K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2023

Đề 1
Chọn nhân vật cô em gái Kiều Phương trong bài: Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh.

      Trong sách văn 6 tập 2, nói về nhân hậu, em nghĩ tới nhiều nhân vật như ông lã đánh cá trong “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, cậu bé Nghi trong “Điều không tính trước”, nhân vật Dế Vần trong “Chích bông ơi”. Đặc biệt, hình ảnh em gái Kiều Phương để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với em.

      Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” được viết theo ngôi kể thứ nhất, với lời kể của nhân vật người anh. Có thể nói chạy dọc theo câu chuyện là diễn biến tâm lí nhân vật người anh, từ trạng thái cảm xúc này đến trạng thái cảm xúc khác. Tuy nhiên trong dòng cảm xúc đó, người đọc nhận ra có một nhân vật là điểm sáng tạo nên sự hài hòa và tạo vẻ đẹp tuyệt vời cho truyện ngắn. Đó chính là cô em gái Kiều Phương hồn nhiên, bình dị, chân thành mà sâu sắc. Một vẻ đẹp tiềm ẩn trong những bức tranh do cô vẽ ra.

      Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ… Mặc dù anh trai gọi là “Mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chứng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sáng và vô cùng đáng yêu: “Nó vênh mặt, Mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ Duy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.

      Không chỉ vậy, cô bé còn có tài năng hội họa.Chú Tiến Lê - bạn của bố vô tình phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng: “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.

      Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tị với cô. Trên bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sáng, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm anh em trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.

      Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ. Tạ Duy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lý cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương.

      Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.

7 tháng 12 2023

Đề 2
      Có ý kiến cho rằng việc nuôi chó mèo trong nhà không những không có tác dụng gì mà còn rất mất vệ sinh. Em không tán thành suy nghĩ này. Vì đây là góc nhìn một chiều, thiếu cơ sở. Dưới đây là những lí do để thấy rằng nhận định của một bộ phận người kia là hoàn toàn sai.

      Trong văn bản “Vì sao nên có vật nuôi trong nhà”, tác giả Thùy Dương đã liệt kê hàng loạt những lợi ích của vật nuôi đối với mỗi gia đình, đặc biệt là với trẻ em.

      Phát triển ý thức: Khi nuôi thú cưng, trẻ sẽ phát triển ý thức trách nhiệm và chăm sóc cho người khác. Các con vật nuôi luôn luôn cần sự chăm sóc và quan tâm. Chúng phụ thuộc vào người cho ăn, chăm sóc và huấn luyện. Trẻ nuôi thú cưng sẽ thường xuyên học được cách cảm thông và lòng trắc ẩn.

      Bồi dưỡng sự tự tin: Cùng với sự phát triển tinh thần trách nhiệm, việc nuôi con vật nào đó sẽ giúp trẻ có sự tự tin. Khi trẻ thành công trong việc chăm sóc thú cưng, chúng sẽ tự cảm thấy bản thân mình tốt hơn.

      Vui chơi và luyện tập: Các con vật nuôi trong nhà, đặc biệt là các loài chó, cần sự luyện tập và chơi đùa. Các hoạt động mà trẻ tham gia cùng với thú cưng thường là sự vận động thể chất thích hợp với cả bé trai và bé gái.

      Giảm stress : Củng với việc mang lại sự bình yên cho những điển trẻ, loài vật cũng tỏ ra thật tuyệt vời khi có thể làm giảm stress, con vật nuôi cũng giúp trẻ áp dụng những hiểu biết vềvận động để có sức khoẻ cho bản thân.

      Cải thiện kĩ năng đọc. Có rất nhiều trẻ cảm thấy thoải mái khi đọc truyện cho thú cưng nghe.

      Học cách cam kết: Các con vật và vi không phải là những thứ đổ vật mà trẻ có thể cất lên giá khi chúng còn thấy mệt mỏi vì phải chăm sóc. Chúng cần được cho ăn, luyện tập vui chơi và cả yêu thương nữa. Điều này dạy trẻ học cách cam kết và tuyển theo cam kết đó trong suốt quá trình nuôi thú cưng.

      Kỉ luật: Nếu trẻ có một chú cún trong nhà, chúng sẽ phải học cách huấn luyện nó và dạy nó cách nghe lời. Nhưng nghiên cứu khoa học cũng đã cho thấy nuôi chó sẽ giúp trẻ học và và vệu luyện tinh kỷ luật.

       Và trong nhiều bài báo, người ta cũng khẳng định vật nuôi giúp con người sống thọ hơn vì niềm vui và những tiếng cười mà chúng đem lại, đặc biệt với loài vật trung thành số 1 là loài chó. Nhiều người cho rằng vật nuôi rất mất vệ sinh.

     Sự thực là vật nuôi cũng giống những đứa trẻ vậy, nếu dạy dỗ, chúng sẽ biết đi vệ sinh đúng chỗ, nếu chúng ta tắm rửa và vệ sinh nơi ở, chúng sẽ có thân thể thơm tho và khiến nhà chúng ta không bị bẩn. Hãy xem loài vật như những trẻ em. Chúng yêu thương, chân thành với chủ và vì vậy, chúng xứng đáng có được tình yêu thương của con người.

25 tháng 7 2023

Tham Khảo:     

Đề 2:

Thói ăn chơi đua đòi là một hiện tượng đáng phê phán trong cuộc sống hiện đại, nhưng nó đang là một tệ nạn diễn ra trong giới trẻ hôm nay. Nó chính là một thói ăn chơi đang chê trách của những người trẻ hôm nay, khi các bạn sống thiếu trách nhiệm với tương lai của mình.

Thói ăn chơi đua đòi là gì? Đó chính là cách sống của những người trẻ khi họ quen sống hưởng thụ trở thành những người chỉ biết ăn chơi, đua đòi vòi vĩnh dù hoàn cảnh gia đình của mình không giàu có nhưng luôn muốn đua đòi ăn chơi theo những bạn có tiền. Nếu thấy bạn của mình được mua sắm một món đồ hàng hiệu nào đó, thì cũng muốn tìm cách có tiền để mua cho bằng được.

 

Thói ăn chơi đua đòi dường như đã ngấm vào trong tâm hồn của rất nhiều bạn trẻ, khiến cho các bạn đánh mất đi lý tưởng sống đúng đắn của riêng mình. Các bạn không hiểu rõ được giá trị cuộc sống năm ở đâu mà luôn đánh giá con người qua vẻ bên ngoài của người khác. Thấy một người ăn mặc đẹp có điện thoại đắt tiền, có xe đẹp là ngay lập tức về nhà đòi bố mẹ mua sắm cho mình, mà không hiểu được hoàn cảnh gia đình mình. Nhiều ông bố bà mẹ vô cùng thương con làm mọi thứ chỉ mong con cái của mình bằng bạn bằng bè, khiến cho con cái của họ trở nên hư hỏng, quen thói đua đòi và hay đòi hỏi bắt cha mẹ phải chiều theo ý của mình. Nhiều bạn trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường chưa hề làm ra tiền nhưng luôn sử dụng những món hàng đồ dùng đắt tiền, đầu tóc thì nhuộm nhiều màu quần áo, rách te tua, khuyên tai, khuyên mũi… họ tưởng như vậy là đẳng cấp, là biết ăn chơi, hưởng thụ cuộc sống còn những người ăn mặc giản dị, chăm chỉ học hành là những kẻ nghèo hèn, cù lần dốt nát.

 

Nhiều bạn cho đó là mốt và thường chạy theo mốt một cách lố lăng mà không biết nó có hợp với mình hay không. Các bạn đó chưa làm ra tiền chỉ quen dùng tiền của cha mẹ, mà cha mẹ các bạn kiếm tiền cũng đâu có dễ dàng gì, đáng lẽ làm phận con chúng ta phải biết thương bố mẹ chia sẻ những khó khăn với cha mẹ của mình. Nhưng các bạn đó lại không thấu hiểu những nhọc nhằn mà cha mẹ phải gánh nặng trên đôi vai. Họ thường trốn học rủ nhau đi ăn chơi, đua xe, chơi game…

Nhiều người con nhà giàu được cha mẹ cưng chiều thành những cậu ấm cô chiêu, được cha mẹ mua cho những món hàng đắt tiền từ nước ngoài mang vệ, nên họ cho đó là hạnh phúc và thường thể hiện đẳng cấp của mình mang ra khoe khoang với bạn bè cùng lớp. Vô tình chung nhưng bạn đó đã khiến cho phong trào đua đòi trở nên phát triển hơn, những bạn không có món hàng đó sẽ cảm thấy mình kém cỏi, không sang chảnh, không được cha mẹ yêu thương, thiếu may mắn trong cuộc sống… Có nhiều người vì cha mẹ không có tiền để đáp ứng những yêu cầu mong muốn sử dụng hàng hiệu, ăn chơi, nên những người đó đã sa ngã vào con đường tội lỗi, trộm cắp, cờ bạc. Lúc đầu là trộm cắp của cha mẹ, sau là của người thân bạn bè hàng xóm, dần dần họ thành những con người biến chất trong xã hội.

 

Thói quen ăn chơi đua đòi chính là một đức tính xấu cần phải loại bỏ ra khỏi cuộc sống của thế hệ trẻ chúng ta. Chúng ta cần phải sống có ý nghĩa, sống đẹp sống có ích sống có ước mơ hoài bão như những gì ông bà ta đã dạy dỗ con cháu mình cần phải biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, lá lành biết đùm lá rách, những trái tim nhân hậu luôn làm nên yêu thương cho cuộc sống tạo nên những bản tình ca đẹp giữa cuộc đời.

Khi chúng ta học một thói quen tốt nó sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, còn khi chúng ta học một thói quen xấu thì nó sẽ giết chết tâm hồn và nhân cách của chúng ta. Mỗi con người đừng nên sống hoài sống phí bởi mỗi người chỉ có thể sống có một lần mà thôi.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 8 2023

Xin chào thầy/cô và các bạn, sau đây em xin trình bày vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô trong văn bản Trái tim Đan-kô.

Mác-xim Go-rơ-ki là nhà văn nổi tiếng đến từ Nga. Từ nhỏ ông là người rất đam mê đọc sách và cùng với những gian khó tuổi thơ đã thắp sáng và nảy sinh khát vọng sáng tác của ông. Truyện Trái tim Đan-kô là một trong những truyện ngắn xuất sắc của ông, được trích ở phần cuối “Tuyển tập truyện ngắn Mác-xim Go-rơ-ki”. Tác phẩm kể về sự hy sinh cao cả, tấm lòng vị tha yêu thương của người anh hùng Đan-kô.

Mở đầu là bức tranh thiên nhiên ở thảo nguyên u ám, với cảnh vật đáng sợ. Rồi lại có sự xuất hiện của ánh lửa xanh kỳ dị, gợi đến những câu chuyện hoang đường. Chính ánh lửa này xuất phát từ câu chuyện của một người anh hùng với trái tim vĩ đại và tràn đầy yêu thương. Một đoàn người trên thảo nguyên đang bị bủa vây trong bóng tối của khu rừng, cành lá thì dày đặc và ánh sáng mặt trời thì không chiếu đến. Họ không có con đường nào có thể thoát ra, ngày một tuyệt vọng và buông xuôi tất cả. Rừng tối mù mịt như bao đêm tối trên thế gian đều tụ lại dây, khiến cho cây cối mờ mờ ảo ảo hiện hình bao quỷ dữ. Trước cảnh tượng ấy ai mà không thương xót cho số phận của đoàn người. Bởi lẽ họ vô tội. Họ đang sống bình yên vui vẻ, không làm hại ai thì lại bị một bộ lạc khác đánh đuổi. Không chỉ phải chiến đấu với con người, mà họ còn phải chiến đấu với cả thiên nhiên. Chúng đã quật cho họ kiệt sức và tước đi ý chí của họ.

Nhưng một vị anh hùng, một chàng trai đã xuất hiện để cứu lấy cuộc sống của họ. Đan-kô đã tìm cách để dẫn dắt mọi người vượt qua khu rừng đáng sợ và tràn ngập bóng tối này. Nhưng khi đứng trước một khu rừng rậm rạp, con người mỗi lúc một kiệt sức thì con người lại lộ ra bộ mặt yếu hèn và nhút nhát của mình. Trước đó thì họ xin anh dẫn họ đi, bây giờ họ lại bắt đầu đổ lỗi cho Đan-kô. Họ mắng mỏ, họ bảo anh phải chết đi. Họ như bầy thú đã đến bước đường cùng. Người đọc cảm thấy vừa tức giận vừa thương hại những con người này. Có lẽ vì bất lực mà họ chẳng còn nghĩ đến ai ngoài mình ra. Thấy rất thương Đan-kô. Anh cũng chỉ muốn không thể để bộ lạc của mình phải trở thành những kẻ nô lệ cho kẻ thù. Vậy mà bây giờ họ lại kết tội anh, muốn anh phải chết.
Trái tim Đan-kô bỗng bùng lên niềm phẫn nộ sục sôi, nó cháy rực lên mạnh mẽ. Mặc dù Đan-kô rất phẫn nộ trước hành động ấy nhưng anh lại nhận ra rằng “Anh yêu họ và nghĩ rằng không có anh, có lẽ họ chết mất”. Một chàng trai có tấm lòng vị tha và yêu thương con người mặc cho bị đối xử tệ bạc nhưng vẫn quyết định cứu mọi người. Ý nghĩa muốn cứu mọi người quá mãnh liệt nhưng lại không được tin tưởng đến mức phải gào to lên như sấm.

Sau đó anh đã có một hành động xé toang lồng ngực của mình và giơ cao lên, giơ cao trái tim đang cháy sáng rực rỡ đẩy lùi tất cả đêm đen soi đường cho bộ lạc tiến lên. Đan-kô thật anh hùng, chàng đã cứu sống tất cả những người trong bộ lạc. Chàng vẫn đi trước, giơ cao trái tim dẫn đường, rừng cây dẫn ra trước bước chân Đan-kô. Nó như một điều gì đó thật cao quý, chói ngời. Và trong lòng người đọc cảm thấy vô cùng cảm phục, trân trọng con người này.

Rồi đoàn người cũng tìm ra được miền đất mới. Đó là một thảo nguyên tươi đẹp, giàu có. Tất cả đều vui mừng quên cả Đan-kô-vị cứu tinh của mình. Đan-kô kiêu hãnh ngắm nhìn thảo nguyên, mỉm cười sung sướng rồi anh gục xuống, tắt thở trong niềm tự hào. Anh chết nhưng trái tim kiêu hãnh của anh thì vẫn cứ cháy mãi. Nhưng rồi có ai nhớ đến sự hy sinh cao cả của anh? Họ vui sướng tràn đầy hy vọng vì được cứu sống rồi họ lại lập tức quên luôn người đã cứu mình. Đan-kô là hiện thân cho hình ảnh một con người xả thân cứu người mà không đòi hỏi được đền đáp. Go-rơ-ki đã dùng những từ ngữ chân thành và tốt đẹp nhất để ca ngợi, để trân trọng trước cái chết của Đan-kô. Đó còn là bức tranh gợi cho ta suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống. Phải chăng khi con người đứng trước những khó khăn, nghịch cảnh của cuộc sống thì họ sẽ quên mất mình là ai, sống một cách ích kỷ và tham lam. Nhưng vẫn sẽ có những con người giống như Đan-kô xuất hiện. Đứng trước vực tối cuộc sống, vẫn giữ trong mình trái tim yêu thương, một lòng tốt chân thành mà không cần đền đáp.

Một bức tranh thiên nhiên, một sự đấu tranh sự sống của con người đã hiện lên thật đặc sắc trong tác phẩm Trái tim của Đan-kô của Go-rơ-ki. Câu chuyện khiến cho người đọc phải suy nghĩ về những giá trị sống và mối quan hệ giữa con người trong hiện thực thực cuộc sống.

Cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe, rất mong nhận được lời góp ý của mọi người để bài nói được hoàn thiện hơn. 

D
datcoder
CTVVIP
7 tháng 12 2023

Bài viết tham khảo: Đề 1

Tố Hữu khi viết về người mẹ, ông viết bằng tấm lòng thương yêu, kính trọng, ngợi ca. Bài thơ “Mẹ Tơm” cũng được tác giả viết với dòng cảm xúc cao quý ấy và gửi gắm lòng biết ơn người mẹ đã nuôi dưỡng nhà thơ trong những ngày vượt ngục. Từ xúc cảm cụ thể, bài thơ vươn lên triết lí, để cao đạo lí ân nghĩa của dân tộc. 

Mẹ Tơm chính là người cưu mang giúp đỡ nhà thơ hay cũng chính là những anh chiến sĩ, Đảng ta. Mẹ nấu cơm cho cán bộ Đảng ăn mà không sợ kẻ thù biết:

“Con đã về đây, ơi mẹ Tơm

Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm

Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy

Không sợ tù gông, chấp súng gươm”

Tác giả như vui sướng khi trong lòng nghĩ reo lên khi gặp người mẹ anh hùng ấy. Chính mẹ là người đã không sợ những đe dọa và ác độc của quân thù. Mẹ chỉ là một người phụ nữ chân yếu tay mềm thế nhưng trái tim mẹ được đúc bằng thép để cho mọi sự tàn ác kia chỉ như gió thoảng bên tai mà thôi. Mẹ vẫn dành những phần cơm cho chiến sĩ cán bộ Đảng mà không hề sợ súng gươm quân thù.

Không chỉ thế người mẹ anh hùng ấy còn là một người yêu thương những cán bộ Đảng như chính con ruột của mình, căm thù bọn Tây Nhật:

“Thương người cộng sản, căm Tây – Nhật

Buồng Mẹ – buồng tim – giấu chúng con

Đêm đêm chó sủa… Làng bên động?

Bóng Mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn…”

Chính vì thương người cộng sản và căm thù bọn cướp nước cho nên người mẹ ấy mới giúp các chiến sĩ của ta. Mẹ Tơm lấy căn buồng của mình để giấu bộ đội, lấy trái tim mình để giấu họ trong niềm yêu thương. Trái tim mẹ mang một tình thương bao la rộng lớn lắm, tình thương ấy đã lấn át hết đi những nỗi sợ hãi của mẹ. Không những thế trong trái tim ấy tồn tại cả sự cảm thù quân giặc kia cho nên nỗi sợ hãi súng gươm không có chỗ để tồn tại nữa. Mẹ đã già thế nhưng để bảo vệ cho những đứa con chiến sĩ của mình mẹ đã không quản nhọc nhằn ngồi canh chừng cho các con yên tâm làm việc.

Mẹ Tơm còn rất thông minh và giúp cho những chiến sĩ của ta truyền những thông tin mật đi một cách dễ dàng mà không ai biết:

“Chợ xa, Mẹ gánh mớ rau xanh

Thêm bó truyền đơn gọi đấu tranh

Bãi cát vàng thau in bóng Mẹ

Chiều về… Hòn Nẹ… Biển reo quanh…”

Mẹ không chỉ gan dạ mà còn khéo léo và thông minh. Mẹ gánh mớ hàng rau ra chợ để thêm vào đó bó truyền đơn gọi đấu tranh. Bóng mẹ in trên nền cát vàng phau thấy yêu thấy thương biết nhường nào. Gánh rau ra chợ nhưng cũng nằm trong mọi ánh mắt nhìn của quân giặc. Chính vì thế mà mẹ phải khéo léo thẩn trọng lắm mới không để bị lộ.

Khi chứng kiến cảnh những người con chiến sĩ của mình bị bắt thì mẹ đau xót vô cùng. Nhìn thấy máu đỏ pha cát lạnh mà mẹ ngồi trông nỗi đau vọng đến tận trời cao:

“Nhưng một đêm mưa, ướt bãi cồn

Lính về, lính trói cả hai con

Máu con đỏ cát đường thôn lạnh

Bóng mẹ ngồi trông, vọng nước non!”

Quay trở về với hiện tại người mẹ ấy đã đi thật rồi. Chỉ còn có một nắm cỏ với nắm đất mà thôi. Nhà thơ kể lại câu chuyện về người mẹ anh hùng đầy tình yêu thương và che chở. Thời gian trôi đi đã mang mẹ đi xa mất rồi. Người con năm xưa được mẹ cưu mang đến giờ này có thời gian về thăm mẹ thì mẹ Tơm đã không còn nữa. Nhà thơ đành thắp nén hương để chào mẹ hay cũng chính là cảm ơn mẹ.

Qua bài thơ ta thấy mẹ Tơm hiện lên là một bà mẹ anh hùng, một người phụ nữ yêu nước, căm thù giặc. Mẹ không quan khó nhọc nguy hiểm để cất giấu cán bộ chiến sĩ trong nhà mình. Mẹ đã già nhưng vẫn tham gia hoạt động cách mạng. Người mẹ ấy quả thật rất vĩ đại và đáng kính biết bao.

D
datcoder
CTVVIP
7 tháng 12 2023

Bài viết tham khảo: Đề 2

Từ lâu những câu chuyện cổ tích đã đi sâu vào tiềm thức tuổi thơ của mỗi người. Những câu chuyện cổ tích diệu kỳ được bà, mẹ kể cho nghe giúp tuổi thơ lớn lên với bao nhiêu cảm nhận về cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống. Chính vì thế em rất thích đọc truyện cổ tích.

Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu. Thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, hình tượng nghệ thuật… nhằm phản ánh các mối quan hệ xã hội gửi gắm tinh thần lạc quan, cái thiện luôn chiến thắng và được tôn vinh, cái ác bị bài trừ.

Thứ nhất, em thấy những câu chuyện cổ tích phù hợp tâm lý trẻ thơ bọn em. Với trẻ, truyện cổ tích luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu bởi ở đó nó chứa những hình ảnh sinh động, bắt mắt và lôi cuốn. Trẻ luôn bị cuốn hút bởi cái đẹp, những điều kỳ diệu. Như hình ảnh Gióng vươn vai thành tráng sĩ – người anh hùng lí tưởng của dân tộc hay sự kì lạ của niêu cơm thần cứ hết lại đầy.

Thứ hai, những truyện cổ tích của dân tộc luôn hướng chúng em về cội nguồn dân tộc. Bởi chúng đều được sáng tác từ lòng tự tôn dân tộc, giúp các em hiểu hơn về lịch sử, cội nguồn của dân tộc. Những sự tích được lưu truyền từ đời này qua đời khác nhưng vẫn còn nguyên giá trị. Sự tích Thánh Gióng – đã trở thành biểu tượng quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, biểu tượng cho sức mạnh thần kỳ và yêu nước của nhân dân ta.

Thứ ba, truyện cổ tích mang tính giáo dục cao. Chún luôn ẩn chứa bài học về đạo đức và giúp đỡ trẻ em khám phá, phân biệt được đúng sai, dạy con kỹ năng tư duy phê phán. Mỗi một truyện sẽ là chủ đề tuyệt vời để chúng ta thảo luận về đúng sai, hậu quả của sự lựa chọn, và rất nhiều kỹ năng tư duy phê phán. Các nhân vật trong truyện liên tục phải đối mặt với những lựa chọn lớn nhỏ. Đôi khi họ có những lựa chọn đúng, và đôi khi là sai. Và kết thúc mỗi một câu chuyện, các nhân vật sẽ được tận hưởng kết quả hoặc gánh chịu hậu quả từ những lựa chọn trước đó. Ví như câu chuyện cổ tích Thạch Sanh răn dạy cho ta bài học sống ở đời cần thiện lương, trung thực đừng như Lí Thông gian xảo, độc ác nhận kết cục trừng phạt sét đánh biến thành bọ hung. Những nhân vật họ sống chân thành, tốt bụng với những người xung quanh, giúp đỡ kẻ yếu, quan tâm đến những người nghèo khó… sẽ được in hằn trong tâm trí các em để quyết định đến việc hình thành cảm xúc và lòng nhân ái của trẻ sau này.

Những câu chuyện cổ tích được lặp đi lặp lại, cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác. Qua những câu chuyện, ta sẽ biết được thêm nhiều sự tích thú vị về con người, sự vật, sự việc thường xuất hiện trong các áng văn thơ văn của dân tộc ta. Tất cả sẽ làm giàu thêm trí tưởng tượng vốn rất phong phú của em và mọi trẻ em khác, bồi dưỡng tâm hồn, thêm yêu, thêm tin vào cổ tích.

16 tháng 9 2023

Phrăng là nhân vật mà em rất yêu thích trong truyện Buổi học cuối cùng. Cậu hiện lên với vẻ ngây thơ, hồn nhiên và nghịch ngợm cũng giống như biết bao đứa trẻ bằng tuổi. Phrăng cũng từng định trốn học để đi chơi, chểnh mảng việc học. Để rồi đến khi phải đối mặt với sự việc xảy ra quá đột ngột buổi học cuối cùng còn được học tiếng Pháp, cậu đã cảm thấy đau đớn, xót xa. Trong suốt cả buổi học, cậu chăm chú nghe thầy giảng như nuốt lấy từng lời cho đến khi tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa vang lên báo hiệu giờ học kết thúc. Nhờ có buổi học cuối cùng này mà cậu đãhiểu được giá trị của tiếng Pháp - đó không chỉ là tiếng mẹ đẻ mà còn thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc. Nhân vật này đã giúp em nhận ra được một bài học giá trị, thêm trân trọng ngôn ngữ của dân tộc.

1 tháng 9 2023

Tham Khảo

   Mác-xim Go-rơ-ki là nhà văn nổi tiếng đến từ Nga. Từ nhỏ ông là người rất đam mê đọc sách và cùng với những gian khó tuổi thơ đã thắp sáng và nảy sinh khát vọng sáng tác của ông. Truyện “Trái tim Đan-kô” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của ông, được trích ở phần cuối “Tuyển tập truyện ngắn Mác-xim Go-rơ-ki”. Tác phẩm kể về sự hy sinh cao cả, tấm lòng vị tha yêu thương của người anh hùng Đan-kô.

Mở đầu là bức tranh thiên nhiên ở thảo nguyên u ám, với cảnh vật đáng sợ. Rồi lại có sự xuất hiện của ánh lửa xanh kỳ dị, gợi đến những câu chuyện hoang đường. Chính ánh lửa này xuất phát từ câu chuyện của một người anh hùng với trái tim vĩ đại và tràn đầy yêu thương. Một đoàn người trên thảo nguyên đang bị bủa vây trong bóng tối của khu rừng, cành lá thì dày đặc và ánh sáng mặt trời thì không chiếu đến. Họ không có con đường nào có thể thoát ra, ngày một tuyệt vọng và buông xuôi tất cả. Nhưng một vị anh hùng, một chàng trai đã xuất hiện để cứu lấy cuộc sống của họ. Đan-kô đã tìm cách để dẫn dắt mọi người vượt qua khu rừng đáng sợ và tràn ngập bóng tối này. Nhưng khi đứng trước một khu rừng rậm rạp, con người mỗi lúc một kiệt sức thì con người lại lộ ra bộ mặt yếu hèn và nhút nhát của mình. Trước đó thì họ xin anh dẫn họ đi, bây giờ họ lại bắt đầu đổ lỗi cho Đan-kô. Họ mắng mỏ, họ bảo anh phải chết đi. Mặc dù Đan-kô rất phẫn nộ trước hành động ấy nhưng anh lại nhận ra rằng “Anh yêu họ và nghĩ rằng không có anh, có lẽ họ chết mất”. Một chàng trai có tấm lòng vị tha và yêu thương con người mặc cho bị đối xử tệ bạc nhưng vẫn quyết định cứu mọi người. Ý nghĩa muốn cứu mọi người quá mãnh liệt nhưng lại không được tin tưởng đến mức phải gào to lên như sấm. Và anh đã có một hành động xé toang lồng ngực của mình và dơ cao lên. 

Ngọn lửa trong trái tim Đan-kô đã xua tan đi mây mù và anh đã dẫn mọi người chạy ra khỏi khu rừng tối tăm này. Anh đã đưa được mọi người ra ngoài và sau đó gục xuống chết. Bằng cách đổi lấy sinh mạng của mình, anh ấy đã mang trái tim ấm áp, một lòng tốt của một trái tim dũng cảm soi sáng dẫn đường cho đoàn người. Nhưng rồi có ai nhớ đến sự hy sinh cao cả của anh? Họ vui sướng tràn đầy hy vọng vì được cứu sống rồi họ lại lập tức quên luôn người đã cứu mình. Đan-kô là hiện thân cho hình ảnh một con người xả thân cứu người mà không đòi hỏi được đền đáp. Go-rơ-ki đã dùng những từ ngữ chân thành và tốt đẹp nhất để ca ngợi, để trân trọng trước cái chết của Đan-kô. Đó còn là bức tranh gợi cho ta suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống. Phải chăng khi con người đứng trước những khó khăn, nghịch cảnh của cuộc sống thì họ sẽ quên mất mình là ai, sống một cách ích kỷ và tham lam. Nhưng vẫn sẽ có những con người giống như Đan-kô xuất hiện. Đứng trước vực tối cuộc sống, vẫn giữ trong mình trái tim yêu thương, một lòng tốt chân thành mà không cần đền đáp.

Một bức tranh thiên nhiên, một sự đấu tranh sự sống của con người đã hiện lên thật đặc sắc trong tác phẩm “Trái tim của Đan-kô” của Go-rơ-ki. Câu chuyện khiến cho người đọc phải suy nghĩ về những giá trị sống và mối quan hệ giữa con người trong hiện thực thực cuộc sống.

23 tháng 5 2021

Đề 2. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.

                                         bài làm

 Việt Nam ta có rất nhiều những nghệ sĩ hài, những người mang đến cho ta những tiếng cười thật thoải mái, vui vẻ sau những giờ học hành, làm việc căng thẳng. Trong  đó, em ấn tượng về chú Hoài Linh, một trong những danh hài mà ai ai cũng biết.

 Chú Hoài Linh xuất thân vốn đã khốn khó, ấy vậy mà điều đó không làm tắt đi nụ cười và tinh thần của chú. Và ta cũng thấy, lúc nào chú cũng xuất hiện với một sự giản dị, chất phác cho dù chú đang hóa thân vào bất kì vai diễn nào. Sự mộc mạc đó trước tiên đã đem đến cho khán giả một sự quen thuộc, gần gũi tự nhiên. 

 Dáng người chú không mập mạp chút nào, thay vào đó là sự mảnh khảnh, trông có vẻ gầy lắm. Tóc chú thường dài đến ngang vai, chắc tại chú hay đóng là con gái nên để vậy suốt. Chú đóng hài, làm cho người ta cười lên cười xuống, nhưng cũng có những lúc, lại im lặng, có khi còn khiến mình rơi nước mắt.

 Chú Hoài Linh có biệt tài giả nữ. Không chỉ từ cách ăn mặc, điệu bộ, mà còn cả giọng nói nữa. Có người còn khen chú Hoài Linh có khi còn đẹp gái hơn mấy cô người mẫu nữa. Riêng về giọng nói, chú có thể giả giọng được rất nhiều vùng miền. Từ giọng ngoài Bắc, miền Trung, miền Tây sông nước nữa. 

 Mong chú luôn luôn mạnh khỏe, luôn mang tiếng cười đến mọi người và cả cho bản thân. Mong chú biết được rằng chú luôn được mọi người mến mộ và kính trọng nhé.

nếu hay thì tick cho mình nhé!!

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 5 2021

Ghi tham khảo vào em!

26 tháng 11 2023

Bài tham khảo: Chọn đề 1

Trong cuộc sống của chúng ta không thể nào thiếu được lòng tốt, tình yêu thương bởi nó là thứ tình cảm gắn kết con người gần nhau hơn. Và một trong những câu chuyện đã truyền cảm hứng về tình người cho em đó là câu chuyện “Tờ báo tường của tôi” của tác giả Nguyễn Luân. Câu chuyện đã cho chúng ta một bài học tình người vô cùng quý giá.

Ngay từ lần đầu tiên đọc câu chuyện, em đã rất ấn tượng. Bởi câu chuyện đã đề cập bài học sâu sắc về tình người, giúp đỡ người khác lúc khó khăn. Không chỉ vậy, câu chuyện còn có một chi tiết cảm động đối với em. Đó là chi tiết mặc dù trời nhá nhem tối, khu rừng âm u nhưng cậu bé vẫn vượt qua nỗi sợ hãi để băng qua rừng thật nhanh vì người bị nạn. “Trời bắt đầu nhá nhem tối. Khu rừng âm u. Tiếng mấy con chim kêu “túc... túc...” không ngớt. Tôi chạy nhanh hơn. Gió thổi vù vù bên tai, bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo. “Phải cố lên! Người bị nạn nguy mất...”.” Chính nhờ sự dũng cảm, gan dạ và lòng tốt của cậu bé mà người bị nạn đã nhanh chóng được các chú bộ đội biên phòng cứu giúp.

Câu chuyện “Tờ báo tường của tôi” đã truyền không chỉ cho em mà cho tất cả mọi người bài học về lòng tốt. Em hứa sẽ giống như cậu bé trong câu chuyện, sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn..

29 tháng 9 2023

Tham khảo: 

Trong cuộc sống của chúng ta không thể nào thiếu được lòng tốt, tình yêu thương bởi nó là thứ tình cảm gắn kết con người gần nhau hơn. Và một trong những câu chuyện đã truyền cảm hứng về tình người cho em đó là câu chuyện “Tờ báo tường của tôi” của tác giả Nguyễn Luân. Câu chuyện đã cho chúng ta một bài học tình người vô cùng quý giá.

Ngay từ lần đầu tiên đọc câu chuyện, em đã rất ấn tượng. Bởi câu chuyện đã đề cập bài học sâu sắc về tình người, giúp đỡ người khác lúc khó khăn. Không chỉ vậy, câu chuyện còn có một chi tiết cảm động đối với em. Đó là chi tiết mặc dù trời nhá nhem tối, khu rừng âm u nhưng cậu bé vẫn vượt qua nỗi sợ hãi để băng qua rừng thật nhanh vì người bị nạn. “Trời bắt đầu nhá nhem tối. Khu rừng âm u. Tiếng mấy con chim kêu “túc... túc...” không ngớt. Tôi chạy nhanh hơn. Gió thổi vù vù bên tai, bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo. “Phải cố lên! Người bị nạn nguy mất...”.” Chính nhờ sự dũng cảm, gan dạ và lòng tốt của cậu bé mà người bị nạn đã nhanh chóng được các chú bộ đội biên phòng cứu giúp.

Câu chuyện “Tờ báo tường của tôi” đã truyền không chỉ cho em mà cho tất cả mọi người bài học về lòng tốt. Em hứa sẽ giống như cậu bé trong câu chuyện, sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn..

1 tháng 2

* Bài nói mẫu tham khảo
- Đề 1

Marxim Gorki đã từng nói rằng "Nơi lạnh nhất trên thế giới không phải ở Bắc Cực, mà là nơi thiếu vắng tình yêu thương." Với tình yêu thương làm trọng tâm, tác giả đã sáng tác ra tác phẩm "Bà lão I-dec-ghin". Trong phần kết của truyện, đoạn trích "Trái tim của Đan-kô" đã thể hiện suy nghĩ và triết lý sâu sắc của tác giả về cách sống và tình yêu thương trong cuộc sống. Từ đó, nhân vật Đan-kô được tạo hình rõ nét trong tác phẩm.
Đầu tiên, Đan-kô là một chàng trai can đảm, lạc quan, không chịu khuất phục trước sự nguy hiểm. Bộ tộc đang sợ hãi trước đầm lầy u tối và không dám tiến lên phía trước. Tuy nhiên, Đan-kô lại khuyên họ không nên đứng yên mà cần dũng cảm đi vào rừng tìm đường sống. Cuối cùng, Đan-kô đã thuyết phục được mọi người và trở thành người dẫn đầu, giúp đỡ mọi người tìm nơi ở mới. Quãng đường đến nơi cư ngụ mới đầy nguy hiểm, "Rừng tối om, cứ bước một bước, đầm lầy lại há cái mõm tham lam hôi thối ra nuốt mất người, và cái cây cối sừng sững chặn đường như một bức thành kiên cố. Cành cây quấn quýt lấy nhau; rễ bò lan khắp nơi như đầu rắn, và cứ mỗi bước đi, họ lại phải tốn bao nhiêu mồ hôi và máu". Tuy nhiên, Đan-kô không chùn bước, không đầu hàng. Chỉ vì một chút khó khăn, mọi người đã nản chí, oán trách nhưng Đan-kô vẫn duy trì được sự hăng hái, nhiệt tình và sự lạc quan.
Trong tình cảnh khắc nghiệt, thiên nhiên giận dữ với "cơn giông đánh rừng, cây cối đung đưa rùng rợn", "tia chớp vồ lấy những cành cây, ánh lửa lạnh lẽo soi sáng qua những khoảnh khắc". Đám người hoảng sợ, mất tinh thần và trở thành những con người yếu đuối, nhát gan. Họ tự biến mình thành đám đông giận dữ, phàn nàn và chỉ trích Đan-kô. Nghe những lời chửi mắng, Đan-kô cũng bị kích động, nhưng lòng thương hại đã dập tắt ngọn lửa giận dữ ấy. Anh ta yêu thương mọi người và nghĩ rằng nếu không có anh, có lẽ họ đã không còn tồn tại được. Sự cao thượng và tình yêu thương giúp Đan-kô vượt lên khỏi sự ích kỷ và những hạnh phúc nhỏ bé.
Trong trái tim Đan-kô, ngọn lửa nhiệt thành bùng cháy, cố gắng giải cứu mọi người khỏi hiểm nguy. Những tia lửa mong muốn mãnh liệt của anh lóe sáng trong mắt, anh sẵn sàng hy sinh tính mạng để soi sáng con đường đi của đoàn người. Trái tim anh cháy sáng như mặt trời, làm khu rừng bừng tỉnh dậy dưới ngọn đuốc tình yêu thương vĩ đại, cao cả. Bất chợt, người khác phải cúi đầu, nhường lối cho anh. Cuối cùng, sự hy sinh đó được đền đáp khi đoàn người tìm được nơi trú ẩn, sinh sống an toàn. Những chi tiết ấy chứng tỏ Đan-kô là người có trái tim nhân hậu, đầy lòng bao dung và trắc ẩn đối với con người.
Điểm nhìn khác nhau của người kể thứ ba đã làm nổi bật những phẩm chất anh hùng của Đan-kô. Tính cách của anh được thể hiện rõ ràng qua lời nói và hành động. Trái tim nhiệt huyết và tình yêu thương của Đan-kô đã xua tan bóng tối, trở thành ngọn lửa dẫn đầu, truyền bá những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Anh là hình ảnh đích thực của lòng vị tha. Từ nhân vật này, chúng ta càng nhận ra vai trò và tầm quan trọng của sự can đảm cùng tình yêu thương trong cuộc sống. Tình thương sẽ giúp con người có động lực để giúp đỡ những người xung quanh.
- Đề 2
Trải qua hàng nghìn năm văn hiến, Hà Nội đã trở thành mảnh đất kết tinh bao tinh hoa của đất trời, là nơi hội tụ cảm xúc của biết bao thế hệ văn nghệ sĩ. Vùng đất kinh kỳ dường như hoá thân thành “nhân vật” có tâm hồn trong trong văn thơ, chẳng cần xô bồ hay hối hả, Hà Nội vẫn để lại dấu ấn riêng gây thương nhớ cho những ai đã từng ghé qua. Chẳng lãng mạn như Tô Hoài, Đỗ Phấn, truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải đã để lại trong lòng người đọc biết bao cảm xúc dạt dào, vẻ đẹp con người được khắc hoạ thật tinh tế, chân thật, mang đậm màu sắc Hà thành.
Nguyễn Khải sinh ra tại Hà Nội, ông trải qua nhiều bước ngoặc lớn trong cuộc đời mình. Năm 1950, ông bắt đầu sự nghiệp văn chương với những tác phẩm đầu tay: Xây dựng (1950-1951), Xung đột (phần I – 1959, phần II – 1962),… Các tác phẩm viết về đề tài nông thôn: Mùa lạc (1960), Người trở về (1964),… Từ sau năm 1975, các tác phẩm của ông đề cập chủ yếu đến vấn đề chính trị - xã hội mang tính thời sự, đặc biệt là tâm lý, tư tưởng con người trước những biến động của thời cuộc. Các tác phẩm tiêu tiểu của Nguyễn Khải trong giai đoạn này: Cha và con, và… (1979), Thời gian của người (1985) và đặc sắc nhất là truyện ngắn Một người Hà Nội được ông viết năm 1990. Tác phẩm đã khắc hoạ rõ nét vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của con người Hà Nội qua biết bao thăng trầm, biến động của đất nước.
Nhan đề Một người Hà Nội được Nguyễn Khải đặt đã làm nổi bật lên hình tượng trung tâm xuyên suốt của tác phẩm chính là “người Hà Nội” mang trong mình vẻ đẹp toàn diện từ ngoại hình, tính cách cho đến tâm hồn. Nhan đề không màu mè, khoa trương cũng đủ gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, nó như mở ra một không gian nghệ thuật tuyệt mỹ, một mảnh đất Hà thành xinh đẹp, cổ kính, trải qua hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử dân tộc.
Nguyễn Khải xây dựng nhiều tuyến nhân vật đều xuất thân là người Hà thành, tuy nhiên nổi bật là cô Hiền – nhân vật chính trong truyện. Cô xuất thân trong một gia đình giàu có, nế nếp, có nhan sắc, yêu văn chương và có trí thông minh hơn người. Ở nhân vật này, toát lên vẻ đẹp thuần tuý không trộn lẫn, vẻ đẹp của tinh thần và cốt cách thấm sâu từ nền văn hoá vùng đất kinh kỳ, không thể phai nhoà theo năm tháng. Cô Hiền yêu mảnh đất này, nơi cô sinh ra và lớn lên với biết bao hoài niệm, cô vẫn ở lại Hà Nội thân thương mặc cho bom đạn đang đổ xuống nơi đây, chẳng ngại hiểm nguy đang trực chờ cô và gia đình mình vẫn bám trụ chỉ bởi vì “không thể rời xa Hà Nội”.
Người phụ nữ có vẻ đẹp quý phái, đầy lòng kiêu hãnh, sự tự tin vốn có của người Đô thành, cùng với con mắt nhạy bén, sắc sảo dám bộc lộ quan điểm thẳng thắn, dám sống thật với bản thân. Mặc cho xã hội đang dần thay đổi, nếp sống hối hả xô bồ đang ngày càng lan rộng trong nhân dân, cô Hiền vẫn giữ cho cho mình được lối sống đẹp, cách cư xử nhã nhặn, thanh cao đúng chuẩn Hà thành. Quả là một con người thức thời, cô nhanh chóng dung hoà được giá trị vật chất và vẻ đẹp tâm hồn, tuy chẳng còn phải tuổi thiếu nữ đôi mươi nhưng người phụ nữ này vẫn giữ cho mình một tâm hồn yêu nghệ thuật, cô vẫn giữ mối quan hệ với những văn nhân, nghệ sĩ, giữ cho tâm hồn biết yêu và trân trọng vẻ đẹp tinh thần. Gần ba mươi tuổi, cô Hiền mới đi lấy chồng, “đùa vui một thời son trẻ thế là đủ” đã đến lúc làm một người vợ hiền, một người mẹ tốt, cô không chọn “một ông quan nào hết” hay một người văn nghệ sĩ, cô chọn lấy một ông giáo tiểu học “hiền lành, chăm chỉ, khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc”. Người phụ nữ này chắc hẳn nổi tiếng cả Hà thành, cô đã có những tính toán cho cuộc đời mình, khi đứng trước ngã rẽ cuộc đời cô lựa chọn một lối đi an toàn nhất nhưng cũng hoàn hảo nhất. Cô Hiền có tất cả, từ gia thế cho tới ngoại hình, trí tuệ, cô biết mình cần gì và muốn gì, quyết định chọn một nhà giáo tri thức lại hiền lành, chăm chỉ sẽ mang lại cho cô một gia đình hạnh phúc trọn vẹn. Khi là người vợ, người mẹ cô tính toán chu toàn cho tương lai của những đứa con mình, đây quả thực là một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, dám nghĩ dám làm, khi đã làm thì không sợ đàm tiếu, thị phi thiên hạ. Bất kể là bản lĩnh hay trí tuệ cô đều có thừa, thật khiến người kinh khâm phục, kính nể bội phần.
Cô Hiền được tác giả miêu tả như “nội tướng”, mọi việc trong gia đình đều do một tay cô thu xếp chu toàn. Cô tài giỏi trong việc kinh tế lẫn quản lý gia đình, đưa cho chồng những lời khuyên đúng đắn kịp thời, mở một cửa hàng hoa giả mang lại thu nhập cho gia đình, cô bán đi một dinh cơ cho người bạn ở kháng chiến về. Chỉ bằng những hành động trên, ta hoàn toàn có thể cảm nhận được cô Hiền là người rất thức thời, và có trí tuệ hơn người. Cô và gia đình sống như một nhà tư sản ở trong một “toà nhà toạ lạc ngay tại một đường phố lớn”, “mùa đông ông mặc áo ba-xờ-xuy, đi giày da, bà mặc áo măng-tô”, “bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa”,… Họ vẫn giữ nếp sống Hà thành giữa thời cuộc đổi thay nhưng lại chẳng thấp thỏm lo sợ, cũng chẳng cần để tâm đến lời dị nghị xung quanh bởi vì cô Hiền biết đâu là chuẩn mực, là giới hạn, để giữ cho mình không đủ “tiêu chuẩn” thành tư sản, chẳng cần “bóc lột” ai mọi việc đều tự sức mình mà làm. Cô tự tin khẳng định với những bà bạn của mình “các bà không biết nhưng nhà nước lại rất biết”, câu nói là thể hiện lòng tin tuyệt đối vào chế độ mới, lòng yêu nước mãnh liệt, dạt dào. Trong nuôi dạy con cái, cô là người mẹ mẫu mực, nghiêm khắc, cô dạy các con từ cách ngồi, cách ăn và cả nói chuyện, đi đứng, dạy cho chúng “không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”. Cô truyền dạy cho con lối sống, văn hoá người Hà Nội, khắc sâu vào tâm trí chúng lòng yêu nước và trách nhiệm cao cả với Tổ quốc.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, là một người mẹ chứng kiến đứa con mình ra chiến trường bon đạn, đối diện với sinh ly tử biệt, mặc dù lo lắng, đau lòng nhưng cô vẫn để con đi. Cô Hiền là một người mẹ mẫu mực, tôn trọng quyết định của con, sống có lòng tự trọng, cô không muốn Dũng “sống bám vào sự hy sinh của bạn bè”. Ra đi là bảo vệ Tổ quốc, hy sinh cho Tổ quốc không thể có sự ích kỷ, hẹp hòi len lỏi trong tâm trí. Dù đứng ở cương vị nào, cô Hiền vẫn giữ được cốt cách thanh cao, lối cư xử rất đỗi mẫu mực. Nguyễn Khải ví cô như “hạt bụi vàng” là cách ông thể hiện sự yêu quý, trân trọng trước vẻ đẹp trí tuệ và nhân cách của con người Hà Nội.
Nguyễn Khải sáng tạo hình tượng người kể chuyện xuất hiện xuyên suốt chiều dài tác phẩm, theo giọng kể chiêm nghiệm và đầy triết lý của nhân vật vùng đất Hà thành và con người nơi đây hiện lên một cách sinh động, hóm hỉnh và rất chân thật. Tác giả đã rất thành công trong nghệ thuật trần thuật, ông nhìn sự vật, hiện tượng dưới nhiều góc độ và với nhiều cách đánh giá, ngôn ngữ thay đổi linh hoạt, giàu biểu cảm. Các chi tiết nghệ thuật “hạt bụi vàng”, “cây si cổ thụ”,… rất đặc sắc đã góp phần khắc sâu vẻ đẹp con người Hà Nội trong lòng người đọc.
Một người Hà Nội của Nguyễn Khải là truyện ngắn rất đặc sắc và để lại giá trị to lớn cho nề văn học nước nhà. Trong cái nhìn của ông, con người của mảnh đất kinh kỳ hiện lên với vẻ đẹp đậm màu truyền thống, nét đẹp riêng biệt không thể trộn lẫn với bất kỳ nơi đâu. Với sức sống bền bỉ,  lòng yêu mến cái đẹp từ ngàn năm lịch sử, người Hà Nội đang bài trừ những cái xấu xa đang du nhập vào nền văn hoá, người người, nhà nhà vẫn giữ nếp sống thanh cao, kiêu hãnh vốn có của mình.
 - Đề 3
Phong Điệp tên khai sinh là Phan Thị Phong Điệp, sinh năm 1976 quê ở Nam Định. Bà có những đóng góp lớn vào sự phát triển của văn xuôi Việt Nam đương đại. Các tác phẩm của bà mang đậm hơi thở về một cuộc sống chân thực có nhiều điều bình dị. Một trong số đó là tác phẩm “Tầng hai” được in trong tập truyện ngắn “Kẻ dự phần”. Tác phẩm là một câu chuyện kể về lối sống của các thành viên trong một căn nhà cho thuê. Qua đó là những suy nghĩ về triết  lý cuộc sống.
           Mở đầu tác phẩm, tác giả giới thiệu về nhân vật Phan đang thuê trọ trong một căn nhà có một người mẹ và vợ chồng người con. Hàng ngày cô đều lắng nghe và hình dung về cuộc sống của ba người ở trên tầng hai. Cuộc sống của cô cũng như bao người bận rộn khác, sáng đi sớm còn tối về thì bản tin cuối ngày đang phát. Tác giả đã miêu tả về cuộc sống của Phan rất chân thực nhưng cũng rất là cô đơn. Lúc nào trước khi đi ngủ trong đầu cũng chỉ là những lập trình sẵn về công việc và những việc mình phải làm vào ngày mai. Và một cô gái có cuộc sống chỉ xoay quanh công việc lại nghĩ đến việc theo dõi cuộc sống của những người ở tầng trên. Phan lắng nghe được rất nhiều những âm thanh mà thật trái ngược với sự tĩnh lặng trong căn phòng của cô. Tiếng người con dâu khóc vì người người chồng đi làm về muộn, rồi người mẹ lại dỗ dành người con dâu. Đây là những khung cảnh mà ta thường thấy của những cặp vợ chồng. Đối với Phan buổi tối trước khi đi ngủ là lắng nghe những âm thanh ở tầng trên, rồi nghe những âm thanh của tiếng nước chảy rồi chìm vào giấc ngủ. Những ý nghĩ rằng mình phải bám trụ ở đây, không được từ bỏ và cô nghĩ như thế mới là hạnh phúc. 
Tác giả đã rất tinh tế và khéo léo, khi đã lồng ghép miêu tả về cuộc sống đối lập giữa cuộc sống của Phan và cuộc sống của gia đình trên tầng hai. Người mẹ hiện lên là một người rất hiền từ, luôn động viên và bảo vệ người con dâu của mình. Người con dâu thì như một cô vợ nhỏ, lúc thì giận dỗi chồng, lúc thì lại yêu thương cười nói nhưng cô rất là quan tâm mẹ của mình. Còn người chồng thì hiện lên không phải là người chồng quá mẫu mực nhưng vẫn rất yêu thương mẹ và vợ. Khung cảnh gia đình ba người rất bình thường như bao gia đình khác, nhưng người đọc có thể cảm nhận được cái bình dị, cái quan tâm của các thành viên trong gia đình dành cho nhau. Chính vì điều đó đã tạo nên một thói quen khiến Phan quan sát lắng nghe những âm thanh của tầng trên. Khi gia đình đón thành viên mới, có lẽ đây là khoảnh khắc hạnh phúc nhất của gia đình. Người đọc có thể cảm nhận được tình cảm và sự vui mừng của các thành viên dành cho nhau. Lúc này Phan lại càng có suy nghĩ thôi thúc muốn nhìn khung cảnh sống ở trên tầng. Chính lúc này Phan lại nhận ra rằng, hình như mình đang đi tìm kiếm hạnh phúc ở đâu xa, mà quên mất rằng hạnh phúc của mình ở trong chính gia đình mà mình vẫn thường không quan tâm đến.
          Một bức tranh gia đình đơn giản, ấm áp đã được Phong Điệp miêu tả rất sâu sắc trong tác phẩm “Tầng hai”. Từ đó thấy được những triết lý về cuộc sống rằng hạnh phúc không phải cái gì lớn lao, mà nó ở ngay bên cạnh chúng ta.