Viết đoạn văn 10 - 12 câu miêu tả một ca sĩ, nghệ sĩ đang biểu diễn. Trong đó có sử dụng câu cảm, gạch chân dưới câu cảm đó.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha em:
Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi! Người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính không chỉ là bản lề của khát khao được tự do mà còn là muốn thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".
Câu cảm thán+ câu nghi vấn: in đậm nghiêng
Chủ nhật vừa qua, tại nhà hát thành phố, em được xem ca nhạc. Đó là lần đầu tiên em được xem ca sĩ Trung Đức biểu diễn.
Ca sĩ Trung Đức là nghệ sĩ ưu tú. Tuy ông đã đứng tuổi nhưng nổi tiếng là ca sĩ hát nhạc nhẹ, nhạc chiến đấu với chất giọng ô-pê-ra lão luyện. Bố em rất thích nghe ông hát. Tối hôm đó, em và bố được xem ông biểu diễn ca khúc "Tình ca", nhạc và lời của cố nhạc sĩ Hoàng Việt.
Trên sân khấu tràn ngập ánh đèn màu, ca sĩ Trung Đức cúi chào khán giả. Một tràng pháo tay nồng nhiệt vang lên. Ca sĩ Trung Đức khoảng chừng năm mươi tuổi nhưng dáng dấp ông trẻ trung như người bốn mươi tuổi. Ông nghiêm túc, lịch sự trong bộ com-lê màu đen, áo sơ-mi trắng thắt nơ đỏ. Khuôn mặt ông đầy đặn, phúc hậu với đôi lông mày thẳng, to như con tằm nằm, đen nhánh. Dưới đôi lông mày đó, đôi mắt to, sáng long lanh vẻ tươi trẻ, khoáng đạt. Mũi ông hơi bè nhưng sống mũi thẳng. Tóc ông cắt gọn gàng, chải sóng uốn lượn hơi xoăn ôm lấy khuôn mặt vui vẻ hiền lành. Dưới ánh đèn sân khấu, dáng ông nổi bật, lịch lãm, đầy vẻ lãng mạn với mái tóc gợn sóng, rũ cong che bớt vầng trán rộng. Ông hát nhiệt tình, hăng say, tưởng như ông đem hết tâm hồn mình trải rộng trong lời ca. Tay ông đưa lên, dang ra theo điệu nhạc như muốn ôm lấy khoảng không bát ngát của quê hương vào lòng. Tay ông để lên ngực như muôn ôm ấp người yêu thương của mình vào trái tim cháy bỏng. Ông dìu khán giả theo điệu nhạc tha thiết trữ tình. Khuôn mặt ông tươi tắn, dạt dào xúc cảm. Đôi lông mày lúc chau lại, lúc giãn ra theo lời nhạc đưa khán giả đến vùng trời tự do của tình yêu đôi lứa, đến vùng trời hào hùng của tình yêu đất nước, yêu quê hương, đến vùng trời thuỷ chung của tình yêu bền bỉ, gang thép trong chiến đấu. Thay cho nhạc sĩ Hoàng Việt, nghệ sĩ Trung Đức hát lên tiếng lòng của nhạc sĩ hay cũng chính là tiếng lòng của nghệ sĩ đến với công chúng yêu nhạc. Trong bộ com-lê cắt may khéo léo, duyên dáng ôm lấy thân hình, bằng chất giọng điêu luyện mượt mà, bằng cử chỉ lúc uyển chuyển, lúc dịu dàng, nghệ sĩ Trung Đức gửi lời nhắn chân tình của nhạc sĩ Hoàng Việt cho những đôi trai gái yêu nhau, cho những cặp vợ chồng kẻ Nam người Bắc vì cuộc kháng chiến, giữ tấm lòng yêu thương chung thuỷ và ý chí kiên định với lí tưởng cách mạng. Bản nhạc chấm dứt trong tiếng vỗ tay vang dội của khán giả. Tấm màn nhung đã khép lại nhưng âm vang giọng hát và hình ảnh của nghệ sĩ Trung Đức in sâu vào tâm trí em.
Không phải riêng em yêu ca nhạc và hâm mộ nghệ sĩ Trung Đức, cả nhà em và nhiều người nữa đều ái mộ ông. Ông quả xứng danh với danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú mà Nhà nước phong tặng. Nghệ sĩ Trung Đức hoàn toàn chinh phục khán thính giả và khơi dậy trong lòng công chúng một tình yêu sắt son, chung thuỷ với những người thân yêu, với Tổ quốc thiêng liêng, với nghệ thuật âm nhạc chiến đấu trữ tình.
Viết đoạn văn nêu cảm nhận cùa em về hình ảnh những người lao động và những chiến sĩ đang cống hiến xây dựng đất nước: - Hình ảnh lộc xuân làm đẹp ý thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ, hai nhiệm vụ không thể tách rời. Họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước. - “Mùa xuân người cầm súng/Lộc giắt đầy trên lưng”: liên tưởng đến những người chiến sỹ ra trận mà trên vai, trên lưng họ có lá ngụy trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo mùa xuân của thiên nhiên, cây cỏ. Từ “lộc” còn làm cho người ta liên tưởng đến hình ảnh người lính khi ra trận, mang theo sức sống của cả dân tộc. Chính màu xanh sức sống đó đã tiếp cho người lính có thêm sức mạnh, ý chí để họ vươn lên phía trước tiêu diệt quân thù. - “Mùa xuân người ra đồng/Lộc trải dài nương mạ”: nói về những người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm những hạt mầm non trên những cánh đồng quê hương, từ “lộc” cho ta nghĩ tới những cánh đồng trải dài mênh mông với những chồi non mới nhú lên xanh mướt từ những hạt thóc giống đầu mùa xuân. Từ “lộc” còn mang sức sống, sức mạnh của con người. Có thể nói, chính con người đã tạo nên sức sống của mùa xuân thiên nhiên, đất nước. - Thanh Hải đã cảm nhận mùa xuân đất nước bằng hai từ láy gợi cảm “hối hả” “xôn xao” khiến ta nghĩ tới những âm thanh liên tiếp vọng về, hoà lẫn với nhau xao động. Đây chính là tâm trạng tác giả, là cái náo nức trong tâm hồn tác giả. Tiếng lòng của tác gia như reo vui trước tinh thần lao động khần trượng của con người. Mùa xuân đất nước được làm lên từ cái hối hả ấy. Sức sống của đất nước, của dân tộc, cũng được tạo nên từ sự hối hả, náo nức của người cầm súng, người ra đồng.
Tham khảo:
Đoạn thơ là những dòng tâm trạng uất ức, bực dọc, tức tối vì cuộc sống ngột ngạt của nhà tù từ khao khát được tự do của người chiến sĩ trong cảnh tù đày. Ôi! hè đến rộn ràng qua khung cửa sắt làm rộn lên trong trái tim người chiến sĩ những khao khát bùng cháy của người chiên sĩ. Trong nơi ngục tù tối tăm, ngột ngạt, gò bò, và không có tự do ấy, chim tu hú cất lên ngoài khung cửa sắt như đánh thức không gian phá bỏ sự im lặng tối tăm nơi ngục tù thôi thúc người chiến sĩ:” đạp tan phòng” để lấy lại tự do cho bản thân mình. Câu thơ "Ngột làm sao // chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu" như là nỗi khao khát, khắc khoải nhớ thương, mong muốn cháy bỏng được tự do để có thể cống hiến. Qua đoạn thơ ngắn mà tác giả đã khắc họa được tâm trạng và không gì có thể cản được tinh thần tự do, khao khát công hiến, được chiến của người chiến sĩ Cách Mạng bị bắt giam ngục tù.
Tham khảo
Lòng yêu nước được thể hiện muôn màu, muôn vẻ. Khi học xong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em cảm nhận được tấm lòng yêu nước, thương dân của người con, người anh hùng lẫy lừng của dân tộc. Thấy giặc giày xéo đất nước, nhân dân khổ cực, ông không cầm được nước mắt. Bóng quân thù còn chưa sạch, ông ngày đêm không ngủ, ruột đau như cắt, lo lắng cho vận mệnh, quốc gia dân tộc. Ôi, đó là nỗi đau mất nước, nỗi trăn trở của một vị tướng yêu nước thương dân!(Câu cảm thán) Vì đất nước, ông chẳng màng thân mình "dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong dã ngựa, ta cũng yên lòng". Không chỉ vậy, Trần Quốc Tuấn còn là người hết lòng với binh sĩ, xem họ như anh em ruột thịt mà nhắc nhở, bảo ban. Ông cũng thẳng thắn phán những khuyết điểm của binh sĩ để cảnh tỉnh họ, đồng thời dùng lời lẽ chân thành, tha thiết để khích lệ ý thức chiến đấu và trách nhiệm. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được lan toả từ người cầm quân đến kẻ binh sĩ, từ người lãnh đạo đến nhân dân khắp chốn. Dù cho lúc bấy giờ hay mãi về sau thì tấm lòng yêu nước, thương dân của Trần Quốc Tuấn mãi là niềm tự hào, là gương sáng cho bao thế hệ như chúng em học tập và noi theo.
Em tham khảo:
Trong bom đạn chiến tranh hình ảnh những chiếc xe không kính làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu không làm khuất phục được ý chí chiến đấu lại khiến người lính lái xe bộc lộ được những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh tế lớn lao của họ đặc biệt là lòng dũng cảm, vượt qua mọi khó khăn(Câu phủ định). Họ chính là chủ nhân của những chiếc xe không kính nên khi miêu tả, tác giả đã khắc họa những ấn tượng sinh động khi đang ngồi trên những chiếc xe không kính trong tư thế “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” qua khung cửa xe đã bị bom đạn làm mất kính. Những câu thơ tả thực tới từng điểm và(QHT) diễn tả cảm giác về tốc độ của những chiếc xe đang lao nhanh ra đường. Những hình ảnh thực như gió, con đường, sao trời, cánh chim vừa thực vừa thơ, lại cái thi vị nảy sinh trên những con đường bom rơi đạn nổ. Dù trải qua hiện thực chiến tranh khốc liệt những người lính vẫn hướng về phía trước, xem thường mọi hiểm nguy với tinh thần thể hiện cái hiên ngang, trẻ trung của tuổi trẻ.
tự làm nhá con nhá
Tự làm đi