Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu với du khách một món ăn ở địa phương em.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chợ quê luôn là một nét đẹp trong văn hóa của làng quê Việt và nó được hình thành từ lâu đời. Chợ quê thường nằm ở đầu mỗi làng, xã hoặc là nơi giao nhau của các làng, xã. Sở dĩ như vậy bởi là nơi trao đổi hàng hóa của những người trong làng, hoặc trong xã. Cùng với đó, mỗi chợ sẽ có những tên gọi riêng, có thể dựa vào đặc điểm của chợ hay của làng xã mà đặt tên cho nó. Đồng thời, mỗi chợ sẽ có phiên chợ vào một số này nhất định ở trong tháng và những ngày này luôn cố định, không thay đổi theo thời gian.
Chợ quê thường có kết cấu, quang cảnh rất đơn giản, thường là những lều bằng lá tranh, lá cọ và cột làm bằng tre. Ngày nay, có nhiều nơi đã được xây bằng gạch, thành những gian hàng khang trang hơn. Những phiên chợ quê thường bắt đầu từ lúc sáng sớm tinh mơ và kết thúc khi buổi xế chiều. Từ sáng sớm, những người buôn bán đã mang rất nhiều hàng hóa đến chợ và bày biện, mỗi người, mỗi gian hàng có những món hàng hóa khác nhau. Ngay từ cổng chợ, người ta đã nghe thấy âm thanh náo nhiệt, ồn ào, tấp nập kẻ mua người bán, người mời hàng, người trả giá và còn có cả tiếng trò chuyện vui vẻ của những cô những bác đi chợ. Thêm vào đó còn có những em bé theo mẹ đi chợ, vừa đi vừa ngắm nhìn khung cảnh xung quanh. Những phiên chợ quê luôn bày bán rất nhiều những món hàng. Từ đầu chợ đã nghe thấy mùi thơm của những gánh phở, mùi hương của những loại bánh như bánh gạo tẻ, bánh bao, bánh chưng,... Không dừng lại ở đó, chợ còn là nơi bày bán những nhu yếu phẩm thiết yếu hằng ngày cho mọi người như rau củ, thịt, cá, các loại hoa quả, các loại gạo,... Có lẽ những gian hàng này luôn là nơi được nhiều người quan tâm nhất vì vậy lúc nào cũng đông đúc, nhộn nhịp. Thêm vào đó, ở chợ, người ta còn bày bán các loại áo quần, giày dép, mũ nón,... để mọi người có thể ghé lựa chọn và mua. Những phiên chợ quê bao giờ cũng vậy, luôn đầy đủ mọi món đồ và là niềm mong ước của những đứa trẻ.
Những phiên chợ quê đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của con người Việt Nam nói chung và ở những làng quê nói riêng. Nó không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà hơn thế phiên chợ quê là nét đặc trưng, là nét đẹp riêng của làng quê Việt từ ngàn đời nay.
Tràng An Ninh Bình là một trong những khu du lịch đẹp nhất của Bắc bộ. Mọi thứ đẹp nhất ở đây được thiên nhiên ban tặng. Từ những dãy núi uốn lượn hùng vỹ, bao quanh là dòng nước trong vắt, ngồi trên thuyền mộc bạn sẽ được khám phá các hang động kỳ bí đến những cánh đồng lúa bên suối đẹp bình dị. Tất cả tạo nên một khung ảnh ảo mộng, đẹp như trong tranh cứ dần dần mở ra trước mắt.
Tham khảo:
Chùa Một Cột nằm trong khu di tích chùa Diên Hựu, Thôn Thanh Bảo, Quảng Đức vào thời lý. Đến nay được gọi là Chùa Một Cột thuộc Ba Đình gần Lăng Bác, Hà Nội.
Được khởi công và xây dựng vào 10/1049 âm lịch. Trước kia chùa có rất nhiều tên khác nhau như chùa Mật (tiếng Hán-Nôm) và "Diên Hựu tự", "Liên Hoa Đài". Theo tìm hiểu Ngôi chùa được xây dựng theo một giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028 - 1054). Có một lần vua Lý Thái Tông đã mơ thấy phật quan âm ngồi trên đài sen và dắt mình lên đài. Khi tỉnh dậy, Nhà Vua kể cho bề tôi nghe và được nhà sư Thiền Tuệ gợi ý nên xây dựng ngôi chùa và nhà vua đã dựa theo ý tưởng thiết kế của Thiền Tuệ để xây dựng ngôi chùa.
Ngôi chùa được thiết kế bằng gỗ ở phần dưới là cột đá tượng trưng cho thân sen, còn phía trên là đài sen. Bên trong có tượng phật bà Quan Âm để thờ. Cho đến năm 1105, Vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc của chùa và xây dựng thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, chùa chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ như ngày nay. Gồm có đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh chùa là 3m, mái cong cong, dựng trên cột đá cao 4m, đường kính 1,2m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tiếp đến là hệ thống đòn bẩy để giữ thăng bằng cho ngôi chùa phía trên. Ngôi chùa được xây dựng vươn lên khỏi mặt nước là một kiến trúc độc đáo. Phía dưới là hồ hình vương bao quanh bởi gạch tráng men màu xanh.
Đến năm 1840 - 1850, ngôi chùa một cột được trùng tu và tôn tạo, lần tiếp theo là vào năm 1920. Vào năm 1955, Đài Liên Hoa được sửa chữa bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng. Năm 1995, ngôi Tam bảo được trùng tu với tổng số tiền lên tới 500 triệu đồng và tiếp theo là trùng tu nhà mẫu năm 1997 hết 200 triệu đồng.
Chùa Một Cột là một trong những danh lam thắng cảnh được bộ văn hóa nước ta xếp hạng di tích lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc vào năm 4/1962. Chùa Một Cột có một ý nghĩa lịch sử và văn hóa vô cùng to lớn. Đây cũng là biểu tượng của người Hà Nội ngàn năm văn hiến. Có một điều mà có thể bạn không để ý đến đó là Chùa Một Cột còn được in đằng sau đồng tiền xu 5000 của Việt Nam.
Nếu bạn có cơ hội du lịch 1 ngày ở Hà Nội thì chắc chắn các bạn không thể bỏ qua 1 địa điểm đó chính là Chùa Một Cột. Ngôi chùa tuy nhỏ bé nhưng nó là nét văn hóa của dân tộc với nét kiến trúc riêng không đâu có được. Chính sự đặc biệt này mà hàng năm, khách du lịch đến đây rất đông và là nơi yêu thích của khách du lịch trong và ngoài nước.
Hôm nay chúng ta sẽ đến với cây cầu Được tổ chức Kỷ lục thế giới GUINNESS (GWR) trao Chứng nhận kỷ lục đường đi vách núi dài nhất thế giới – cầu kính Bạch Long, Mộc Châu, Sơn La. Không chỉ nhận được chứng nhận của GUINNESS, Cầu kính Bạch Long cũng được Hiệp hội Kỷ lục thế giới (WRA) trao Chứng nhận kỷ lục cầu đáy kính dài nhất thế giới. Tổ chức Kỷ lục thế giới Official (OWR) của châu Âu cũng công nhận đây là cây cầu kính dài nhất thế giới với độ dài 632m. Nằm cách trung tâm huyện Mộc Châu khoảng 10 km, cầu kính Bạch Long thuộc khu du lịch Mộc Châu Island, một tổ hợp khu vui chơi nghỉ dưỡng phức hợp trong không gian hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Cầu kính Bạch Long có tổng số vốn lên đến 773 tỷ đồng, thiết kế hiện đại với đường đi bộ bằng kính dài 632 m. Cây cầu kính Bạch Long có hai trụ tháp cao 30m. Bên dưới trụ tháp được các chuyên gia thiết kế chắc chắn, trong đó đã khoan leo sâu xuống 30m bằng cáp giữ chịu lực của Hàn Quốc. Độ cao của mặt cầu đến mặt đất là 150m. Cây cầu hiện đang thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước.
Pa pỉnh tộp là tên gọi món cá suối nướng của đồng bào dân tộc Thái. Đây là món ăn không chỉ có giá trị ẩm thực cao mà còn là thước đo đánh giá bàn tay khéo léo của người chế biến. Món ăn thường sử dụng những loài cá có ở dưới suối như cá chép, cá trôi và cá trám. Pa pỉnh tộp cần nhiều thứ gia vị trộn lẫn với nhau sao cho đậm đà, gồm: Rau thơm, hành lá, thì là, rau húng, thái nhỏ, xả, hành củ, gừng, tỏi, ớt tươi được đập dập giã nhỏ, sau đó trộn mắm muối mì chính vừa đủ. Nhưng có một thứ không thể nào thiếu được, đó là “mák khén”.