Đọc hai đoạn văn dưới đây và cho biết:
a. Đoạn văn nào nêu kết thúc của câu chuyện?
b. Đoạn văn nào bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người viết sau khi kể chuyện?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Đoạn văn nêu kết thúc sự việc: Đoạn văn 1
b. Đoạn văn bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận riêng của người viết về sự việc: Đoạn văn 2
a. Đoạn văn giới thiệu ngay câu chuyện chọn kể: Đoạn văn 1
b. Đoạn văn dẫn vào câu chuyện từ một vấn đề liên quan: Đoạn văn 2
a. Đoạn văn nêu cảm xúc về nhân vật Dế còm.
b. Là một cư dân tốt bụng, có tài sáng tác thơ.
c. Câu đầu tiên: giới thiệu nhân vật để nêu cảm xúc.
Câu cuối cùng: ca ngợi trí tưởng tượng phong phú của tác giả và vai trò phép nhân hóa.
1. Đọc xong Câu chuyện "Đồng hồ Mặt Trời", em vô cùng yêu thích cậu bé I-sắc Niu-tơn. Trong câu chuyện, I-sắc Niu-tơn là một cậu bé ham học hỏi. Dù còn nhỏ tuổi nhưng Niu-tơn đã có thể tự tay làm ra các món đồ chơi cầu kì. Đặc biệt, Niu-tơn còn có tài quan sát vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận. Cậu đã ghi chép lại sự thay đổi về vị trí của chiếc bóng. Từ đó, chế tạo ra đồng hồ mặt trời. Đây là một sáng chế vô cùng hữu ích với bà con trong làng. Nhờ có chiếc đồng hồ mà mọi người có thể nhận biết được thời gian. Qua nhân vật, em học được sự kiên trì, sẵn sàng tích lũy kiến thức mọi lúc, mọi nơi.
Các yêu cầu còn lại em tự thực hiện.
Năm ấy, giặc Nguyên hùng hổ kéo sang xâm lược nước Đại Việt ta. Ở làng nọ, có chàng trai tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá, nổi tiếng về tài bơi lặn. Chàng xin với cha cho mình tòng quân diệt giặc. Cha chàng buồn rầu bảo:– Mẹ con mất sớm, cha bây giờ lại tàn tật, không làm gì được…Nghe cha nói vậy, Yết Kiêu rất đau lòng. Chàng nghẹn ngào thưa: “Thưa cha, nhưng nước mất thì nhà tan. Con không thể ngồi mà nhìn quân giặc tàn phá đất nước mình. Con sẽ nhờ dân làng trông nom, chăm sóc cha”.Cha chàng vội nói:– Cha hiểu! Việc đánh đuổi giặc thù là quan trọng. Đi đi con! Đừng lo lắng cho cha!Sau khi được cha đồng ý, Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần. Nhà vua rất hài lòng trước quyết tâm đánh giặc của Yết Kiêu và cho chàng tự chọn binh khí. Khi thấy Yết Kiêu chỉ xin một chiếc dùi sắt, nhà vua ngạc nhiên không hiểu chàng dùng dùi để làm gì. Yết Kiêu tâu rằng sẽ dùng dùi sắt để đục thủng chiến thuyền của giặc vì chàng có thể lặn hàng giờ dưới nước.Nhà vua hỏi do đâu mà Yết Kiêu có tài lặn lâu như vậy, chàng từ tốn thưa: “Tâu bệ hạ! Do ông của thần dạy cho cha thần và cha thần đã truyền lại cho thần. Vì lòng căm thù giặc ngoại xâm và noi gương người xưa mà ông của thần tự luyện tập để dạy con cháu”.Với truyền thống đánh giặc cứu nước lâu đời như vậy, hỏi kẻ xâm lược nào mà không bị quân dân ta đánh cho tan tác
Nguồn:https://mamnonhuongsen.edu.vn/ngu-van-lop-6-viet-doan-van-ke-chuyen-dong-vai-nhan-vat-yet-kieu-ke-lai-doan-yet-kieu-bi-roi-vao-463/
Tham khảo!
Gia đình là điểm tựa và bến đỗ bình yên cho mỗi người. Khi chào đời, được mở mắt nhìn ra thế giới, chẳng phải hạnh phúc lớn lao nhất của chúng ta là được nhìn thấy nụ cười chào đón của cha mẹ hay sao? Cha mẹ yêu thương và chăm bẵm, nuôi nắng và dạy dỗ chúng ta nên người. Cha mẹ cho ta cuộc sống, những người anh em ruột thịt, cho ta sống trong bầu không khí yêu thương gia đình. Cha mẹ cùng vui, tự hào trước những niềm vui chúng ta đạt được và an ủi, vỗ về khi ta vấp ngã. Có những sóng gió, thử thách có thể ập đến gia đình nhưng bằng tình yêu thương và sự giúp đỡ lẫn nhau, tất cả sẽ qua đi, mọi người thêm hiểu nhau và càng gắn bó keo sơn. Đó chính là tình thân, là tình cảm gia đình thiêng liêng và cao quý. Bởi vậy hãy trân trọng và nâng niu hạnh phúc mà bạn đang có, cùng nhau vun đắp để gia đình mãi mãi được bên nhau.
Tham khảo
Truyện được mở đầu với lời yêu cầu của người mẹ về việc hai anh em Thành và Thủy phải đem đồ chơi ra chia. Điều đó khiến cho hai anh em cảm thấy buồn bã, đớn nhận ra sự thật rằng cả hai sắp phải chia tay. Tác giả đã miêu tả vô cùng tinh tế những cử chỉ, hành động của hai nhân vật: “Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh; cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều, khóc cả đêm. Còn Thành nghe tiếng khóc tức tưởi của em, cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo. Thành nhớ lại những kỉ niệm đã qua khi gia đình còn hạnh phúc, hai anh em rất yêu thương nhau. Hồi còn học lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng về bị xoạc một miếng áo to, vì sợ mẹ đánh mà không dám về nhà. Nghe lũ bạn mách, Thủy đã chạy ra sân vận động vá lại áo cho anh. Từ đó, chiều nào, Thành cũng đi đón em và giúp em học”. Đọc đến đây, người đọc chắc chắn vô cùng cảm động trước tình cảm sâu sắc của Thành và Thủy. Tiếp đến, cảnh tượng chia đồ chơi mới thật sự cho chúng ta thấy hết được tình cảm anh em. Thành nhường hết toàn bộ độ chơi cho em dù chẳng có gì nhiều. Chỉ có duy nhất hai con Em Nhỏ và Vệ Sĩ là Thủy không muốn chia cắt chúng. Nhưng nếu như không có con Vệ Sĩ gác cho thì Thành sẽ không ngủ được. Điều đó khiến Thủy không khỏi băn khoăn. Hình ảnh hai con búp bê cũng chính là hình ảnh của gia đình sum họp, sự gắn bó của hai anh em. Thủy không muốn hai con búp bê phải xa nhau, cũng giống như Thủy và anh trai vậy.Sau khi chia đồ chơi, Thành đưa Thủy đến trường chia tay thầy cô, bạn bè. Thủy đứng ngoài cửa thấy cô giáo đang say sưa giảng bài. Em cắn chặt môi im lặng, mắt đăm đăm nhìn khắp sân trường rồi bật khóc thút thít. Cô giáo nhận ra em và kêu em vào lớp học. Cô tặng cho em một cái bút máy nắp vàng và một quyển sổ. Nhưng Thủy không dám nhận vì không còn được đi học. Cô giáo và các bạn đều xót xa cho Thủy. Với một đứa trẻ, điều quan trọng nhất là được đến trường học tập, vui chơi. Nhưng Thủy lại không được tiếp tục đi học nữa. Với chi tiết này, tác giả muốn khẳng định tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi đứa trẻ.
Truyện kết thúc khi hai anh em trở về nhà, nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng, mấy người hàng xóm đang giúp khuân đồ lên xe. Cuộc chia tay xảy ra thật đột ngột khiến cả hai đều bất ngờ. Thủy quyết định để con búp bê Vệ Sĩ lại cho anh. Tình yêu của cô bé dành cho anh trai thật cảm động. Bỗng nhiên Thủy chạy lại và đưa con Em Nhỏ cho anh, bắt anh phải hứa không bao giờ để chúng xa nhau. Hai con búp bê được ở bên cạnh cũng chính là mong ước của Thủy và Thành về cuộc sống hạnh phúc lúc trước.Cuộc chia tay của Thành và Thủy đã khiến cho bất cứ người đọc nào cũng cảm thấy xúc động. Nó khiến cho người đọc nhận ra: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mỗi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn, không nên vì bất cứ lý do gì làm tổn hại những tình cảm tự nhiên, trong sáng.
Kết thúc truyện ngắn Chuyện người con gái Nam Xương, khi Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến sông Hoàng Giang, Vũ Nương đã trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện và nói lời tạ từ với Trương Sinh: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Sự trở về “uy nghi, rực rỡ” nhưng chỉ trong chốc lát ấy đã giúp Vũ Nương giải oan, tạo nên kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước muốn ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng, “ở hiền gặp lành”. Tuy nhiên tính bi kịch của tác phẩm không vì thế mà giảm đi. Lời nói của Vũ Nương rằng chẳng thể trở về nhân gian được nữa thể hiện sự tuyệt vọng, bất lực trước thực tại. Lời nói của nàng có ý nghĩa tố cáo xã hội phong kiến xã hội bất công, không có chỗ cho những người phụ nữ như nàng, không thể mang lại hạnh phúc cho nàng. Vũ Nương mãi mãi chẳng thể trở về, bé Đản mãi mãi là một em bé mồ côi. Nỗi oan dù đã được hóa giải nhưng hạnh phúc gia đình thì không thể làm lại. Hành động dứt áo ra đi của Vũ Nương biểu hiện thái độ phủ định cõi trần thế với những bất công mà ở đó người phụ nữ không có hạnh phúc. Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kỳ ảo này
Dẫn trực tiếp: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”.
Dẫn gián tiếp: Lời nói của Vũ Nương rằng chẳng thể trở về nhân gian được nữa…
Bài tham khảo: Chọn đề 1
Trong cuộc sống của chúng ta không thể nào thiếu được lòng tốt, tình yêu thương bởi nó là thứ tình cảm gắn kết con người gần nhau hơn. Và một trong những câu chuyện đã truyền cảm hứng về tình người cho em đó là câu chuyện “Tờ báo tường của tôi” của tác giả Nguyễn Luân. Câu chuyện đã cho chúng ta một bài học tình người vô cùng quý giá.
Ngay từ lần đầu tiên đọc câu chuyện, em đã rất ấn tượng. Bởi câu chuyện đã đề cập bài học sâu sắc về tình người, giúp đỡ người khác lúc khó khăn. Không chỉ vậy, câu chuyện còn có một chi tiết cảm động đối với em. Đó là chi tiết mặc dù trời nhá nhem tối, khu rừng âm u nhưng cậu bé vẫn vượt qua nỗi sợ hãi để băng qua rừng thật nhanh vì người bị nạn. “Trời bắt đầu nhá nhem tối. Khu rừng âm u. Tiếng mấy con chim kêu “túc... túc...” không ngớt. Tôi chạy nhanh hơn. Gió thổi vù vù bên tai, bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo. “Phải cố lên! Người bị nạn nguy mất...”.” Chính nhờ sự dũng cảm, gan dạ và lòng tốt của cậu bé mà người bị nạn đã nhanh chóng được các chú bộ đội biên phòng cứu giúp.
Câu chuyện “Tờ báo tường của tôi” đã truyền không chỉ cho em mà cho tất cả mọi người bài học về lòng tốt. Em hứa sẽ giống như cậu bé trong câu chuyện, sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn..
Tham khảo:
Trong cuộc sống của chúng ta không thể nào thiếu được lòng tốt, tình yêu thương bởi nó là thứ tình cảm gắn kết con người gần nhau hơn. Và một trong những câu chuyện đã truyền cảm hứng về tình người cho em đó là câu chuyện “Tờ báo tường của tôi” của tác giả Nguyễn Luân. Câu chuyện đã cho chúng ta một bài học tình người vô cùng quý giá.
Ngay từ lần đầu tiên đọc câu chuyện, em đã rất ấn tượng. Bởi câu chuyện đã đề cập bài học sâu sắc về tình người, giúp đỡ người khác lúc khó khăn. Không chỉ vậy, câu chuyện còn có một chi tiết cảm động đối với em. Đó là chi tiết mặc dù trời nhá nhem tối, khu rừng âm u nhưng cậu bé vẫn vượt qua nỗi sợ hãi để băng qua rừng thật nhanh vì người bị nạn. “Trời bắt đầu nhá nhem tối. Khu rừng âm u. Tiếng mấy con chim kêu “túc... túc...” không ngớt. Tôi chạy nhanh hơn. Gió thổi vù vù bên tai, bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo. “Phải cố lên! Người bị nạn nguy mất...”.” Chính nhờ sự dũng cảm, gan dạ và lòng tốt của cậu bé mà người bị nạn đã nhanh chóng được các chú bộ đội biên phòng cứu giúp.
Câu chuyện “Tờ báo tường của tôi” đã truyền không chỉ cho em mà cho tất cả mọi người bài học về lòng tốt. Em hứa sẽ giống như cậu bé trong câu chuyện, sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn..
a. Đoạn văn nêu kết thúc câu chuyện: Đoạn văn 1
b. Đoạn văn bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người viết sau khi kể chuyện: Đoạn văn 2