nêu đặc điểm ảnh hưởng nguồn lao động nước ta
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a/ Đặc điểm nguồn lao động
-Về số lượng:năm 2005 nước ta có 42,53 triệu l/động chiếm 51,2 % dân số.Mỗi nămcó thêm1 triệu Lđ.
- Về chất lượng:
+ Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo , có kinh nghiệm sản xuất (nông –lâm – ngư nghiệp và tiểu thủ CN).+Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ phát triển VH y tế, giáo dục.Lao động qua đào tạo từ 12,3% (1996) → 25% (2005) tổng số lao động. Trong đó trình độ cao đẳng, đại học trên đại học tăng hơn gấp 2 từ 2.3% (1996) → 5,3% (2005) tổng số lao động.
+So với y/cầu hiện nay,LLLĐ có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí,công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.Ý thức kỉ luật chưa cao,chưa tận dụng hết thời gian LĐ
-Về phân bố:Không đều Đồng Bằng thừa lao động, miền núi thiếu lao động. Lao động có kỹ thuật tập trung ở các đô thị.
b/ Ảnh hưởng
Tích cực:
-Nguồn lao động dồi dào, giá công lao động thấp thuận lợi phát triển các ngành cần nhiều lao động (CN chế biến dịch vụ…) và là sức hút lớn với đầu tư nước ngoài trong giao đoạn hiện nay.
-Trình độ lao động tăng là điều kiện phát triển các ngành cần kỹ thuật cao(điện tử, công nghệ thông tin, chế tạo máy, hàng không,…)
Tiêu cực:Tuy nhiên, nguồn lao động tăng nhanh gây sức ép với việc sắp xếp việc làm nhất là ở các vùng đồng bằng và đô thị lớn.
-Lao động phân bố không đồng đều về số lượng (giữa đbằng và đồi núi) về chất lượng (giữa thành phố lớn và nông thôn) còn làm chậm quá trình CNH nông nghiệp và phát triển k.tế, v.hóa m.núi ở nước ta.
- Lao động chưa qua đào tạo còn quá lớn. Lực lượng có trình độ cao đặc biệt là công nhân, lao động lành nghề còn ít.
Câu 1 :
Ảnh hưởng :
a) Tích cực :
- Dân số đông:
+ Nguồn lao động dồi dào, tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt với những ngành cần nhiều lao động, thu hút đầu tư nước nước ngoài.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, giúp thúc đẩy sản xuất và phát triển.
- Dân số trẻ:
+ Năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật.
+ Tỉ lệ người phụ thuộc ít hơn, giúp cải thiện nâng cao chất lượng đời sống.
- Thành phần dân tộc đa dạng:
+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.
b) Tiêu cực :
Dân đông và tăng nhanh gây nên sức ép lớn về vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường.
- Về kinh tế :
+ Gia tăng dân số nhanh, chưa phù hợp với tăng trưởng kinh tế, kĩm hãm sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ.
+ Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm trở nên gay gắt.
+ Dân cư phân bố không hợp lí nên việc sử dụng và khai thác tài nguyên không hợp lí, hiệu quả.
- Về xã hội :
+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, GDP bình quân đầu người thấp vẫn còn thấp.
+ Các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở những vùng miền núi.
- Về môi trường :
Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép lên tài nguyên và môi trường
+ Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
+ Ô nhiễm môi trường.
Câu 2 :
a/ Đặc điểm nguồn lao động
-Về số lượng:năm 2005 nước ta có 42,53 triệu l/động chiếm 51,2 % dân số.Mỗi nămcó thêm1 triệu Lđ.
- Về chất lượng:
+ Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo , có kinh nghiệm sản xuất (nông –lâm – ngư nghiệp và tiểu thủ CN).+Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ phát triển VH y tế, giáo dục.Lao động qua đào tạo từ 12,3% (1996) → 25% (2005) tổng số lao động. Trong đó trình độ cao đẳng, đại học trên đại học tăng hơn gấp 2 từ 2.3% (1996) → 5,3% (2005) tổng số lao động.
+So với y/cầu hiện nay,LLLĐ có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí,công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.Ý thức kỉ luật chưa cao,chưa tận dụng hết thời gian LĐ
-Về phân bố:Không đều Đồng Bằng thừa lao động, miền núi thiếu lao động. Lao động có kỹ thuật tập trung ở các đô thị.
b/ Ảnh hưởng
Tích cực:
-Nguồn lao động dồi dào, giá công lao động thấp thuận lợi phát triển các ngành cần nhiều lao động (CN chế biến dịch vụ…) và là sức hút lớn với đầu tư nước ngoài trong giao đoạn hiện nay.
-Trình độ lao động tăng là điều kiện phát triển các ngành cần kỹ thuật cao(điện tử, công nghệ thông tin, chế tạo máy, hàng không,…)
Tiêu cực:Tuy nhiên, nguồn lao động tăng nhanh gây sức ép với việc sắp xếp việc làm nhất là ở các vùng đồng bằng và đô thị lớn.
-Lao động phân bố không đồng đều về số lượng (giữa đbằng và đồi núi) về chất lượng (giữa thành phố lớn và nông thôn) còn làm chậm quá trình CNH nông nghiệp và phát triển k.tế, v.hóa m.núi ở nước ta.
- Lao động chưa qua đào tạo còn quá lớn. Lực lượng có trình độ cao đặc biệt là công nhân, lao động lành nghề còn ít.
-Mặt mạnh:
+Nguồn lao động rất dồi dào; 42,53 triệu người, chiếm 51,2 % tổng số dân
+Mỗi năm tăng thêm một triệu lao động
+Người lao động cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất phong phú, tiếp thu nhanh khoa học kỉ thuật
+Chất luợng lao động ngày càng được nâng lên, lao động có kỉ thuật ngày càng đông
-Hạn chế:
+Lực luợng lao động có trình độ cao còn ít
+Nhiều lao động chưa qua đào tạo ( 75%)
+Thiếu tác phong CN
+Năng suất lao động vẫn còn thấp
+Phần lớn lao động có thu nhập thấp
+Phân công lao động XH còn chậm chuyển biến
+Quỹ thời gian lao động chưa sử dụng hết
* Đặc điểm nguồn lao động nước ta:
- Về số lượng: nguồn lao động nước ta rất dồi dào đến 1993 nguồn lao động nước ta có 35 tr người, 1997 có 37 tr người và tỉ
lệ nguồn lao động cả nước luôn chiếm trên 50% tổng số dân.
- Nguồn lao động nước ta tăng nhanh: nếu như tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của cả nước thời kì (79 - 89) là 2,13%/năm thì tỉ
lệ gia tăng nguồn lao động đạt khoảng 3%/năm. Như vậy tốc độ gia tăng nguồn lao động nhanh hơn tốc độ gia tăng dân số tự nhiên, mỗi năm nước ta có thêm từ 1 - 1,1 tr lao động mới bổ sung thêm vào nguồn lao động của cả nước.
- Về chất lượng: nguồn lao động nước ta vốn có bản chất cần cù, năng động, khéo tay, có khả năng tiếp thu KHKT nhanh và
trình độ lao động liên tục được nâng cao- tính đến năm 1993 nước ta có 3,5 tr lao động có trình độ PTTH trở lên; 1,3 tr người có
trình độ TH chuyên nghiệp và 800 ngàn người có trình độ ĐH, CĐ trở lên.Nhưng về chất lượng thì nhìn chung nguồn lao động
nước ta với trình độ chuyên môn KT tay nghề còn thấp, lao động thủ công là chính và vẫn còn thể hiện rất rõ sự thiếu tác phong,
làm ăn CN mà điều này thể hiện rất rõ ở khu vực phía Bắc.
- Đặc điểm về phân bố lao động: nguồn lao động phân bố chưa đồng đều chưa hợp lý giữa các vùng và giữa các ngành kinh
tế nói chung trong đó đại bộ phận lao động cả nước phân bố ở đồng = trong các ngành N2. ở đồng =thì thừa lao động và thiếu việc
làm nhưng miền núi trung du thiếu lao động, thừa việc làm. ở các vùng miền núi trung du không những thiếu lao động về số lượng mà thiếu lao động về chất lượng cao cho nên sự phân bố lao động bất hợp lý - các nguồn TNTN ở trung du và miền núi chưa được
lôi cuốn vào quá trình sản xuất ® nền kinh tế kém phát triển.
* Hiện trạng sử dụng nguồn lao động (vấn đề sử dụng nguồn lao động)
- Hiện trạng sử dụng nguồn lao động giữa 2 khu vực sản xuất vật chất và khu vực sản xuất phi vật chất.
+ Theo số liệu thống kê năm 1992 - 1993 cho biết lao động làm việc trong khu vực sản xuất vật chất (CN, N2, XD…) chiếm
93,5% tổng nguồn lao động cả nước.
+ Số lao động làm việc trong khu vực sản xuất phi vật chất (VH/, NT, y tế, GD…) chỉ chiếm 6,5% tổng lao động cả nước.
Qua 2 số liệu trên ta thấy việc sử dụng giữa sản xuất vật chất với phi vật chất là bất hợp lý vì đó là biểu hiện nền kinh tế
nước ta rất nghèo nàn lạc hậu và rất thiếu về vật chất mà chưa có đủ điều kiện để tập trung phát triển những ngành sản xuất nhằm
nâng cao mức sống về tinh thần.
- Hiện trạng sử dụng giữa các ngành CN và N2:
Theo số liệu thống kê 93 cho biết lao động làm trong các ngành kinh tế ở N2 chiếm 74%, còn trong CN chỉ chiếm 13%. Điều
này khẳng định đại bộ phận lao động cả nước là hoạt động trong N2, nhưng lao động trong N2 chủ yếu là lao động thủ công nên
năng suất rất thấp. Lao động trong CN rất ít nhưng với KT lạc hậu, phương tiện nghèo nàn, trình độ thấp nên năng suất của CN
cũng rất thấp - giá trị sản lượng nền kinh tế của cả nước cũng rất thấp ® nền kinh tế của đất nước không đáp ứng đủ nhu cầu mà
phải nhập siêu lớn.
- Hiện trạng sử dụng lao động giữa các thành phần kinh tế:
Theo số liệu thống kê 89 cho biết số lao động làm việc thành phần kinh tế QD chiếm 15%; trong tập thể chiếm 55%; trong
kinh tế cá thể tư nhân chiếm 30%. Nhưng đến năm 1993 thì tỉ lệ lao động hoạt động trong kinh tế QD giảm xuống 9,5% còn lại
90,5% là đều hoạt động trọng kinh tế tư nhân.
Qua đó ta thấy việc sử dụng lao động trong các thành phần kinh tế như trên là chưa hợp lý vì lao động hoạt động trong kinh
tế QD chiếm tỉ lệ rất nhỏ và trong kinh tế tư nhân rất lớn chứng tỏ nền kinh tế QD kém phát triển không thu hút nhiều nguồn lao
động, không tạo ra nhiều việc làm trong cả nước. Nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế XHCN mà trong kinh tế XHCN thì QD
phải là then chốt giữ vai trò định hướng và điều tiết cho nên lẽ ra kinh tế QD phải được phát triển mạnh thu hút nhiều nguồn lao
động dư thừa mới là hợp lý.
- Năng suất lao động hiện nay ở nước ta rất thấp vì đại bộ phận lao động trong N2, phương tiện nghèo nàn già cỗi cũ kĩ, kinh
tế lạc hậu - tổng giá trị GDP (tổng thu nhập trong nước); GNP (tổng sản phẩm xã hội) rất thấp…
Tóm lại hiện trạng sử dụng lao động giữa các khu vực sản xuất, giữa các ngành kinh tế và giữa các thành phần kinh tế của cả
nước hiện nay là chưa hợp lý. Vì vậy muốn thực hiện nhanh chóng CN hoá, hđại hoá Nhà nước ta đã vạch ra một số phương pháp
sử dụng hợp lý nguồn lao động như sau:
* Phương hướng sử dụng hợp lý lao động:
- Trước hết cần phải thực hiện triệt để sinh đẻ có KH.
- Cần phải phân bố lại hợp lý nguồn lao động giữa các vùng, giữa các ngành trong cả nước theo xu thế:
+ Phân bố lại lao động giữa các vùng: cách chuyển dân từ đồng = lên định cư, khai hoang ở vùng đất mới nên tạo ra sự cân
=giữa nguồn TNTN với nguồn lao động của cả nước.
+ Theo xu thế giảm dần nguồn lao động thuần nông, tăng dần nguồn lao động CN và phi N2 trong nông thôn là để từng bước
thực hiện CN hoá, văn minh hoá nông thôn.
- Cần phải đầu tư phát triển mạnh các ngành GD, y tế, VH và các ngành dịch vụ nói chung là để thu hút nhiều nguồn lao
động phi sản xuất vật chất vừa góp phần văn minh hoá xã hội, vừa nâng cao dần mức sống về tinh thần cho người lao động VN.
- Cần phải mở rộng quan hệ hợp tác QT để đẩy mạnh XK lao động đi nước ngoài.
1.
- Nước ta có số dân đông-> thị trường tiêu thụ rộng lớn. Thu nhập và chất lượng cuộc sống của người ngày càng tăng -> sức mua tăng, thị hiếu có nhiều thay đổi.
- Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật-> điều kiện phát triển các ngành cần nhiều lao động và công nghệ cao, thu hút đầu tư nước ngoài.
THAM KHẢO
2.
Thế mạnh
- Nguồn lao động dồi dào: dân số hoạt động kinh tế chiếm tỉ lệ lớn (có tới 45,0 triệu lao động năm 2008). Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động, đây là nguồn nhân lực vô cùng quan trọng để phát triển kinh tế.
- Chất lượng nguồn lao động tăng lên:
+ Lao động qua đào tạo tăng lên từ 12,3% (1996) lên 25% (2005).
+ Người lao động cần cù, sáng tạo, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật, có kinh nghiệm sản xuất phong phú được tích lũy qua nhiều thế hệ (về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp...).
- Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm đang giảm.
- Cơ cấu lao động đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực trong cơ cấu lao động theo khu vực và thành phần kinh tế.
Hạn chế :
- So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cao.
- Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế còn chuyển dịch chậm.
1) Sự phân bố dân cư ở nc' ta không đồng đều và chưa hợp lí
- Phân bố khôg đồng đều giữa đồng bằng và miền núi
VD: năm 2003 : ĐBSH là 1192ng/km2
Tây Nguyên la 84ng/km2
- Khôg đồng đều giữa thành thị và nông thôn
VD: năm 2007 : Thành thị chiếm khoảng 27%
Nông thôn chiếm khoảng 73%
- Khôg đồng đều giữa các vùng ngay trong đồng bằng or miền núi
2,chịu
3, -Mặt mạnh:
+Nguồn lao động rất dồi dào; 42,53 triệu người, chiếm 51,2 % tổng số dân+Mỗi năm tăng thêm một triệu lao động+Người lao động cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất phong phú, tiếp thu nhanh khoa học kỉ thuật+Chất luợng lao động ngày càng được nâng lên, lao động có kỉ thuật ngày càng đông -Hạn chế:+Lực luợng lao động có trình độ cao còn ít+Nhiều lao động chưa qua đào tạo ( 75%)+Thiếu tác phong CN+Năng suất lao động vẫn còn thấp+Phần lớn lao động có thu nhập thấp+Phân công lao động XH còn chậm chuyển biến+Quỹ thời gian lao động chưa sử dụng hếthọc tốtTham khảo
1.
- Việt Nam có mật độ dân số thuộc loại cao trên thế giới: 277 người/ km2 (2015) và ngày càng tăng.
- Sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn
+ Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị.
+ Miền núi và cao nguyên có dân cư thưa thớt.
+Phần lớn dân cư sống ở nông thôn
+Tỷ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp nhưng đang gia tăng khá nhanh
- Dân cư phân bố không đều có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế , xã hội và quốc phòng:
+ Diện tích đất canh tác bình quân theo đầu người ở các vùng đồng bằng ngày càng giảm gây khó khăn cho việc nâng cao sản lượng lương thực thực phẩm .
+ Ở miền núi và cao nguyên thiếu nhân lực để khai thác tài nguyên .
+ Ảnh hưởng đến các vùng an ninh biên giới vì phần lớn đường biên giới đất liền ở nước ta thuộc các tỉnh miền núi và cao nguyên.
Câu 2: Đặc điểm
- Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm nước ta tăng thêm khoảng 1 triệu lao động.
- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhưng còn kém so với các nước trên thế giới: hạn chế về thể lực, trình độ tay nghề . . .
- Có sự phân bố chênh lệch.
Giải pháp
+ Nâng cao trình độ kiến thức phổ thông
+ Đào tạo đa chuyên môn ngành nghề.
+ Rèn luyện thể lực, cung cấp dinh dưỡng . . .
Câu 3: Các Điều Kiện Kinh Tế Xã Hội Ảnh Hưởng đến Sự Phát Triển và Phân Bố Nông Nghiệp:
- Khả năng sử dụng đất đai, nguồn nước, và điều kiện thời tiết có ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển nông nghiệp.
- Sự phân bố dân cư và cơ sở hạ tầng giao thông ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường và nguồn cung ứng.
- Các chính sách chính trị và kinh tế của chính phủ cũng có vai trò trong sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
Câu 4: Thế Mạnh Về Điều Kiện Tự Nhiên để Phát Triển Công Nghiệp Việt Nam:
- Việt Nam có một bờ biển dài và nhiều cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và công nghiệp biển.
- Nước ta có nhiều nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió, cung cấp cơ hội cho phát triển năng lượng sạch và bền vững.
- Có các khu vực đất đai phù hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp và nông nghiệp hiện đại.
Dân số và nguồn lao động nước ta có những đặc điểm chính sau đây:
- Dân số nước ta đông vì tính đến năm 1999 nước ta đã có 76,3 tr người vì vậy hiện nay dân số nước đông thứ 2 ĐNá, thứ 7
ở Cá, và thứ 13 trên TG.
- Dân số nước ta đã và đang tiếp tục tăng nhanh: từ 1954 - 1980 dân số tăng gấp đôi mất 25 năm , chỉ = nửa thời gian dân
số tăng gấp đôi từ 1901- 1956. Riêng thập kỉ 79 - 89 dân số cả nước tăng được 11,7 tr người còn ở thập kỉ 89 - 99 dân số tăng
thêm 12 tr người tương đương với dân số của một nước có dân số trung bình trên TG. Mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của
nước ta đang có xu thế giảm dần, nhưng tốc độ giảm vẫn còn rất chậm và giảm từ 2,13%/năm (79 - 89) xuống 1,7%/năm (89 - 99)
và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta hiện nay vẫn còn ở mức trung bình và xấp xỉ cao trên toàn TG.
- Dân số nước ta nhiều dân tộc với tất cả khoảng 54 dân tộc khác trong đó người Kinh chiếm đa số là 86,2% còn lại 53 dân
tộc ít người. Các dân tộc VN có nền VH rất đa dạng và giàu bản sắc vì đều có nguồn gốc xuất phát từ 3 dòng ngôn ngữ khác Nam á,
Nam Đảo, Hán Tạng.
- Dân số nước ta phân bố không đều giữa miền núi trung du với đồng = trong đó 80% dân số tập trung ở đồng =; dân số
phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn trong đó cũng có khoảng 80% dân số tập trung ở nông thôn. Sự phân bố không đều này còn thể hiện ở trong nội bộ từng vùng, từng tỉnh. Sự phân bố dân số không đều như trên đã gây ra hậu quả nghiêm trọng là các nguồn TNTN ở mọi miền đất nước đều cạn kiệt và suy thoái nhanh.
- Dân số nước ta rất trẻ vì có tới 41,2% tổng số dân là trẻ em, 50,5% là trong độ tuổi lao động mà trong nguồn lao động thì
có tới trên 70% là trẻ dưới 45 tuổi, khoảng 68% trẻ dưới 30 tuổi. Dân số trẻ, lao động trẻ không những là thị trường kích thích sản
xuất phát triển mà còn rất hấp dẫn với hợp tác đầu tư QT đồng thời còn là nguồn lực con người hùng hậu đối với phát triển kinh tế
và bảo vệ quốc phòng.
- Nguồn lao động nước ta rất dồi dào lại tăng nhanh với tốc độ gia tăng trung bình năm là 3%. Mặt khác nguồn lao động
nước ta vốn có bản chất cần cù, năng động, sáng tạo, khéo tay nhưng thực chất trình độ chuyên môn KT còn thấp, thiếu đội ngũ tay
nghề cao, thợ giỏi, thợ bậc cao và thiếu tác phong làm ăn CN.
- Nguồn lao động nước ta hiện nay vẫn chưa được sử dụng hợp lý giữa các khu vực sản xuất vật chất và khu vực phi vật
chất, giữa các thành phần kinh tế QD và ngoài QD. Trong đó lao động trong khu vực sản xuất vật chất chiếm 93% tổng nguồn lao
động, lao động trong N2 chiếm tới 74% và còn trong CN chỉ chiếm 13%. Còn lao động trong thành phần kinh tế QD giảm xuống chỉ
còn 9,5%.
- Việc sử dụng lao động ở nước ta hiện nay năng suất vẫn còn rất thấp kể cả trong CN và trong N2. Trong đó CN và N2 chưa
tạo ra việc làm đầy đủ cho người lao động. Tỉ lệ chưa có việc làm của cả nước ngày càng tăng nhanh ở cả nông thôn và thành thị. Tỉ
lệ chưa có việc làm cả nước vào 1989 là 5,8% (nông thôn là 4%, thành thị là 13,2%) đến 1997 cả nước lên tới 6,7% trong đó nông
thôn giảm xuống còn 1,9%, còn thành thị tăng lên 17,3%.
Số lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19 đã giảm mạnh, số người gia nhập lực lượng lao động tiếp tục tăng ngay cả khi số ca nhiễm Covid-19 trong cả nước vượt mức hàng chục nghìn ca mỗi ngày.
Lao động có việc làm tăng mạnh.
Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm đều giảm
Một số đặc điểm:
- Tăng trưởng dân số: Tốc độ tăng trưởng dân số cao có thể tạo áp lực lớn đối với nguồn lao động. Nếu không có đủ cơ hội việc làm và giáo dục, nó có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp và gia tăng cạnh tranh trong thị trường lao động.
- Chất lượng lao động: Chất lượng của nguồn lao động bao gồm trình độ giáo dục, kỹ năng và sức khỏe. Việc đảm bảo rằng lao động có trình độ và kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường là quan trọng để đảm bảo tính cạnh tranh và phát triển kinh tế.
- Mô hình nghề nghiệp: Sự thay đổi trong mô hình nghề nghiệp có thể ảnh hưởng đến nguồn lao động. Sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, cũng như xu hướng tự do hóa và công việc từ xa, có thể thay đổi cơ cấu việc làm và yêu cầu kỹ năng mới.
- Sự phân bố địa lý: Sự phân bố địa lý của việc làm có thể tạo ra sự chênh lệch trong cơ hội việc làm và thu nhập giữa các vùng. Nguồn lao động ở các khu vực nông thôn thường gặp khó khăn hơn so với các khu vực đô thị.
- Chính trị và luật pháp: Chính trị và luật pháp có thể tác động đến nguồn lao động thông qua việc thi hành luật lao động, quyền của công đoàn, và các quy định về lao động và thuế.
- Kinh tế và thị trường lao động: Tình hình kinh tế và thị trường lao động, bao gồm cả tình trạng thất nghiệp, có thể ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm việc làm và thu nhập của người lao động.
- Công nghệ và sáng tạo: Sự phát triển của công nghệ và sáng tạo có thể tạo ra cơ hội mới cho nguồn lao động, nhưng cũng có thể đe dọa các ngành công nghiệp truyền thống và yêu cầu sự chuyển đổi kỹ thuật.
- Tài chính và đầu tư công: Sự đầu tư vào các ngành công nghiệp, hạ tầng và chương trình đào tạo có thể tác động đến sự phát triển và sức cạnh tranh của nguồn lao động.
-> Những đặc điểm này cùng nhau tạo ra môi trường phức tạp cho nguồn lao động tại Việt Nam và yêu cầu sự quản lý thông minh và các chính sách phù hợp để tối ưu hóa lợi ích của nguồn lao động và đảm bảo sự bền vững cho nền kinh tế quốc gia.