ơ của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng dá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu dược con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.
Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.
Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây dàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.
Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.
Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt dể trd thành người có ích cho xã hội vì em hiểu đươc ý nghĩa sâu xa của truyện cô tích này là ở hiên sầv lành” và “ác giả ác báo”.
có thằng bán qua diêm . Một hôm , nó đi bán nó nói :Ai mua diêm ko. 100 thằng chạy lại noi : Mày có bán rau không :]
- Câu chuyện ngụ ngôn là một người đánh rời chì khóa. Lần cuối cùng anh ta nhìn thấy chìa khóa là ở cạnh cửa ra vào nhưng anh ta và mọi người lại mải miết tìm dưới ngọn đèn đường.