Chỉ ra các biện pháp tu từ được dùng trong những dòng thơ sau và cho biết tác dụng của những biện pháp tu từ đó:
a. Ao làng trăng tắm, mây bơi
Nước trong như nước mắt người tôi yêu.
b. Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo.
c. Me non cong vắt lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.
d. Tre thôi khúc khích, mây chìm lắng nghe.
a.
- Biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa: trăng tắm, mây bơi.
+ So sánh: nước trong như nước mắt.
- Tác dụng: Biện pháp nhân hóa và so sánh trong câu thơ trên có tác dụng nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc đến, tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu thơ đồng thời thể hiện rõ nét tình cảm mến yêu của tác giả dành cho quê hương.
b.
- Biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa: tre thổi sáo.
- Tác dụng: Biện pháp nhân hóa trong câu thơ trên có tác dụng nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc đến, tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu thơ, làm cho hình ảnh tre làng hiện lên sinh động, có hơi thở, linh hồn như con người; đồng thời thể hiện rõ nét tình cảm mến yêu của tác giả dành cho quê hương.
c.
- Biện pháp tu từ:
+ So sánh: lá xanh như dải lụa mềm.
- Tác dụng: Biện pháp so sánh trong câu thơ trên có tác dụng nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc đến, tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu thơ, tạo nên những liên tưởng thú vị cho người đọc; đồng thời thể hiện rõ nét tình cảm mến yêu của tác giả dành cho thiên nhiên, vẻ đẹp quê hương.
d.
- Biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa: tre khúc khích, mây lắng nghe.
- Tác dụng: Biện pháp nhân hóa trong câu thơ trên có tác dụng nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc đến, tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu thơ, tạo cho sự vật, hiện tượng hiện lên sinh động, có hơi thở, linh hồn như một con người; đồng thời thể hiện rõ nét tình cảm mến yêu của tác giả dành cho thiên nhiên, vẻ đẹp quê hương.